Các hình thức đầutư dựán FDI tại Hà Nam

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỈNH HÀ NAM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI). (Trang 27)

Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào một quốc gia khác thường lựa chọn một trong các hình thức đầu tư trực tiếp sau: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các dạng hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao và kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng và chuyển giao (BT). Tùy vào đặc điểm của từng địa điểm đầu tư mà các nhà đầu tư sẽ lựa chọn hình thức đầu tư trực tiếp phù hợp để đảm bảo đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp của họ.

Bảng 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam phân theo hình thức giai đoạn 1997 - 2012

Đơn vị tính: triệu USD

Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ trọng (%) Tổng vốn đầu

Tỷ trọng (%)

ngoài

Liên doanh 5 7,94 150,5 28,48

Tổng 63 100 528,4 100

(Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam)

Bảng 2.1 cho thấy hình thức đầu tư trực tiếp mà các nhà đầu tư đang lựa chọn sử dụng tại tỉnh Hà Nam hiện nay. Tính đến năm 2012, Hà Nam có tất cả 63 dự án FDI, trong đó không có dự án nào được đầu tư dưới hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, hay BOT, BTO, BT. Các dự án FDI này chỉ được đầu tư dưới hai hình thức là 100% vốn nước ngoài và liên doanh. Trong số các dự án đang hoạt động tại tỉnh, số các dự án 100% vốn nước ngoài chiếm đa số với58 dự án.Các dự án liên doanh liên kết có 5 dự án.

Hình 2.2 minh họa xu hướng thay đổi giữa hai hình thức đầu tư chủ yếu tại Hà Nam là liên doanh và 100% vốn nước ngoài.

Giai đoạn 1997-2000 do mới tái thành lập tỉnh, các điều kiện về cơ sở hạ tầng của tỉnh còn yếu kém nên chưa thu hút được dự án đầu tư nước ngoài nào, do đó chưa xuất hiện hình thức đầu tư nào tại tỉnh.

(Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam)

Giai đoạn 2001-2005, tỉnh thu hút được 6 dự án FDI và cả 6 dự án này đều được đầu tư dưới hình thức liên doanh. Đây là giai đoạn các nhà đầu tư mới đến tìm hiểu thị trường đầu tư của Hà Nam nên việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp liên doanh là hơp lý bởi doanh nghiệp liên doanh có ưu điểm là khai thác được kiến thức, hiểu biết của đối tác nước sở tại, đồng thời chia sẻ được chi phí, rủi ro khi thâm nhập thị trường nước ngoài và hình thức này cũng dễ được chính trị của nước sở tại chấp nhận. Trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường, các nhà đầu tư thường chưa có nhiều hiểu biết về phong tục, tập quán, thị hiếu tiêu dùng của thị trường mà họ quyết định đầu tư. Họ cũng chưa có nhiều hiểu biết về phong cách, tác phong làm việc của công nhân tại địa bàn đầu tư đó. Do vậy, nếu các nhà đầu tư sử dụng hình thức 100% vốn nước ngoài thì sẽ đem lại nhiều rủi ro, đồng thời làm tăng chi phí của doanh nghiệp và có thể dẫn đến nguy cơ phá sản cho doanh nghiệp của họ. Vì thế, doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư an toàn của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian đầu thâm nhập thị trường để giảm thiểu rủi ro cũng như chi phí thành lập doanh nghiệp. Và sau

một thời gian hoạt động thì các doanh nghiệp này sẽ dần chuyển sang hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài.

Giai đoạn 2006-2010, trên địa bàn tỉnh có 43 dự án FDI, trong đó có 25 dự án liên doanh và 18 dự án 100% vốn nước ngoài. Mặc dù trong giai đoạn trước không có dự án nào được đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài nhưng đến giai đoạn này thì hình thức đầu tư này tăng cao với 18 dự án. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp liên doanh trong giai đoạn trướcsau một thời gian hoạt động tại tỉnh đã thu thập được nhiều thông tin về thị trường, về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, đồng thời cũng rút ra được kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của địa bàn đầu tư một cách hiệu quả nên đã tiến hành mua lại cổ phần của doanh nghiệp tham gia liên doanh để chuyển doanh nghiệp sang hoạt động dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư có vốn lớn, am hiểu về môi trường đầu tư cũng như môi trường kinh doanh của tỉnh, họ không muốn chia sẻ quyền quản lý doanh nghiệp với các đối tác khác nên đã lựa chọn đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Việc sở hữu doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ giúp các nhà đầu tư thu được nhiều lợi hơn bởi nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì các nhà đầu tư có thể toàn quyền quyết định cũng như quản lý, kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giúp các nhà đầu tư giữ được bí quyết về công nghệ, hạn chế được những rủi ro về mất mát tài sản của doanh nghiệp. Hơn nữa, các nhà đầu tư còn được hưởng toàn bộ phần lợi nhuận của doanh nghiệp mà không phải chia cho bên liên doanh như trong hình thức doanh nghiệp liên doanh. Đây chính là nguyên nhân vì sao mà số lượng dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài ngày càng tăng trong các giai đoạn sau này.

Số lượng dự án liên doanh trong giai đoạn 2006-2010 vẫn giữ ở mức cao là do giai đoạn này tỉnh đã chú trọng nhiều hơn đến công tác thu hút ĐTTTNN, đồng thời sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 đã mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam thu hút và tiếp nhận các dự án FDI. Sau khi Việt Nam gia nhập

WTO thì số lượng các nhà đầu tư vào Việt Nam nói chung và vào Hà Nam nói riêng ngày càng tăng. Đối với rất nhiều nhà đầu tư thì đây là lần đầu tiên họ đầu tư vốn vào Việt Nam, do vậy họ quyết định lựa chọn hình thức liên doanh để hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp của mình. Chính vì thế, số lượng dự án liên doanh trong giai đoạn này vẫn chiếm tỷ trọng nhiều hơn số lượng dự án 100% vốn nước ngoài.

Giai đoạn 2010-2012 cho thấy sự thay đổi lớn trong hình thức đầu tư FDI tại Hà Nam. Trong giai đoạn này thì số lượng dự án 100% vốn nước ngoài tăng vọt lên đến 58 dự án chiếm 92,07% (Hình 2.3). Tỷ trọng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm con số lớn như vậy là do phần lớn các doanh nghiệp sau một khoảng thời gian hoạt động dưới hình thức liên doanh đã nắm bắt được môi trường kinh doanh tại tỉnh nên chuyển sang đầu tư 100% vốn nước ngoài để có thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp mình nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn nữa cho doanh nghiệp của họ.Số dự án liên doanh trong giai đoạn này chiếm số lượng rất nhỏ chỉ với 5 dự án, chiếm 7,93% (Hình 2.3)

(Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam)

Việc các nhà đầu tư nước ngoài thường bắt đầu đầu tư bằng hình thức liên doanh, sau đó chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài không chỉ xảy ra ở tỉnh Hà Nam mà diễn ra ở hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam. Ở tất cả các tỉnh thành thì cơ cấu về hình thức của các dự án đầu tư FDI đều có sự chênh lệch lớn giữa hai hình thức đầu tư liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Điều này cho thấy Việt Nam là một môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tại tỉnh Hà Nam cũng có sự chênh lệch rõ ràng giữa hai hình thức đầu tư này chứng tỏ các nhà đầu tư đã tìm hiểu kỹ về môi trường đầu tư của tỉnh, và thấy đây là một môi trường đầu tư có tiềm năng.Đây là một tín hiệu lạc quan cho tỉnh trong việc thu hút ĐTTTNN.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỈNH HÀ NAM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI). (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w