Cơ cấu FDI vào Hà Nam theo ngành nghề

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỈNH HÀ NAM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI). (Trang 32)

Qua bảng 2.2 có thể thấy rõ ràng công nghiệp là lĩnh vực có nhiều dự án đầutư nhất và cũng có tổng vốn đầu tư lớn nhất. Với tổng số 58 trên 63 dự án, công nghiệp đã trở thành lĩnh vực thu hút đầu tư TTNN hàng đầu của tỉnh với tổng số vốn đầu tư đạt 494,4 triệu USD. Trong 58 dự án này thì lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo, lắp ráp chiếm ưu thế cả về số dự án và số vốn đầu tư. Tính đến tháng 7 năm 2012 tại tỉnh Hà Nam có tổng số 24 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực này với tổng vốn đầu tư là 151,874 triệu USD, chiếm gần 29% tổng vốn đầu tư FDI vào tỉnh.

Bảng 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nam phân theo ngành nghề

Đơn vị tính: triệu USD

STT Ngành nghề Số dự án Tổng vốnđầu tư Vốn thực hiện

1 SX hàng may mặc 10 34,936 32,956

2 CN chế biến, chế tạo, lắp

ráp

24 151,874 146,956

4 SX đồ trang sức mỹ nghệ 15 55,9 42,6

5 SX nội thất và VLXD 4 13,49 12,04

6 Cho thuê nhà xưởng, kho

bãi, thiết bị và nguyên vật liệu XD

3 16 3,7

7 SX đồ chơi trẻ em 1 6 5,1

8 SX sữa và cung cấp nước

sạch phục vụ SX sữa

2 41 41

9 Nông – lâm – thủy sản 2 18 17,5

10 Tổng 63 528,4 318,3

(Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam)

Ngành công nghiệp sản xuất đồ trang sức mỹ nghệ chiếm vị trí thứ hai về số dự án đầu tư. Với 15 dự án đầu tư, ngành công nghiệp này đã thu hút được số vốn đầu tư là 55,9 triệu USD. Ngành công nghiệp sản cuất đồ trang sức mỹ nghệ phát triển đã phát huy được lợi thế về trữ lượng đá quý dồi dào của Hà Nam. Các loại đá quý ở Hà Nam gồm có đá vân hồng, tím nhạt ở Thanh Liêm, Kim Bảng, thường có các vỉa dài 30-40m, cao 60m, có vỉa dài tới gần 200m. Đá vân mây, da báo có nhiều ở huyện Thanh Liêm. Đá trắng tập trung ở khu vực Thung Mơ, Quèn Cả thuộc huyện Kim Bảng. Ngoài ra, còn có loại đá đẹp khác như đá đen, tập trung ở khu vực Bút Sơn.Các loại đá này đều có giá trị cao trong trang trí xây dựng và xuất khẩu. Hơn nữa, các mỏ đá quý của tỉnh đều nằm ở các vị trí rất thuận lợi cho công việc khai thác, chế biến. Các nhà đầu tư nước ngoài sau khi tìm hiểu và nhận thấy được ưu thế này của tỉnh, cũng như tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp chế biến đồ trang sức mỹ nghệ đã tiến hành đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp này. Đây chính là lý do mà tỉnh đã thu hút được một số lượng dự án đầu tư FDI tương đối lớn vào lĩnh vực sản xuất này. Ngành sản xuất này không đỏi hỏi phải có vốn đầu tư lớn như các ngành sản xuất lắp ráp

chế tạo nên dù có số dự án đầu tư đứng thứ hai thì số vốn đầu tư vào ngành này hiện chỉ đứng ở vị trí thứ ba trong tổng số vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau tại tỉnh.

Ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc cũng là ngành công nghiệp dành được nhiều sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Với 10 dự án đầu tư, ngành đã thu hút được 34,936 triệu USD, đứng vị trí thứ hai về ngành có nhiều vốn đầu tư FDI tại tỉnh. Các nhà đầu tư nước ngoài chọn đặt dự án sản xuất hàng may mặc của mình tại Hà Nam đã phát huy được hai lợi thế cơ bản của tỉnh đó là:

 Vị trí địa lý thuận lợi: sau khi tỉnh Hà Tây cũ được sát nhập vào thành

phốHà Nội thì Hà Nam đã trở thành “cửa ngõ thủ đô”, khoảng cách từ Hà Nam đến Hà Nội, sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng là tương đối ngắn. Bên cạnh đó, Hà Nam còn nằm trên trục đường quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam nên có lợi thế về giao thông tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển cũng như phân phối hàng hóa từ Bắc vào Nam.

 Lực lượng lao động dồi dào với chi phí nhân công rẻ: ngành công nghiệp

sản xuất hàng may mặc là ngành cần có số lượng nhân công lớn, đặc biệt là lao động phổ thông. Đây là một thế mạnh của Hà Nam. Theo Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2011 tổng dân số của tỉnh là 786.860 người, trong đó số lao động phổ thông là 397.057 người, chiếm 50,46% tổng dân số và chiếm 80,5% số lao động trong độ tuổi lao động (số lao động trong độ tuổi lao động của tỉnh là 493.095 người). Hơn nữa, chi phí nhân công tại Hà Nam là khá rẻ so với chi phí nhân công ngày càng tăng ở một vài tỉnh thành khác.Do vậy,các nhà đầu tư đặt dự án của mình tại Hà Nam thì sẽ giúp tiết kiệm được một khoảng chi phí cho doanh nghiệp, nhờ đó mà doanh nghiệp của họ thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Trong tổng số 63 dự án FDI tại tỉnh Hà Nam chỉ có 3 dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và cả 3 dự án này đều đầu tư vào dịch vụ cho thuê nhà xưởng, kho bãi, thiết bị và nguyên vật liệu xây dựng. Tỷ trọng dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ còn rất nhỏ, do đó tỉnh đang đưa ra các giải pháp cải thiện môi trường

đầu tư để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này nhằm nâng cao tỷ trọng đầu tư cho dịch vụ để phù hợp với xu hướng tăng trưởng phát triển kinh tế hiện này là tăng đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ.

Ngoài ra, hiện nay tỉnh mới chỉ thu hút được 2 trên tổng số 63 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực phát triển chủ chốt của tỉnh là sản xuất nông nghiệp. Hà Nam vốn là một tỉnh nông nghiệp, do đó việc phát triển nông nghiệp luôn được chính quyền địa phương quan tâm. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay khi quá trình sản xuất nông nghiệp được áp dụng nhiều kỹ thuật khoa học tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao năng suất thì nông nghiệp lại càng dành được nhiều sự quan tâm hơn. Chính vì vậy, trong tương lai tỉnh Hà Nam cần phải đưa ra nhiều biện pháp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này để tiếp thu được nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp nhằm tận dụng được lợi thế về nông nghiệp của tỉnh, qua đó nâng cao năng suất, góp phần thúc đẩy nông nghiệp tỉnh ngày càng phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân.

2.1.4. Cơ cấu nguồn vốn FDI phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ

Bảng 2.3. Đầu tư FDI vào Hà Namphân theo quốc gia và vùng lãnh thổ

Đơn vị tính: triệu USD

STT Đối tác đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng vốn đầu tư (%)

1 Nhật Bản 20 306,124 57,9 2 Hàn Quốc 27 99,8 18,9 3 Hà Lan 2 41 7,7 4 Trung Quốc 5 18,7 3,6 5 Đài Loan 3 20,24 3,8 6 Singapore 4 23,036 4,4 7 Hoa Kỳ 1 15 2,8 8 Australia 1 4,5 0,9

9 Tổng 63 528,4 100

(Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam)

Bảng 2.3 cho biết số lượng các quốc gia và vùng lãnhthổ đang có dự án đầu tư tại Hà Nam từ năm 1997 đến nay. Vào những giai đoạn đầu thu hút ĐTTTN thì chỉ có 2 quốc gia là Hàn Quốc và Trung Quốc tiến hành đầu tư vào tỉnh. Đến nay, sau 15 năm thực hiện thu hút ĐTTTNN, số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hà Nam đã lên đến 8 quốc gia. Hầu hết các quốc gia này đều là các quốc gia có nền kinh tế phát triển ở mức cao, số vốn đầu tư khá lớn. Bên cạnh các nước ở khu vực châu Á, tỉnh cũng đã thu hút được một số các dự án đến từ các quốc gia ở các khu vực châu Âu như Hà Lan, khu vực châu Mỹ như Hoa Kỳ và khu vực châu Úc như Australia. Số lượng đối tác đầu tư ngày càng phong phú là một dấu hiệu đang mừng cho tỉnh. Mỗi một quốc gia có một thế mạnh riêng về một lĩnh vực nào đó, do đó khi càng có nhiều quốc gia khác nhau đầu tư vào tỉnh sẽ tạo cơ hội cho tỉnh phát huy được các thế mạnh về các lĩnh vực mà quốc gia đó đầu tư. Điều này sẽ góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Theo bảng 2.3, Hàn Quốc đang là quốc gia đứng đầu về số dự án đầu tư FDI tại Hà Nam với 27 dự án và số vốn đầu tư là 99,8 triệu USD, đứng vị trí thứ hai về số vốn đầu tư. Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên đầu tư vào tỉnh với dự án sản xuất hàng may mặc cao cấp dành cho phụ nữ và người già (2001). Sau hơn 10 năm thì quốc gia này đã trở thành quốc gia có số lượng dự án đầu tư vào tỉnh nhiều nhất và hầu hết các dự án của Hàn Quốc đều tập trung vào lĩnh vực sản xuất hàng may mặc và đồ trang sức mỹ nghệ, lĩnh vực sản xuất thế mạnh của quốc gia này. Trung Quốc là quốc gia thứ hai, sau Hàn Quốc, có dự án đầu tư FDI sớm nhất tại Hà Nam với dự án sản xuất thép các loại (2002). Hiện nay, Trung Quốc đang đứng ở vị trí thứ ba về số dự án đầu tư tại Hà Nam với 5 dự án. Hà Lan là hiện đang là quốc gia châu Âu duy nhất có dự án đầu tư tại Hà Nam. Mặc dù mới chỉ có 2 dự án đầu tư những số vốn đầu tư của Hà Lan vào tỉnh là khá cao, 41 triệu USD, lớn hơn số vốn đầu tư của Trung Quốc.

Ngoài ra, các quốc gia khác như Đài Loan, Singapore, Hoa Kỳ, Australia cũng đang có ít nhất 1 dự án đầu tư tại tỉnh với tổng số vốn đầu tư là 62,776 triệu USD.

So với nhiều quốc gia ở trên thì Nhật Bản có dự án đầu tư FDI vào Hà Nam muộn hơn. Đến năm 2008 Nhật Bản mới có dự án đầu tư đầu tiên, đó là dự án sản xuất dây dẫn điện tử sử dụng trong ô tô, xe máy. Mặc dù đầu tư sau một số nước khác nhưng Nhật Bản hiện là quốc gia có số vốn đầu tư vào Hà Nam lớn nhất, 306,124 triệu USD chiếm 57,9% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Lĩnh vực Nhật Bản đầu tư chủ yếu là sản xuất linh phụ kiện điện tử dùng cho điện thoại, ô tô, xe máy. Hiện nay, Nhật Bản không chỉ là quốc gia có số vốn đầu tư lớn vào Hà Nam mà còn ở nhiều tỉnh thành khác. Đây là kết quả của một loạt các hiệp định về hợp tác đầu tư song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam. Các hiệp định đó bao gồm:

Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam (11/2003). Sáng kiến này có mục đích tăng cường sức cạnh tranh về kinh tế của Việt Nam thông qua xúc tiến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Mục tiêu cụ thể của Sáng kiến này là chia sẻ, áp dụng các chính sách, biện pháp đặc biệt và ưu tiên, với phương châm phát huy triệt để sự tham gia và cam kết một cách tích cực của chính phủ hai nước.

Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản (12/2004). Hiệp định được ký kết với mục đích thúc đẩy hơn nữa đầu tư nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia; tạo thêm những điều kiện thuận lợi đối với việc đầu tư của các nhà đầu tư của nước này trong Khu vực của nước kia; nhận thức được tầm quan trọng ngày càng lớn của quá trình tự do đầu tư đối với thúc đẩy đầu tư và sự phồn vinh cho hai quốc gia; vànhận thức được các mục tiêu trên có thể đạt được mà không ảnh hưởng đến việc áp dụng chung các biện pháp về sức khỏe, an toàn và môi trường.

Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt – Nhật VJEPA (25/12/2008).Hiệp định VJEPA là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các nội dung cam kết về tự do hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hợp tác kinh tế khác giữa hai quốc gia. Hiệp định được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Các hiệp định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư cũng như là xuất khẩu hàng hóa giữa hai quốc gia Việt Nam – Nhật Bản. Chính vì vậy, Nhật Bản ngày càng đầu tư nhiều vào Việt Nam và trở thành một trong năm quốc gia có số vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong thời gian gần đây.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)VÀO TỈNH HÀ NAM

2.3.1. Những ưu điểm trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hà Nam

Sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư, trong 15 năm qua Hà Nam đã chủ động, tập trung và tích cực ban hành nhiều cơ chế chính sách, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, cải cách thủ tục hành chính để thu hút ĐTTTNN và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau:

Số lượng dự án FDI vào tỉnh có xu hướng tăng qua các năm. Ngoại trừ giai đoạn 5 năm đầu sau khi tách tỉnh do cơ sở vật chất của tỉnh còn yếu kém, công tác thu hút ĐTTTNN cũng chưa được thực hiện tốt nên không có dự án FDI nào, còn các năm sau đó số lượng các dự án FDI đều tăng. Tính đến tháng 6 năm 2012, trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có 63 dự án ĐTNN đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 528,4triệu USD (trong đó ở ngoài Khu công nghiệp có 9 dự án với tổng vốn đầu tư 15 triệu USD, trong các Khu công nghiệp có 54 dự án với tổng vốn đầu tư là 513,4 triệu USD). Tổng lượng vốn đầu tư thực hiện tại địa bàn ước đạt trên 348,3 triệu USD.

nghiệp, chủ yếu là công nghiệp sản xuất và chế biến. Nhờ đó, nền công nghiệp của tỉnh ngày càng phát triển. Hình 2.3 cho thấy GTSX công nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế đều tăng qua các năm, trong đó GTSX công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng đáng kể. Năm 2007, GTSX của khu vực này đạt 366,08 tỷ đồng chiếm 6,3% thì đến năm 2011 con số này là 4903,6 tỷ đồng chiếm 23,5% tổng GTSX công nghiệp của toàn tỉnh. Như vậy, cùng với số lượng dự án đầu tư ngày càng gia tăng thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng ngày càng có nhiều đóng góp vào tổng GTSX công nghiệp của tỉnh.

Hình 2.4. GTSX công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế của tỉnh Hà Nam

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2011)

Vai trò của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển của tỉnh Hà Nam còn được thể hiện rõ thông qua kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Hoạt động xuất khẩu của Hà Nam những năm qua đã có sự phát triển mạnh. Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu đã chủ động tìm kiếm thị trường khai thác lợi thế của địa phương nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu với các mặt

hàng xuất khẩu chính như: Hàng may mặc, thêu ren, mây giang đan, thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản, lâm sản chế biến,... cùng với một số doanh nghiệp trong các KCN có sản phẩm với giá trị xuất khẩu lớn điển hình như: Công ty TNHH Showa Denko, Công ty Cổ phần Khoáng sản Hà Nam, Công ty TNHH dây dẫn Sumi Việt Nam... đưa giá trị xuất khẩu của tỉnh có bước tăng trưởng đáng kể.Giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 8 năm 2012 ước đạt 26,9 triệu USD, tăng 2% so với tháng 7. Tính chung 8 tháng đầu năm ước đạt 208,4 triệu USD, tăng 33,4% so với cùng kỳ năm 2011.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh (37,2%) quyết định mức tăng kim ngạch xuất khẩu và chiếm tỷ trọng chủ yếu mức của ngành (chiếm 75%).

Một kết quả đáng ghi nhận khác về tình hình thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh trong 15 năm qua là số lượng đối tác đầu tư vào tỉnh ngày càng được mở rộng với nhiều đối tác đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Hiện nay tại tỉnh có 63 dự án FDI thuộc các nhà đầu tư đến từ 8 quốc gia và cùng lãnh thổ. Trong tương lai, tỉnh chủ trương tiếp tục kêu gọi, thu hút nhiều nhà đầu tư thuộc nhiều quốc gia hơn nữa, đặc biệt là các nước có trình độ phát triển cao tại khu vực châu Âu

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỈNH HÀ NAM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI). (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w