Nguyên nhân khách quan dẫn ngƣời phạm tội thực hiện hành vi phạm

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân cách phạm nhân phạm tội ma túy đang chấp hành hình phạt tại trại giam Phú Sơn 4 (Trang 80)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.2.Nguyên nhân khách quan dẫn ngƣời phạm tội thực hiện hành vi phạm

tội ma túy

Trong xã hội, mỗi ngƣời khi đã trƣởng thành đều sống và làm việc theo những chuẩn mực xã hội hƣớng tới mục tiêu nào đó. Trong cuộc sống xã hội đó con ngƣời luôn có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Hoạt động của con ngƣời chịu tác động của nhiều yếu tố. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan thuộc về chính bản thân phạm nhân còn có nguyên nhân thuộc về yếu tố khách quan nằm ở hoàn cảnh xã hội tác động cho phối lẫn nhau.

Có thể nói rằng, nguyên nhân chủ quan dẫn đến con đƣờng phạm tội mua bán chất ma túy ở phạm nhân xuất phát từ chính cá nhân mỗi ngƣời. Đặc điểm nổi bật trong những nguyên nhân khách quan dẫn phạm nhân đến thực hiện hành vi phạm tội ma túy là không có việc làm, không có thu nhập cho bản thân và gia đình, cũng xuất phát từ chính bản thân họ lƣời biếng không chịu lao động.

Nghiên cứu đặc điểm nhân khẩu, vị thế của phạm nhân cho thấy họ phần lớn phạm nhân không có nghề nghiệp ổn định để kiếm sống, điều này thể hiện qua biểu đồ 3.4

Biểu đồ 3.4: Nghề nghiệp của phạm nhân phạm tội mua bán ma túy

Nghề nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình hình thành những phẩm chất, đặc điểm, tâm lý, ý thức của cá nhân nói chung. Đối với những những ngƣời phạm tội thì đặc điểm nghề nghiệp có ảnh hƣởng trực tiếp đến hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả tác hại do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội. Ảnh hƣởng của nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm pháp luật của phạm nhân thể hiện thái độ , thủ đoạn, khả năng chê dấu và xóa dấu vết cũng nhƣ độ nghiêm trọng của hậu quả tác hại do họ gây ra với xã hội. Thực tế cho chúng ta thấy, ngƣời nào có trình độ tay nghề chuyên môn cao thì hành vi phạm tội cũng nhƣ thủ đoạn che dấu càng tinh xảo.

Qua biểu đồ 3.4. cho thấy nghề nghiệp của phạm nhân phạm tội ma túy cũng rất đa dạng, chiếm tỉ lệ cao nhất là thành phần “không nghề nghiệp” chiếm 34.0%. Tỉ lệ này cho thấy về số lƣợng lao động không có việc làm rất cao, không có việc làm sẽ tạo ra nhiều hệ lụy cho bản thân ngƣời thất nghiệp, gia đình và xã hội. Một việc làm để kiếm sống hàng ngày không có nên họ càng dễ đi vào con đƣờng tội lỗi để mƣu sinh, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến

con đƣờng phạm tội ma túy. Lao động phổ thông chiếm 30.5%, theo tìm hiểu của chúng tôi thì đây đƣợc gọi là một “nghề” mà có nghĩa là làm bất cứ việc gì mà ngƣời khác thuê mƣớn mà không cần trải qua quá trình đào tạo một cách bài bản – một nghề mang tính chất tự phát, lao động “chân tay” là chủ yếu. Thu nhập từ những việc làm tụ phát này không đảm bảo đủ cuộc sống cho họ, và họ luôn luôn sẵn sàng làm mọi việc ngƣời khác thuê. Tiếp đó là số lƣợng khách thể làm nghề “xe ôm”, trong quá trình nghiên cứu thực tế, phạm nhận làm nghề “xe ôm” là một trong những đầu mối vận chuyển ma túy đến các tụ điểm để mua bán trao đổi. Tình trạng việc làm của phạm nhân phạm tội ma túy cho thấy họ chủ yếu làm những việc có vị trí thấp trong xã hội, có thu nhập thấp và rất thất thƣờng. Đặc biệt nghề của họ chủ yếu là nghề tự do, không có một tổ chức nhất định, họ không bị ràng buộc bởi những chế ƣớc, quy định của các tổ chức nên phần nào họ thƣờng không chịu sự chi phối của các chuẩn mực xã hội.

Để tìm hiểu thêm về đồng phạm của phạm nhân mua bán ma túy là đối tƣợng nào chúng tôi có tìm hiểu thông qua câu hỏi: “Anh/chị thực hiện hành vi

phạm tội ma túy cùng với ai?” thu đƣợc kết quả nhƣ sau ở bảng 3.10.

Bảng 3.10: Vai trò của các đối tượng khác nhau đối với việc thực hiện hành vi phạm tội của phạm nhân

STT Nội dung SL % TB

1 Cùng thành viên trong gia đình 20 9.9 4

2 Cùng bạn bè 43 21.2 2

3 Một mình 35 17.2 3

4 Nhóm ngƣời ngoài xã hội 105 51.7 1

Bảng số 3.10 cho thấy cảm xúc khi phạm nhân phạm tội mua bán ma túy quan tâm khi bị bắt là “quan tâm xem có ai bị bắt không” cho ta thấy đồng phạm

của họ chủ yếu là những mối quan hệ ngoài xã hội. Cảm xúc này cho thấy họ đang cố tìm ai đó cùng hoàn cảnh với họ. Nhƣng ở bảng số liệu này con số ít nhất lại là con số chúng tôi quan tâm nhất. Có 9.9% phạm nhân cho biết đối tƣợng phạm tội cùng họ là “thành viên trong gia đình”, điều này cho thấy đƣờng dây mua bán ma túy chất ma túy hiện nay hình thành đƣờng dây “huyết thống”, mô hình phạm tội này tính nguy hiểm càng tăng cao, sự đoàn kết, gắn bó, bảo vệ lẫn nhau giữ các thành viên trong đƣờng dây thì rất khó để cơ quan điều tra lấy cung và bắt giữ đồng bọn. Điều quan trọng hơn cho thấy rằng, có sự tha hóa nhân cách, lệch chuẩn ngay từ các thành viên đứng đầu gia đình, théo ý kiến của cán bộ giáo dục có những vụ án mà từ bố mẹ và các con cùng nằm trong đƣờng dây phạm tội ma túy, một gia đình nhƣ vậy thì bản thân những thành viên sinh ra và lớn lên khó tránh khỏi sự tiếp thu lối sống tiêu cực cũng nhƣ những giá trị vật chất đi ngƣợc lại với lợi ích xã hội.

Bên cạnh sự lo lắng sợ hãi thì ở phạm nhân xuất hiện suy nghĩ về gia đình mình “gia đình và người thân sẽ như thế nào?” chiếm 1.5%. Qua trao đổi với cán bộ giáo dục ở trại giam chúng tôi đƣợc biết phạm nhân phạm tội ma túy hầu nhƣ có điều kiện hoản cảnh kinh tế khó khăn, không có công ăn việc làm. Chính từ việc khó khăn về cuộc sống mƣu sinh hàng ngày, bản thân họ có quá trình đấu trang động cơ với thời gian dài từ khi nảy sinh nhu cầu đến khi quyết định thực hiện hành vi phạm tội, họ có quá trình đấu tranh động cơ, cân nhắc kỹ càng trƣớc khi phạm tội. Tuy nhiên số lƣợng phạm nhân có suy nghĩ về gia đình mình khi bị bắt chỉ có 1.5 %, con số này khá thấp so với tổng số khách thể nghiên cứu.

Có 8.9% “sẵn sàng đón nhận” và “xác định thế là hết” 5.9 % khi bị cơ quan công an bắt giữ, cảm xúc này xuất hiện ở đối tƣợng phạm tội cho thấy tâm thế sẵn sang đón nhận của họ và cũng phần nào cho thấy sự chấp nhân trƣớc khi họ thực hiện hành vi phạm tội. Sự chấp nhận của họ cho thấy một sự chấp nhân đánh đổi ở chính bản thân họ. Ở phạm nhân phạm tội ma túy cho thấy họ xác định nếu bị bắt thì coi nhƣ không còn gì, sự sụp đổ niềm tin ở họ là một trong

những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục cải tạo, xây dựng lại những phẩm chất nhân cách tích cực ở họ.

Bảng 3.11: Nguyên nhân khách quan dẫn người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội ma túy

STT Nguyên nhân khách quan ĐTB ĐLC

1 Khó khăn về kinh tế 2.4 2.4 2 Bị lừa gạt, dẫn dắt 1.7 0.84 3 Bạn xấu lối kéo, rủ làm 1.8 0.86 4 Gia đình mâu thuẫn, tan vỡ 2.2 0.7 5 Gia đình có ngƣời nghiện ngập 2.4 0.64 6 Gia đình có ngƣời tiền án, tiền sự 2.1 0.75 7 Công việc hấp dẫn, dễ kiếm tiền 1.9 0.68

Tổng 2.0 0.61

Nhìn vào bảng 3.11 cho chúng ta thấy đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của các nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội ma túy của phạm nhân đạt mức điểm trung bình tƣơng đối khá 2.1 điểm. Biểu hiện điểm trung bình dao động từ 1.7 đến 2.6, trong đó đánh giá của phạm nhân cho rằng nguyên nhân ảnh hƣởng nhiều nhất đến hành vi phạm tội ma túy của họ là “không có việc làm” đạt 2.6 điểm. Nhƣ đã phân tích ở trên, đa số phạm nhân phạm tội ma túy là những ngƣời không có nghề nghiệp ổn định trong xã hội, không có bằng cấp chuyên môn cũng nhƣ học vấn trong xã hội. Do đó, họ chỉ có thể tìm kiếm những việc làm không ổn định, không có chỗ đứng vững vàng trong xã hội, không đủ khả năng đảm bảo cho bản thân bằng những việc làm không ổn định hàng ngày. Hơn nữa họ lại luôn

có quan niệm sống phải đầy đủ vật chất và khẳng định mình không thua kém ngƣời khác nhƣng lại lƣời lao động, sợ sự vất vả khó khăn nên bản thân họ đã đầu hàng và từ bỏ những cơ hội việc làm chân chính. Chính lối sống này làm cho ngƣời phạm tội không từ bỏ ý định phạm tội đƣợc vì nhu cầu sống vật chất của họ quá cao mà khả năng kiếm tiền từ lao động chân chính lƣơng thiện lại quá thấp.Ở bản thân họ luôn có sự mâu thuẫn giữa nhu cầu thỏa mãn những đòi hỏi của cuộc sống với khả năng tự khẳng định và thực hiện của chính bản thân mình. Bên cạnh đó “nghiện ngập” là nguyên nhân chủ quan đƣợc đánh giá với mức điểm trung bình cao thứ 2 với 2.5 điểm, phạm nhân cho rằng đây là nguyên nhân ảnh hƣởng khá nhiều đến hành vi phạm tội của họ. Một điều dễ hiểu rằng, bản thân khi đã dính vào ma túy, không có khả năng kinh tế chi trả thỏa mãn nhu cần hút của bản thân thì chính họ cũng phải tham gia mua bán để phục vụ chính nhu cầu của họ sau đó mới tình sinh lời kiếm lãi. Nguyên nhân “lười biếng không

muốn lao động cực khổ” là nguyên nhân sâu xa đến hành vi phạm tội ma túy của

phạm nhân, bản thân không muốn vất vả nhƣng họ lại mong muốn có cuộc sống an nhàn và hƣởng thụ. Bản thân phạm nhân cho thấy họ phạm tội mua bán trái phép chất ma túy do chính bản thân “nghiện ngập”, ngay phần đầu chúng tôi có khảo sát phạm nhân khi đặt ra câu hỏi “khi đã tham gia vào đường dây mua bán

ma túy thì rất khó dứt bỏ” phạm nhân đều cho rằng khi đã tham gia mua bán ma (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

túy thì rất khó dứt bỏ và thêm việc họ đã “nghiện” thì họ rơi vào vòng luẩn quẩn, không lối thoát. Ma túy nhƣ con ma vô hình trói buộc họ và ngày họ càng dấn sâu hơn vào con đƣờng phạm tội. Trình độ nhận thức cũng là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn họ đến con đƣờng phạm tội mua bán chất ma túy. Số đông phạm nhân có học vấn thấp và xuất thân từ nông thôn và miền núi, cơ hội tiếp xúc với các phƣơng tiện thông tin đại chúng cũng nhƣ sách báo hạn chế đặc biệt là nhận thức về pháp luật nên họ chỉ nhìn thấy lợi nhuận hiện tại mà không biết hết hậu quả lâu dài của việc họ làm.

Tiểu kết chƣơng 3

Qua phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy, phạm nhân là những đối tƣợng có những nét nhân cách và đời sống tâm lý rất phức tạp không giống với các đối tƣợng khác trong xã hội. Chúng tôi thấy rằng, phạm nhân có những đặc điểm nhân cách nổi bật nhƣ: tƣ duy cứng nhắc, tầm nhìn hạn chế, thích phân tích, phê phán, tình cảm không ổn định, thiếu tự tin vào bản thân, dè dặt trong giao tiếp nhƣng khá cởi mở.

Phạm nhân phạm tội ma túy là ngƣời luôn có xu hƣớng ham muốn vật chất, thỏa mãn nhu cầu thấp kém và lƣời lao động. Không có sự phát triển hài hòa giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, giữa nhu cầu cá nhân và nhu cầu mang ý nghĩa xã hội. Hệ thống nhu cầu của họ khá nghèo chủ yếu tập trung vào những ham muốn vật chất. Họ thích đƣợc hƣởng thụ cuộc sống đầy đủ vật chất nhƣng bản thân lại lƣời biếng thiếu chủ động trong tìm việc làm. Họ thiếu sự kiểm soát bản thân theo đúng những chuẩn mực xã hội và pháp luật quy định, bản thân dễ xa ngã vào những giá trị vật chất tầm thƣờng. Bản thân họ không xác định lý tƣởng, mục đích sống. Những giá trị mang lại những lợi ích vật chất tầm thƣờng đã trở thành động cơ thúc đẩy họ tham gia phạm tội ma túy. Họ thiếu những hứng thú với việc tìm một công việc lao động chân chính mà chỉ lấy hoạt động mua bán trái phép chất ma túy là hoạt động chủ đạo, vì thế nhân cách của bị suy thoái.

Phạm nhân phạm tội ma túy là ngƣời kém ý chí vƣợt qua khó khăn, không có thái độ tích cực với yêu cầu xã hội, thậm chí là coi thƣờng. Họ có thái độ tiêu cực với lao động chân chính, muốn làm ít hƣởng nhiều, làm nhàn nhƣng lại muốn giàu nhanh đáp ứng nhu cầu vật chất của họ, đây là một thái độ sống tiêu cực và là nguyên nhân dẫn đến con đƣờng phạm tội của họ. Họ hay phụ thuộc vào nhóm, khả năng tuân thủ của họ khá cao, đây là một nét nhân cách đặc thù của nhóm phạm nhân này vì họ phải chấp hành đúng nguyên tắc đã đề ra trong đƣờng dây mua bán ma túy. Sự tuân thủ cao dẫn đến việc họ thiếu tự chủ, tự tin trong việc đƣa ra quyết định cho bản thân, họ thƣờng hƣớng đến sự tán đồng của số

đông. Phạm nhân thƣờng ít chú trọng những giá trị có tính chất lý tƣởng, tạo ra niềm tin tích cực có giá trị cao để vƣơn lên. Tuy nhiên họ cũng là ngƣời khá cởi mở đối với mọi ngƣời trong nhóm.

Bên cạnh đó, sự tự đánh giá của họ cũng khá cao. Họ có thể đánh giá đúng các phẩm chất của mình, có thể nhận ra những việc làm sai trái hoặc những định hƣớng giá trị tầm thƣờng nhƣng mà vấn đề là họ có điều chỉnh và thay đổi đƣợc không? Tự đánh giá đúng đắn thể hiện trong tinh thần tự hào của những ngƣời đã khẳng định bản thân bằng những phẩm chất tích cực, tuy nhiên với phạm nhân phạm tội ma túy không tự điều chỉnh đƣợc bản thân, không thoát khỏi những cám dỗ vật chất tầm thƣờng và những siêu lợi nhuận do ma túy đem lại.

Phạm nhân phạm tội ma túy có tình cảm mất cân bằng, không ổn định. Họ hay phòng vệ với mọi ngƣời xung quanh nhƣng thực chất thì họ yếu đuối, dễ xúc động. Bản thân họ thƣờng lo lắng về gia đình, xã hội ruồng bỏ không chấp nhận họ vì những tội lỗi họ đã gây ra. Họ khá nhút nhát và hay xúc động, những điều này thể hiện rõ trong quá trình chấp hành án phạt, có thể thấy trong môi trƣờng sống biệt giam cách ly với xã hội tự do đã làm cho những con ngƣời từng một thời lầm lỗi.

Phạm nhân phạm tội ma túy có tầm nhìn hạn chế, tƣ duy cứng nhắc, quan tâm đến những điều nhỏ nhặt, vật chất tầm thƣờng. Họ ý thức đƣợc hành vi phạm tội của mình nhƣng lại không có quyết tâm để thay đổi, sửa chữa, thiếu khả năng nhìn xa, trộng rộng. Sự hạn chế về trình độ học vấn, khả năng đáp ứng nghề nghiệp thấp công với tâm lý lƣời lao động nhƣng muốn đƣợc hƣởng thụ nên năng lực của họ không đáp ứng đƣợc với những công việc lao động chân chính. Từ những hạn chế về năng lực sẵn có cộng với sự thiếu ý chí chấp nhận vất vả khó khăn trong công việc nên tƣ duy của phạm nhân phạm tội mua bán ma túy ngày càng khô cứng và hạn hẹp.

Qua nghiên cứu cho ta thấy phần lớn phạm nhân có điều kiện hoàn cảnh gia đình đặc biệt, phần lớn là điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ chồng ly thân…đây là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn phạm nhân đến con đƣờng phạm tội.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiến về “Đặc điểm nhân cách

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân cách phạm nhân phạm tội ma túy đang chấp hành hình phạt tại trại giam Phú Sơn 4 (Trang 80)