Đầutư ngân sách cho các hoạt động quảng bá về tỉnh đồng thời tăng

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỈNH HÀ NAM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI). (Trang 56)

3.3.1.1. Đầu tư ngân sách cho các hoạt động quảng bá về tỉnh

Tỉnh Hà Nam cần phải đầu tư nguồn ngân sách vào các hoạt động quảng bá của tỉnh bởi các hoạt động quảng bá có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác thu hút ĐTTTNN. Các hoạt động quảng bá này là nguồn cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư nước ngoài về tiềm năng phát triển của tỉnh. Các hoạt động này thường được tiến hành thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông như ti vi, báo, đài hay thông qua các trang web giới thiệu về những ưu điểm cũng như môi trường đầu tư thuận lợi của tỉnh. Các hoạt động quảng bá còn được tiến hành bằng cách cử các đoàn tham dự vào các hội thảo về thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Thông qua các hội thảo này, tỉnh sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm thu hút đầu tư của các địa phương trong và ngoài nước, đồng thời có cơ hội giới thiệu về môi trường đầu tư của tỉnh đến các đối tác tiềm năng. Các hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và có chất lượng để nhằm thu hút được nhiều nhà đầu tư đến với tỉnh. Chính vì thế, tỉnh cần phải tích cực tăng ngân sách cho các hoạt động này để các hoạt động được tiến hành thuận lợi, có hiệu quả góp phần thu hút được nhiều dự án cũng như vốn ĐTTTNN vào tỉnh.

3.3.1.2. Tăng cường đổi mới, vận động XTĐT

Thông tin về môi trường đầu tư tại tỉnh Hà Nam cần được cung cấp kịp thời, rộng rãi đến các nhà đầu tư nước ngoài khi cần để ra quyết định triển khai đầu tư, hay trong quá trình lựa chọn môi trường đầu tư.

Công tác XTĐT: Thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2001 trở lại đây công tác xúc tiến, vận động đầu tư tiếp tục được cải tiến và đa dạng hóa về hình thức. Tổ chức các diễn đàn, báo cáo định kỳ, hội thảo thường niên về ĐTTTNN; về các thế mạnh cũng như lợi thế của tỉnh Hà Nam. Kêu gọi những quốc gia có thếmạnh về tài chính, trình độ công nghệ, quản lý,... đến đầu tư tại tỉnh Hà Nam.

XTĐT. CNTThiện là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng mà các nhà đầu tư có thể lấy thông tin về môi trường đầu tư của tỉnh Hà Namở mọi nơi, giúp cho các hoạt động có hiệu quả và nhanh chóng đạt được mục tiêu đặt ra. Vì vậy, để XTĐT được tiến hành rộng rãi, nâng cao vị thế cạnh tranh của tỉnh, đạt hiệu quả cao trong thu hút nguồn vốn ĐTTNN thì cần cung cấp đủ thông tin, dữ liệu về thu hút vốn ĐTTTNN một cách chính xác, thường xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế, xã hội, cải cách hành chính và cơ chế chính sách ưu đãi của tỉnh Hà Nam trên tất cả các trang Web của tỉnh.

Công tác vận động XTĐT được Ban quản lý các KCN xác định là nhiệm vụ cần thiết, vì vậy BQL cần thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn việc tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức các buổi hội thảo, XTĐT, gặp mặt các đối tác ĐTTTNN đến tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Tổ chức các hoạt động XTĐT, tập trung kêu gọi các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng tại các KCN Đồng Văn, Hòa Mạc, Châu Sơn.

Cử các cán bộ có năng lực tham gia các đoàn công tác của tỉnh đi XTĐT tại các quốc gia khác như Singapore,Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan,Hàn Quốc, Nhật Bản,... Tỉnh cũng cần tiến hành in đĩa và các tài liệu để quảng bá về môi trường đầu tư tỉnhHà Nam tại các quốc gia này.

Làm tốt công tác XTĐT tại chỗ, xây dựng chương trình và kế hoạch tổ chức XTĐT từng năm.

Phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm XTĐT phía Bắc, Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổ chức XTĐT nước ngoài và phối hợp với các tổ chức: JBIC, JETRO, JICA để tổ chức XTĐT tại Nhật Bản.

Thực hiện tốt công tác XTĐT, thiết lập mối quan hệ với các văn phòng đại diện ngoại giao, đại sứ quán của các quốc gia nước ngoài tại Việt Nam, các Cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài, cũng như các cơ quan TW để

hội thảo đầu tư tại nước ngoài. Phối hợp với trung tâm XTĐT phía Bắc để tổ chức hội thảo về điều kiện và môi trường đầu tư của tỉnhHà Nam, tích cực tham gia các buổi hội thảo và hội chợ triển lãm cả trong và ngoài nước. Tranh thủ các buổi tiếp xúc và làm việc với các đoàn ngoại giao nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các đoàn doanh nghiệp đến thăm, làm việc với tỉnh để kêu gọi đầu tư, đồng thời học hỏi kinh nghiệm. Cần có thái độ thân thiện và kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ cho công tác chuẩn bị và thực hiện XTĐT nước ngoài.

3.3.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tỉnh Hà Nam cần phối hợp tích cực với các nhà đầu tư hoàn thành nhanh việc bồi thường GPMB, giao đất cho nhà đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn phát sinh trong quá trình hình thành và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng cường các biện pháp khuyến khích đầu tư, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư chiến lược và lâu dài như các nhà đầu tư có vốn lớn, công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại. Tỉnh Hà Nam cần chú ý khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng công nghệ Xanh: ít tiêu tốn năng lượng, nhiên liệu; ít đồ phế thải đảm bảo cho các dự án và môi trường của tỉnh phát triển bền vững.

Hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp FDI để giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, xử lý kịp thời mọi phát sinh vướng mắc thuộc thẩm quyền. Các thủ tục hành chính liên quan đến quá trình hình thành dự án được thực hiện theo cơ chế “một đầu mối” - nhà đầu tư chỉ nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Ban Quản lý các Khu công nghiệp Hà Nam, giảm thiểu tối đa thời gian so với các quy định của Nhà nước.

Kiên quyết bãi bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp hoặc gây khó khăn, cản trở cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, tăng sức cạnh tranh để thu hút các nguồn lực đầu tư vào tỉnh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác phối hợp với các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết các thủ tục

hành chính. Nghiên cứu áp dụng và thực hiện mô hình dịch vụ hành chính công để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp FDI trong quá trình thực hiện triển khai các thủ tục hành chính.

Chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho tất cả các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh. Tạo niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tư đang hoạt động tại tỉnh Hà Namnhằm thu hút các nhà đầu tư khác đến đầu tư vào tỉnh. Thực hiện phân cấp các thủ tục xây dựng cơ bản, nhất là vấn đề đầu tư hạ tầng trong và ngoài KCN, KĐT; thực hiện nhanh việc đầu tư hạ tầng đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.Ngoài ra, tỉnh cần rà soát lại các dự án đầu tư còn chậm tiến độ, giúp doanh nghiệp giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Cần có quy trình quy hoạch cụ thể để tránh đầu tư trồng chéo, gây ảnh hưởng dài hạn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh

3.3.3. Đào tạo nguồn nhân lực và chính sách thu hút, sử dụng nhân tài

Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức có liên quan đến lĩnh vực thu hút vốn FDI về ý thức,nhận thức, thái độ, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức cũng như chuyên môn nghiệp vụ. Yếu tố con người luôn là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam. Ngày nay, các tỉnh và thành phố trong cả nước đang tích cực thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đang trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vì thế sự cạnh tranh để thu hút vốn FDI đang diễn ra ngày càng gay gắt. Một trong những yếu tố mà các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hết sức quan tâm là đội ngũ lao động.Thực tế cho thấy đội ngũ lao động của tỉnh Hà Namhiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài về cả số lượng và chất lượng. Do vậy, tỉnh Hà Nam cần đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và người lao động.

Cần có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài hợp lý vì việc này có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài mà còn có ý nghĩa đối với tỉnh Hà Nam trong công tác thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cần lập kế hoạch thu hút nhân tài từ các nơi khác về làm việc tại tỉnh Hà Nam, đồng thời đưa ra những chính sách ưu đãi cho họ như cấp nhà, lương thưởng, ưu đãi về y tế, giáo dục,... Hỗ trợ các sinh viên của tỉnh đi học tập tại các nước phát triển. Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan để phát triển hệ thống đào tạo - giáo dục theo nhu cầu của thị trường.

Cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong ngắn hạn cũng như dài hạnđể đáp ứng kịp thời nhu cầu về cán bộ quản lý; đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ cao cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường các kỷ cương, kỷ luật hành chính; thực hiện tốt công tác thanh tra và trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý doanh nghiệp có nguồn vốn FDI.

Tăng chi ngân sách nhà nước hàng năm góp phần tăng cường giáo dục đào tạo toàn diện;chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển vào các dịch vụ đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên chức nhà nước và cán bộ công nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI. Tỉnh Hà Nam cùng cần có các cam kết với các doanh nghiệp FDI về việc cung cấp đội ngũ lao động đạt tiêu chuẩn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và có những biện pháp hỗ trợ đào tạo phù hợp cho doanh nghiệp.

3.3.4. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

“Công nghiệp hỗ trợ là một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các đầu vào trung gian (gồm các linh kiện, phụ tùng và công cụ để sản xuất ra các linh kiện phụ tùng này) cho các ngành lắp ráp và chế biến”1.Ngành công nghiệp phụ trợ là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế

bền vững. Chính vì vậy, đây là nhiệm vụ tối cần thiết cho Việt Nam nói chung và cho tỉnh Hà Nam nói riêng.

Hà Nam đang phải cạnh tranh với các khu vực, các tỉnh thành khác trong việc thu hút nguồn vốn ĐTTTNN, vì vậy việc xác định tầm nhìn, xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ là một biện pháp cần thiết để tỉnh Hà Nam vượt qua được những thách thức này.

Tỉnh Hà Nam đang cố gắng hết sức để trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020.Hà Namlà tỉnhđang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 15%.Giống như các tỉnh khác, tỉnh Hà Nam đang tận dụng nguồn vốn ĐTTTNN như là một yếu tố dẫn dắt nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.Tỉnh Hà Nam đã nhận ra rằng: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là nhân tố đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá và thu hút nguồn vốn ĐTTTNN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nam, cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất, môi trường đầu tư phải được cải thiện sao cho hấp dẫn hơn để thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ.

-Thứ hai, thiết lập các kênh trao đổi thông tin giữa các nhà lắp ráp nước ngoài với các nhà cung cấp trong nước để giảm khoảng cách về thông tin lẫn nhau, giúp họ có thể cùng nhau hợp tác trong việc cung cấp các sản phẩm phụ trợ. -Thứ ba, hầu hết các nhà cung cấp phụ tùng, linh kiện đều là các DN vừa và nhỏ, do đó tỉnh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các DN này.

-Thứ tư, thúc đẩy liên kết giữa các DN trong nước với các DN đa quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới.

-Thứ năm, hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

“Thu hút FDI đã bước sang giai đoạn mới, đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng mục tiêu cần thu hút đầu tư.Bên cạnh đó, vấn đề môi trường phải được đặt lên hàng đầu. Đã đến giai đoạn chấm dứt thu hút FDI bằng mọi giá để lấy thành tích” – Ông Phan Hữu Thắng – nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài. Trước bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, kinh tế trong nước đối mặt với tình trạng lạm phát cao thì việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả và bền vững có ý nghĩa quan trọng để tạo những bước tiến vững chắc trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Sau đây xin kiến nghị một số giải pháp mang tính cấp bách và chiến lược trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỈNH HÀ NAM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI). (Trang 56)