Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát.DOC (Trang 36)

b. Hình thức kế toán và phương pháp kế toán

3.3.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

- Chứng từ sử dụng

+ Bảng nghiệm thu khối lượng thành phẩm

Bảng nghiệm thu này do phụ trách xưởng lập thành 2 liên. Liên 1: Lưu tại xưởng. Liên 2: Chuyển đến cho kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán lương cho người lao động. Trước khi chuyển đến kế toán phải có đủ chữ ký của phụ trách xưởng, người lao động và người kiểm tra chất lượng.

+ Bảng chấm công: Dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghừng việc, nghỉ hưởng BHXH, để có căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị.

+ Bảng thanh toán tiền lương

Căn cứ vào bảng chấm công và bảng nghiệm thu khối lượng trên, kế toán tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương cho công nhân.

Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho tổng giám đốc ký, chuyển cho kế toán lập phiếu chi phát lương. Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng kế toán của công ty.

Mỗi lần lĩnh lương, người nhận ký nhận vào cột ký nhận và có sự ký nhận của cả phụ trách xưởng và người kiểm tra chất lượng.

- Tài khoản sử dụng:

Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK6222 – Chi phí nhân công chế biến

- Trình tự kế toán

Chi phí nhân công trong giai đoạn này bao gồm tiền lương trực tiếp trả cho công nhân chế biến. Tiền lương trực tiếp trả cho công nhân sản xuất dựa trên khối lượng công việc hoàn thành và mức lương khoán của công ty. Một ngày lao động sẽ được chia thành 2 ca, ca ngày và ca đêm, mỗi ca kéo dài 8 tiếng. Ca làm việc của công nhân tùy theo sự sắp xếp của công ty. Lương khoán là 65 000 đ/công, lương làm thêm 100 000 đ/công. Mỗi công nhân sẽ được ăn một bữa tại công ty, tiền ăn ca của mỗi công nhân là 10 000đ/bữa. Nếu đạt chỉ tiêu mỗi tổ đề ra thì công nhân sẽ đạt 100% lương khoán, nếu không đạt công nhân chỉ hưởng 80% lương khoán. Công ty có quy định mức thưởng hàng tháng cho mỗi phân xưởng. Căn cứ vào bảng nghiệm thu khối lượng thành phẩm, công ty có mức thưởng cho các bộ phận nếu đạt chỉ tiêu do công ty đề ra, mức thưởng tháng là 200 000 đ/người.

Hàng tháng tại các tổ sản xuất, tiến hành nghiệm thu khối lượng thành phẩm và lập bảng nghiệm thu khối lượng thành phẩm cho toàn xưởng chế biến. Sau đó, bảng chấm công và bảng này được chuyển lên phòng kế toán, theo cơ chế trả lương của công ty, kế toán tính lương cho công nhân sản xuất theo bảng thanh toán tiền lương.

Các khoản trích theo lương của công nhân trong công ty như: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được tính theo lương thực tế. Tỷ lệ công ty trích lập là 30,5%, trong đó 8,5% nhân viên lao động phải chịu (6% BHXH, 1,5% BHYT, 1% BHTN, 0% KPCĐ), 22% tính vào chi phí của doanh nghiệp (16% BHXH, 3% BHYT, 1% BHTN, 2% KPCĐ), được thể hiện trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

Trên cơ sở bảng thanh toán tiền lương, số liệu tự động kết chuyển đến các sổ: Sổ chi tiết TK 6222, sổ cái TK 3348 và Nhật Ký chung.

Ví dụ: Từ bảng nghiệm thu khối lượng thành phẩm (biểu 3.3) và bảng chấm công, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương (biểu 3.4).

Về giao diện phần mềm. Trong menu các phân hệ nghiệp vụ, chọn phân hệ: “kế toán tổng hợp”/ “quản lý lương”/ “hạch toán lương”/ “cập nhật số liệu”.

Chọn chứng từ mới để nhập chi tiết số liệu từ bảng tính lương vào phiếu kế toán.

Tiền công của công nhân được nhập số liệu vào máy theo định khoản: Nợ TK6222

Có TK3348

Sau khi hoàn thành nhập số liệu vào máy, số liệu tự động kết chuyển đến các sổ: sổ chi tiết TK6222 (Biểu 3.9), sổ cái TK334 (Biểu 3.5), nhật ký chung (Biểu 3.12).

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát.DOC (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w