Tự quản lý hoạt động học tập biểu hiện ở tự quản lý quá trình

Một phần của tài liệu Tự quản lý hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học Thái Nguyên (Trang 62)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2 Tự quản lý hoạt động học tập biểu hiện ở tự quản lý quá trình

học tập

Nhằm tìm hiểu thực trạng sinh viên tự quản lý quá trình học tập để đạt được mục đích học tập đã đề ra và kế hoạch học tập được thiết kế. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hoạt động học tập của sinh viên biểu hiện trên lớp và tự học ở nhà.

a. Tự quản lý hoạt động học tập trên lớp

Để tìm hiểu thực trạng về những hoạt động học tập trên lớp chúng tôi đưa ra 23 hoạt động trên lớp để điều tra ý kiến của sinh viên. Các hoạt động này được thể hiện ở ba mức độ là “thường xuyên”, “thỉnh thoảng” và

“không thực hiện”. Bảng 3.3 dưới đây là kết quả điều tra ý kiến của sinh viên.

Nhìn vào bảng 3.3 cho thấy, ở trên lớp hành động chủ yếu mà sinh viên thực hiện là “Nghe và ghi chép những vấn đề giảng viên dạy trên lớp” (chiếm 90.5%), “Chú ý lắng nghe và ghi chép những ý quan trọng” chiếm 86.5%, “Đánh dấu những ý quan trọng khi giảng viên nhấn mạnh, lưu ý khi

học” (85.2%), “Học cá nhân” (79.0%) và “Viết tắt, dung ký hiệu để ghi nhanh” (79.0%). Ngoài ra cũng có những hành động mà phần nhiều sinh viên

cũng thực hiện như “Đọc tài liệu theo hướng dẫn của đề cương môn học, của

giảng viên” (67.0%) và “Đọc tài liệu tham khảo, giáo trình” (51.5%).

Những số liệu trong bảng cũng cho thấy hiện nay phương pháp học ở bậc đại học hiện nay đã theo hình thức tín chỉ nhưng việc thuyết giảng của giáo viên trên lớp và sinh viên ghi chép bài trên lớp vẫn là hoạt động chính. Giảng viên là người giảng dạy, truyền thụ cho sinh viên là chủ yếu. Sinh viên vẫn còn bị ảnh hưởng nhiều phương pháp học tập thụ động ở bậc học dưới. Do vậy, sinh viên vẫn chú trọng nghe và ghi chép những nội dung trên lớp, coi nó như kim chỉ nam cho các hành động học tập của mình.

Bảng 3.3. Đánh giá của sinh viên về tự quản lý hoạt động học tập trên lớp STT Hành động học tập Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện ĐTB SL % SL % SL % 1 Nghe và ghi chép những vấn đề giảng viên dạy trên lớp

409 90.5 40 8.8 3 0.7 2.90

2 Học thuộc vở ghi trên

lớp 116 35.7 280 61.9 56 12.4 2.13

3

Đọc tài liệu theo hướng dẫn của đề cương môn học, của giảng viên

303 67 135 29.9 14 3.1 2.64

4 Đọc tài liệu tham

khảo, giáo trình 233 51.5 204 45.1 15 3.3 2.48 5 Tự lập đề cương, dàn ý sau khi học 158 35 237 52.4 56 12.4 2.23 6 Học, thảo luận nhóm ở lớp 124 27.4 276 61.1 52 11.5 2.16 7 Học cá nhân 361 79.9 81 17.9 10 2.2 2.78 8 Trao đổi với thày, với

bạn học 132 29.1 290 64.2 30 6.6 2.23

9

Lập kế hoạch học cho

từng môn 155 34.3 233 51.5 64 14.2 2.20

10 Chuẩn bị các vấn đề

11 Chú ý lắng nghe và ghi chép những ý quan trọng 391 86.5 51 11.3 10 2.2 2.84 12 Đánh dấu những ý quan trọng khi giảng viên nhấn mạnh, lưu ý khi học

386 85.2 61 13.5 5 1.1 2.84

13 Bổ xung bài ghi trên

lớp còn thiếu 219 48.5 205 45.4 27 6 2.43 14 Viết tắt, dung ký hiệu

để ghi nhanh 357 79 81 17.9 14 3.1 2.76 15 Tìm ví dụ để dẫn

chứng, minh họa 162 35.8 256 56.6 34 7.5 2.28 16 Tự hệ thống hóa nội

dung bài ghi trên lớp 124 27.4 266 58.8 62 13.7 2.14

17

Tự chuẩn bị cho giờ thảo luận theo chủ đề thầy cô giao

125 27.7 259 57.3 68 15 2.13

18

Phối hợp với bạn chuẩn bị nội dung chủ đề thảo luận

136 30.1 261 57.7 55 12.2 2.18

19 Thay mặt nhóm trình

bày ý kiến 56 12.4 295 65.3 101 22.3 1.90 20 Đặt câu hỏi trong giờ

21

Trả lời câu hỏi thảo

luận 100 22.1 296 65.5 56 12.4 2.10

22 Phát biểu ý kiến trên

lớp 70 15.5 338 74.8 44 9.7 2.06

23

Tổng hợp ý kiến của bạn và ghi lại ý kiến của thầy cô trong giờ thảo luận

159 35.2 221 48.9 72 15.9 2.19

TBC 2.32

Đối với những phương án thể hiện sự tích cực chuẩn bị nội dung học tập cũng như tâm thế để học các nội dung tiếp theo của môn học lại không được sinh viên thực hiện thường xuyên. Đó là: “Phối hợp với bạn chuẩn bị

nội dung, chủ đề thảo luận” (30.1%); “Tự hệ thống hóa nội dung bài ghi trên lớp” (27.4%); “Tự chuẩn bị cho giờ thảo luận theo chủ đề thày cô giao” (27.7%); “Trao đổi với thày và bạn học” (29.1%). Phương án đánh

giá mức độ tích cực muốn nâng cao tri thức của mình cũng như tự bản thân nỗ lực hoàn thiện các kỹ năng học tập của mình tôi đưa ra có rất ít các bạn sinh viên thực hiện một cách thường xuyên (phương án “Chuẩn bị các vấn

đề để hỏi giảng viên” chỉ chiếm 10% tổng số sinh viên được khảo sát).

Để số liệu khảo sát có tính tin cậy và phản ánh chính xác hơn những thông tin đã thu thập được từ phiếu hỏi dành cho sinh viên, chúng tôi phân tích giá trị trung bình những hành động học tập được sinh viên thực hiện trên lớp. Sinh viên hiện nay vẫn coi việc thực hiện các hành động học tập trên lớp đóng vai trò quan trọng trong việc tích lũy tri thức và kinh nghiệm cho bản thân. Do đó, số liệu luận văn thu được khi khảo sát tần suất thực hiện hành động được tính theo giá trị trung bình sẽ làm rõ được mức độ

thực hiện hành động học tập ở mức độ cao hay thấp. Qua đó, chúng ta sẽ phân tích được hành động nào được sinh viên sử dụng nhiều và xem đó có thực sự là hành động hiệu quả giúp sinh viên tự lập kế hoạch học tập tốt cho mình khi học trên lớp hay không.

Dựa trên số liệu từ biểu đồ 3.5 về điểm trung bình ý kiến của sinh viên về những hành động thực hiện trên lớp, luận văn đã chỉ rõ nét hơn nữa những hoạt động được sinh viên thực hiện ở mức độ nào. Hoạt động “nghe

và ghi chép những vấn đề giảng dạy trên lớp” được sinh viên thực hiện tốt

nhất (3.00 > ĐTB = 2.9 > 2.35). Và một loạt các hoạt động tiếp theo được thực hiện cao như đã thấy trên biểu đồ hầu hết là những hoạt động mang tính thục động, đáp ứng với những gì mà giảng viên hướng dẫn. Sinh viên lắng nghe và cố gắng tìm nhiều cách để có thể ghi lại được những gì giảng viên hướng dẫn trên lớp chứ chưa có sự tích cực trong việc chuẩn bị bài trước và trao đổi tri thức với bạn bè. Những hoạt động chỉ đạt ở mức trung bình (2.34 > ĐTB > 1.67) là những hoạt động mang tính chủ động xuất phát từ bản thân sinh viên. Điều này càng thể hiện rõ hoạt động học tập trên lớp của sinh viên chủ yếu mang tính thụ động, chưa đạt được sự tích cực cần thiết.

Như vậy, số liệu cho thấy sinh viên lựa chọn việc tự lập kế hoạch cho từng học kỳ nhưng vẫn mang tính chất đáp ứng với những yêu cầu cơ bản trên lớp. Tính tích cực, chủ động để lĩnh hội tri thức của sinh viên vẫn còn ở mức độ trung bình. Sinh viên vẫn dựa vào những nội dung được giảng dạy trên lớp là chính. Các hoạt động tìm hiểu tài liệu tham khảo và những chỉ dẫn “mở” từ giảng viên vẫn chưa được khai thác triệt để. Bên cạnh đó, việc tận dụng các nhóm thảo luận và nguồn tri thức từ bạn bè cũng không được nhiều sinh viên sử dụng để tự hoàn thiện mình. Sinh viên vẫn tự mình học tập và tìm hiểu một cách tự thân. Kiến thức được áp dụng vào thực tế cũng không được sinh viên đề cập tới, chủ yếu vẫn là những lý thuyết được hướng dẫn và tìm hiểu trong giáo trình và các chuyên khảo mà giảng viên cung cấp. Điều này cũng gây ra nhiều hạn chế trong việc lĩnh hội các tri thức từ thực tiễn của sinh viên. Từ đó, tôi đánh giá hành động tự

lập kế hoạch học tập của sinh viên chưa cao, mới chỉ dừng lại ở mức độ biết tự lập kế hoạch.

Nội dung hành động tự lập kế hoạch học tập của sinh viên được xem là nội dung quan trọng nhất, cốt lỗi để dẫn tới thành công của sinh viên khi còn đang theo học tại trường đại học. Vì vậy, trong phạm vi luận văn của mình, tôi cố gắng phân tích là làm rõ các hoạt động này dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, hai khía cạnh quan trọng được đề cập và tiến hành phân tích kỹ hơn thực trạng này là việc thực hiện hành động tự lập kế hoạch trên giảng đường qua từng năm học và thực hiện hành động tự lập kế hoạch ngoài giờ lên lớp được xem xét với kết quả học.

- So sánh đánh giá của sinh viên các năm học về tự quản lý quá trình học tập

Trong nội dung này, tôi không phân tích toàn bộ các phương án được nêu trong câu hỏi mà tập trung nhất vào các hành động mà sinh viên thực hiện thường xuyên nhất trên giảng đường, cụ thể là:

Nghe và ghi chép những vấn đề giảng viên dạy trên lớp.

Chú ý lắng nghe và ghi chép những ý quan trọng.

Đánh dấu những ý quan trọng khi giảng viên nhấn mạnh

Học cá nhân.

Viết tắt, dùng ký hiệu để ghi nhanh.

Đọc tài liệu theo hướng dẫn của đề cương môn học, của giảng viên.

Biểu đồ 3.6. Các hoạt động trên lớp được thực hiện thường xuyên nhất theo từng năm học

Biểu đồ 3.6 thể hiện rõ sinh viên sinh viên năm thứ 1 quan tâm đến việc đáp ứng các yêu cầu trực tiếp ngay trên giảng đường nhiều hơn so với các sinh viên các năm sau đó như “Nghe và ghi chép những vấn đề giảng viên dạy trên lớp” (91.1%); “Đánh dấu những ý quan trọng khi giảng viên nhấn mạnh” (88.7%) và “Chú ý lắng nghe và ghi chép những ý quan trọng” (88.1%). Trong khi đó, sinh viên sinh viên năm thứ 4 đã biết sàng

lọc thông tin, nắm bắt ý chính trên lớp, và ít phụ thuộc vào các tài liệu như giáo trình hoặc đề cương môn học cụ thể là “Đánh dấu những ý quan trọng

khi giảng viên nhấn mạnh, lưu ý khi học” (89.2% ý kiến và chênh lệch so với năm thứ nhất là 0.5%) và đặc biệt là “Viết tắt, dùng ký hiệu để ghi nhanh” (86.5% ý kiến và chênh lệch so với năm thứ nhất là 6.1%) . Có thể

thức nhiều hơn, sinh viên không quá phụ thuộc vào các nội dung được giảng dạy trên lớp, những tài liệu cơ bản mà đã biết tự mở rộng vốn tri thức của mình thông qua các tài liệu tham khảo bên ngoài.

Bảng 3.4. So sánh đánh giá của sinh viên về tự quản lý hoạt động học tập trên lớp

Các hoạt động trên lớp Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Nghe và ghi chép những vấn đề giảng

viên dạy trên lớp 2.90 2.94 2.89 2.84

Đọc tài liệu theo hướng dẫn của đề cương

môn học, của giảng viên 2.63 2.70 2.65 2.51

Đọc tài liệu tham khảo, giáo trình 2.54 2.45 2.44 2.46

Học cá nhân 2.85 2.77 2.72 2.73

Chú ý lắng nghe và ghi chép những ý

quan trọng 2.86 2.91 2.81 2.76

Đánh dấu những ý quan trọng khi giảng

viên nhấn mạnh, lưu ý khi học 2.88 2.82 2.81 2.86 Viết tắt, dung ký hiệu để ghi nhanh 2.77 2.83 2.69 2.86

Những nội dung hoạt động trên lớp nhằm đáp ứng việc ghi nhớ lại những gì mà giảng viên đều đạt ở mức độ cao. Số liệu thu được thể hiện rõ nét mức độ cao của sinh viên theo từng năm học cho thấy hoạt động nghe và ghi chép những vấn đề giảng viên dạy trên lớp vẫn luôn được xem là

hoạt động cao nhất dù ở năm học nào.

Như vậy, trong các hành động tự lập kế hoạch học tập cho mình, sinh viên đã biết tự lập kế hoạch học tập trên giảng đường, đáp ứng các yêu cầu của giảng viên khi đang trực tiếp giảng dạy.

b. Tự quản lý hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp của sinh viên

Những nội dung được nêu trong câu hỏi tập trung vào tự quản lý hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp của sinh viên bao gồm:

Tự lập đề cương, dàn ý sau khi học;

Trao đổi với thày, với bạn học;

Lập kế hoạch học cho từng môn;

Chuẩn bị các vấn đề để hỏi giảng viên;

Bổ xung bài ghi trên lớp còn thiếu;

Tự hệ thống hóa nội dung bài ghi trên lớp;

Tự chuẩn bị cho giờ thảo luận theo chủ đề thầy cô giao.

Biểu đồ 3.7. Các hành động tự quản lý hoạt động tự học

Kết quả từ biểu đồ 3.7 cho thấy những sinh viên thường xuyên thực hiện các hành động tự lập kế hoạch ngoài giờ lên lớp là những sinh viên có học lực giỏi và khá . Đặc biệt là hoạt động thường xuyên “Bổ xung bài ghi trên lớp còn

thiếu” có 57.10% là sinh viên giỏi và 47.90% sinh viên có học lực khá, tiếp đến

Bảng 3.5. So sánh đánh giá của sinh viên về tự quản lý hoạt động tự học

Nội dung Giỏi Khá Trung

bình Kém Tự lập đề cương, dàn ý sau khi học 2.17 2.33 2.21 2.00 Trao đổi với thày, với bạn học 2.40 2.24 2.19 2.23 Lập kế hoạch học cho từng môn 2.26 2.18 2.23 2.03 Chuẩn bị các vấn đề để hỏi giảng viên 1.94 1.71 1.75 1.80 Bổ xung bài ghi trên lớp còn thiếu 2.54 2.42 2.44 2.28 Tự hệ thống hóa nội dung bài ghi trên

lớp 2.26 2.18 2.11 2.03

Tự chuẩn bị cho giờ thảo luận theo chủ

đề thầy cô giao 2.23 2.10 2.14 2.08

Phối hợp với bạn chuẩn bị nội dung

chủ đề thảo luận 2.43 2.23 2.11 2.15

Trong các số liệu về điểm trung bình được nêu trong bảng 3.5 trên, tôi chú ý tới item “chuẩn bị các vấn đề để hỏi giảng viên” có điểm trung bình ở mức độ thấp hơn so với các item về tự lập kế hoạch học tập trên lớp ở các năng lực học tập. Hầu hết sinh viên chỉ lĩnh hội trực tiếp tri thức khi nghe giảng trên lớp và ít khi nêu vấn đề hay chuẩn bị các thắc mắc để hỏi lại giảng viên. Theo tôi, đó là tâm lý chung, vốn đã ăn sâu vào thói quen học tập của sinh viên ngay từ những bậc học trước. Tuy nhiên, những sinh viên có học lực giỏi thì có mức độ thực hiện hoạt động này nhiều hơn là so với các sinh viên có học lực kém hơn (ĐTB = 1.94).

Hoạt động được các bạn thực hiện ở mức cao là “Bổ sung bài ghi trên

lớp còn thiếu” (ĐTB > 2.34) ở mọi mức độ năng lực học tập. Điều này

bổ sung vào luận điểm trên khi nhận xét rằng sinh viên học tập còn mang tính thụ động. Sinh viên vẫn chú trọng tới những tri thức cung cấp trên lớp, trong khi đó những nội dung hoạt động chuẩn bị khác không được thực hiện ở mức độ cần thiết nhằm mở rộng tốt hơn vốn tri thức của sinh viên.

Như vậy, có thể thấy rằng những sinh viên thường xuyên tự học là những học sinh có kết quả học tập tốt, có thành tích trong học tập. Điều này cho thấy, việc lập kế hoạch học tập cho việc học tập trên giảng đường là quan trọng mà ngay cả việc lập kế hoạch học tập ngoài giờ lên lớp cũng đóng vai trò quan trọng tới thành tích học tập của sinh viên. Với số liệu thu thập được, cũng cho thấy nhiều sinh viên có ý thức tự giác, chủ động trong học tập. Tuy nhiên, với mức độ thực hiện khác nhau, sinh viên sẽ đạt được những hiệu quả khác nhau trong học tập.

Điều tra kĩ hơn về thực trạng thực hiện các hoạt động giúp cho việc lập kế hoạch học tập tốt hơn, bảng 3.6 dưới đây là kết quả phân tích

Một phần của tài liệu Tự quản lý hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học Thái Nguyên (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)