Luật pháp, chính sách

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỈNH HÀ NAM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI). (Trang 63)

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến đầu tư phù hợp với cam kết WTO và thông lệ quốc tế, chỉnh sửa và bổ sung Luật Đầu tư (2005) tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Thứ hai, cần có chính sách ưu tiên phát triển ngành trong từng tỉnh và KCN mà vừa qua chúng ta còn chưa có. Trước hết, cần coi trọng và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài dựa trên lợi thế của từng tỉnh và KCN. Đối với một số vùng cần nêu bật định hướng thu hút FDI vào một số ngành, các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và vốn cao, các ngành hỗ trợ có liên quan. Cần chú trọng phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động.Song điều đó không có nghĩa là không chú trọng thu hút FDI vào phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp nặng để đảm bảo sản xuất hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Bài học quan trọng nhất của các nước NICs trong những năm vừa qua là phải xây dựng được một cơ cấu sản phẩm hợp lý, một cơ cấu sản phẩm phải tự sản xuất các tư liệu sản xuất cung cấp cho toàn bộ nền kinh tế; tập

trung thu hút FDI vào các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và vốn cao do các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động mất dần khả năng cạnh tranh quốc tế, sức lao động không còn là lợi thế nữa.

Thứ ba,cần phải có chính sách chuyển giao công nghệ đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nếu không chúng ta sẽ chỉ là một thị trường tiêu thụ khổng lồ với dân số gần 90 triệu dân cho các nước. Ví dụ điển hình như trong ngành công nghiệp ôtô, Việt Nam không có chính sách chuyển giao công nghệ với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…Vì vậy, sau 10 năm mặc dù nước ta có nhiều hãng ôtô nổi tiếng trên thế giới đầu tư nhưng các chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ vĩnh viễn không có ngành công nghiệp ôtô.

Thứ tư, Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản do đây là một thị trường không hoàn hảo, dễ dẫn đến tình trạng độc quyền trong cạnh tranh, tạo nên cơn sốt giá, nâng giá đất giả tạo, làm cho chi phí đầu tư FDI của nước ta cao hơn so với các nước trong khu vực.

Thứ năm, bên cạnh việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn FDI, những dự án đầu tư cần phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong từng giai đoạn. Do đó, cần phải xây dựng đề án phát triển và danh mục đầu tư thích hợp với tiến trình phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỈNH HÀ NAM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI). (Trang 63)