Các yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển hóa sinh học axit ricinoleic thành chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy, chuyển hóa sinh học và thu nhận γ-decalactone từ dầu thầu dầu bằng nấm men Yarrowia lipolytica (Trang 26)

chất thơm γ- decalactone bằng nấm men

Nồng độ dầu thầu dầu

Trong sinh tổng hợp - decalactone, dầu thầu dầu được sử dụng làm nguồn cacbon duy nhất. Axit ricinoleic, thành phần chủ yếu của dầu thầu dầu đóng vai trò là nguồn cacbon chính cho sinh tổng hợp - decalactone. Sự có mặt của các axit béo trong dầu thầu dầu đóng vai trò là chất đồng oxy hóa và có tác dụng cảm ứng hệ enzyme. Với Yarrowia lipolytica W29, khi lượng dầu thầu dầu sử dụng tăng trong phạm vi nào đó thì sản lượng - decalactone thu được tăng dần, tuy nhiên nồng độ dầu sử dụng quá cao sẽ làm ức chế thậm chí ngừng quá trình sinh tổng hợp - decalactone[1].

Nồng độ oxi trong môi trường

Oxy là yếu tố rất quan trọng trong quá trình chuyển hoá sinh học axit ricinoliec trong dầu thầu dầu thành chất thơm γ-decalactone. Oxy hòa tan vào môi trường lỏng ở dạng bọt khí nhỏ làm kích thích sinh sản của nấm men và tạo điều kiện cho tế bào nấm men hô hấp. Oxy trong môi trường nuôi cấy không chỉ có vai trò kích thích sinh trưởng mà còn thúc đẩy sự sinh sản các enzyme ngoại bào, thúc đẩy sản sinh lipaza [16].

Để tăng khả năng tiếp xúc giữa tế bào nấm men và oxy chúng tôi đã sử dụng các biện pháp như: lắc, khuấy trộn hay thổi khí làm cho bọt khí càng phân tán nhỏ và đều hơn, do đó tế bào nấm men càng được tiếp xúc với chất dinh dưỡng và oxy tốt hơn. Ngoài ra còn có phương pháp bổ sung Perfluorodecalin như một nguồn mang oxy vào môi trường nuôi cấy.

pH môi trường

pH môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính háo nước và kỵ nước của thành tế bào nấm men, từ đó ảnh hưởng đến sự hấp thụ lipit của tế bào

Khi tiến hành lên men bằng chủng Yarrowia lipolytica W29 với nồng độ dầu thầu dầu 10g/L ở các pH khác nhau dao động từ 3 đến 7, khả năng tổng hợp - decalactone của chủng nấm men này tốt nhất ở pH bằng 7. Có thể ở pH này sự tạo thành các hạt lipit trong môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự tiếp xúc

của chúng với tế bào nấm men, hoặc có thể tại pH này, tế bào nấm men sản sinh ra chất nhũ tương hóa giúp lipit hòa tan tốt trong canh trường [1].

Tốc độ lắc

Khi lên men bằng chủng Yarrowia lipolytica W29 trong môi trường chứa dầu thầu dầu ở nồng độ 10g/L, pH 7, với các tốc độ lắc khác nhau. Kết quả của Lại Thị Ngọc Hà cho thấy: tốc độ lắc phù hợp nhất cho sinh tổng hợp - decalactone là 200 vòng/phút [1].

Thời gian lắc

Theo tác giả Lại Thị Ngọc Hà, khi tiến hành nuôi Yarrowia lipolytica W29 ở pH=7, tốc độ lắc 200 v/p và đo kính thước hạt lipit, kết quả thu được như sau:Trong một thí nghiệm, với Y. lipolytica W29, mà ở công thức đối chứng không có tế bào nấm men này, kết quả thu được như sau: ở công tức đối chứng, thời gian lắc càng lâu thì diện tích tiếp xúc riêng của hạt lipit càng lớn; trong khi đó ở công thức có nấm men, diện tích tiếp xúc riêng của các hạt lipit tương đối ổn định theo thời gian lắc. Điều này ủng hộ cho giả thiết rằng nấm men này có tiết ra một chất nhũ hóa làm ổn định trạng thái nhũ tương của môi trường [1]. Có lẽ chính vì thế mà thời gian lắc có ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp - decalactone của nấm men này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy, chuyển hóa sinh học và thu nhận γ-decalactone từ dầu thầu dầu bằng nấm men Yarrowia lipolytica (Trang 26)