Mặc dù Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của nguồn vốn FDI và đứng thứ hai trong khu vực ASEAN với mức tăng trưởng trung bình khoảng 22%/năm. Nhưng nếu đặt trong mối tương quan: Thu hút – Giải ngân, thì bức tranh vốn FDI của Việt Nam không mấy sáng sủa. Sự chậm trễ trong công tác giải ngân khi triển khai thực hiện dự án FDI có nhiều nguyên nhântừ phía Nhà nước Việt Nam như giải phóng mặt bằng tiến hành chậm, thủ tục hành chính phiền hà trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường… Do vậy, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn và hiệu quả là nhiệm vụ đầu tiên rất quan trọng đối với Nhà nước
Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn FDI.
Một là, tiến hành giải quyết các thủ tục hành chính theo hướng “ nhà nước điện tử”. Theo đó, thông qua mạng Internet, tiến hành các thủ tục cần thiết, giảm thiểu thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư, xử lý kịp thời những vướng mắc trong giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng.
Hai là, thống nhất các văn bản pháp quy liên quan đến thủ tục hành chính giữa Trung ương và Địa phương, hoặc giữa các tỉnh thành với nhau.
3.4.3. Phân công, phân cấp
Sự phân cấp mạnh mẽ trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài ở các tỉnh trong thời gian qua được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần thu hút được lượng vốn FDI rất lớn. Trên cơ sở khai thác lợi thế cũng như tiềm năng của mình, nhiều địa phương đã năng động, sáng tạo trong vận động và thu hút FDI, đồng thời nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng hơn. Tuy nhiên qua thời gian, những bất cập trong phân công, phân cấp đầu tư dần dần bắt đầu bộc lộ rõ. Do tư duy nhiệm kỳ, do cạnh tranh kém lành mạnh giữa các địa phương nên việc thu hút đầu tư bằng mọi giá gây phá vỡ quy hoạch phát triển tổng thể của quốc gia. Vẫn xuất hiện hiện tượng một số địa phương trong quá trình xử lý còn thiên về lợi ích trước mắt mà chưa quan tâm đến lợi ích lâu dài.
Do vậy, Nhà nước cần có những chính sách rõ ràng, hệ thống quy hoạch đồng bộ để các địa phương áp dụng trong quá trình thẩm định, quản lý và giám sát các dự án FDI. Nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác quản lý FDI ở địa phương là giải pháp quan trọng để phát huy hiệu quả cơ chế phân cấp; hạn chế tối đa sự cạnh tranh không lành mạnh trong thu hút đầu tư giữa các địa phương nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các tỉnh, thành phố với lợi ích quốc gia.
3.4.4. Xúc tiến đầu tư
hoạt động XTĐT và đã tiến hành đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động này. Cụ thể, Việt Nam đã thường xuyên quảng bá về môi trường đầu tư hấp dẫn của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web điện tử ở cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cử nhiều đoàn tham dự các hội thảo về thu hút đầu tư; cử các đoàn sang các quốc gia khác để giới thiệu về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Kết quả là trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã thu hút được khá nhiều các dự án đầu tư FDI từ các đối tác đã có dự án đầu tư tại Việt Nam cũng như các đối tác lần đầu đến đầu tư tại đây.
Những kết quả này rất đáng ghi nhận và trong tương lai, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành Trung ương cần tiếp tục quan tâm, bố trí để các đồng chí lãnh đạo của địa phương tham gia XTĐT ở nước ngoài do các Bộ, ngành phụ trách; bố trí vốn phục vụ cho công tác XTĐT hàng năm của địa phương.
KẾT LUẬN
Vốn là nhân tố quan trọng, là chìa khoá, là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ một tỉnh, thành phố, hay một quốc gia nào để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và góp phần vào mục tiêu phát triển chung của cả quốc gia. Ngày nay, FDI trở thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hoá về sản xuất và
lưu thông, có vai trò to lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, nâng cao mức sống cho người dân. Không một tỉnh, thành phố, quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù phát triển theo xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa mà không cần đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tất cả đều coi đó là nguồn lực quốc tế quan trọng cần khai thác để từng bước hoà nhập vào cộng đồng quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn FDI, thời gian qua Tỉnh Hà Namđã nỗ lực hết mình để cải thiện môi trường đầu tư cũng như các cơ chế chính sách để tăng cường thu hút nguồn vốn quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.
Hà Nam cũng như các địa phương khác trong cả nước đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn là các nước trong khu vực đang cạnh tranh quyết liệt nhằm thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài và trên thực tế nhiều quốc gia đang “trải thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu tăng cường thu hút FDI để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, tỉnh cần phải xác định rõ chủ trương, quan điểm và các giải pháp cụ thể đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá kĩ lưỡng những lợi thế, khó khăn của tỉnh nhà.
Trong phạm vi chuyên đề thực tập “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNGTHU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH HÀ NAM”những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hà Nam
còn ở mức độ nhất định. Song nếu thực hiện tốt các giải pháp này sẽ tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao với các địa phương trong cả nước cũng như đối với các quốc gia khác trong việc thu hút nguồn vốn quan trọng này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Cục thống kê tỉnh Hà Nam, Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam. Nhà xuất bản Thống kê.
2. Nguyễn Thị Hường (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, tập 1. Nhà xuất bản Thống kê.
3. Nguyễn Thị Hường (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, tập 2. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
4. Nguyễn Thị Hường (2011), Giáo Quản trị doanh nghiệp FDI, tập 1. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
5. Nguyễn Thị Hường (2003), Giáo Quản trị doanh nghiệp FDI, tập 2. Nhà xuất bản Thống kê.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam, Báo cáo Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 1997 – 2012 tỉnh Hà Nam
Tiếng Anh
1. Ha Nam Potentialities & Opportunities For Investment, The People’s Committee of Ha Nam Province.
Website
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (http://www.mpi.gov.vn)
2. Cổng thông tin điện tử Hà Nam (http://hanam.gov.vn)
3. Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (http://fia.mpi.gov.vn)
4. Sở Công thương Hà Nam (http://congthuonghanam.gov.vn/)
PHỤ LỤC 1. Chính sách về đất đai
Áp dụng giá thuê đất thống nhất đối với các doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài.
Thời hạn cho thuê kéo dài tới 50 năm
Miễn tiền thuê đất áp dụng trong các trường hợp:
• Xây dựng nhà ở phục vụ công nhân làm việc trong khu công nghiệp.
• Xây dựng các công trình công cộng.
• Miễn 3 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
• Miễn 7 năm đối với dự án đầu tư vào huyện Thanh Liêm, Lý Nhân;
dựán thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.
• Miễn 11 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư
được đầu tư tại địa bàn huyện Thanh Liêm, Lý Nhân.
Miễn tiền sử dụng đất áp dụng trong trường hợp:
• Đất sử dụng để xây dựng nhà ở cho công nhân làm việc trong khu
công nghiệp, cơ sở phúc lợi xã hội, nhà ở cho người có thu nhập
thấp.
• Đất dùng để xây dựng các công trình công cộng.
• Cơ sở hạ tầng xã hội kĩ thuật và xã hội để chuyển giao cho nhà nước
hoặc không sử dụng vào mục đích thương mại
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp được hưởng mức
thuế suất 10% trong 15 năm, miễn 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.
Doanh nghiệp đầu tư nằm trong danh mục ưu đãi đầu tư và thực hiện dự
án đầu tư tại địa bàn huyện Thanh Liêm, Lý Nhân được hưởng mức thuế suất 15% trong 12 năm, miễn 3 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo.
Doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp được hưởng mức thuế suất 15% trong 12 năm, miễn 3 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo.
Doanh nghiệp đầu tư thực hiện tại huyện Thanh Liêm, Lý Nhân được
hưởng thuế suất 20% trong 10 năm, miễn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 06 năm tiếp theo.
Doanh nghiệp đầu tư nằm trong danh mục khuyến khích đầu tư được
hưởng thuế suất 20% trong 10 năm, miễn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 03 năm tiếp theo.
Doanh nghiệp đầu tư được hưởng thuế suất 20% trong 10 năm, miễn 02
năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 02 năm tiếp theo.
3. Thuế nhập khẩu
Miễn thuế nhập khẩu đối với:
Hàng hoá nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài.
Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định, bao gồm:
• Thiết bị, máy móc.
• Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ
được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thuỷ.
• Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu,
phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị,máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng.
• Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm
trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc nêu trên.
• Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được áp dụng đối
với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư hoặc dự án đầu tư tại huyện Thanh Liêm và Lý Nhân
Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bắt đầu sản xuất..
4. Chính sách về cung cấp các dịch vụ thiết yếu thông qua 10 cam kết của Tỉnh đối với nhà đầu tư
Cung cấp đủ điện 24/24 giờ cho các doanh nghiệp trong KCN.
Đảm bảo hệ thống cấp nước sạch và xử lý nước thải cho các doanh
nghiệp.
Cấp đất làm nhà ở cho công nhân.
Thủ tục hải quan thuận lợi.
Giảm tối đa thời gian của các nhà đầu tư (không quá 03 ngày kể từ ngày
nhận được hồ sơ hợp lệ, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kê khai thuế trên mạng, rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai thủ tục và mẫu hóa các văn bản.
Đáp ứng đủ lao động có chất lượng phù hợp cho các nhà đầu tư.
Đảm bảo thủ tục và đáp ứng cho việc chuyển đổi phương án sản xuất và
nhà đầu tư phụ trợ đi cùng
Không có đình công và bãi công
Đảm bảo an ninh trật tự trong và ngoài doanh nghiệp
Thành lập đường dây nóng của chủ tịch UBND tỉnh và giải quyết trực tiếp
Hà Nội, ngày... tháng...năm 20... Giáo viên hướng dẫn
Hà Nội, ngày... tháng...năm 20... Giáo viên phản biện
Hà Nội, ngày... tháng...năm 20... Giáo viên phản biện
Hà Nội, ngày... tháng...năm 20... Giáo viên phản biện