Tƣơng quan giữa các đặc điểm nhân cách

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân cách phạm nhân phạm tội ma túy đang chấp hành hình phạt tại trại giam Phú Sơn 4 (Trang 48)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.1.5. Tƣơng quan giữa các đặc điểm nhân cách

Có thể nói rằng các đặc điểm nhân cách luôn tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất, không tách rời nhau. Tuy nhiên mức độ liên kết giữa các nét nhân

cách có chặt chẽ hay không còn phụ thuộc vào nhân cách và điều kiện của từng ngƣời cụ thể. Kết quả khảo sát cho thấy các đặc điểm nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau nhƣng không phải tất cả đều có sự thống nhất với nhau.

3.1.5.1.Mối tương quan giữa các yếu tố cùng nhóm đặc điểm nhân cách

Hệ số tƣơng quan có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p tƣơng ứng

hiển thị trên hình 3.1 cho thấy mối tƣơng quan giữa các yếu tố trong nội nhóm đặc điểm diễn ra ở bốn nhóm yếu tố: nhóm đặc điểm tƣ duy, nhóm đặc điểm tình cảm ý chí, nhóm đặc điểm liên nhân cách và nhóm đặc điểm tự kiểm soát đánh giá.

Hình 3.1.Tương quan giữa các đặc điểm nhân cách

C O Q4

A Q2 E

L G MD Q3

Ghi chú: Các giá trị trên đây là hệ số tương quan nhị biến Pearson(r) có ý nghĩa về mặt thống kê ở các cấp độ khác nhau, r* khi p<0.05; r** khi p<0.01

Trong nhóm đặc điểm tƣ duy trí tuệ nổi bật hơn cả là mối tƣơng quan giữa yếu tố M(Thực tế - viển vông) với yếu tố B(tƣ duy). Hệ số tƣơng quan giữa M và B(r =0.17 với p <0.05) cho thấy đây là hai yếu tố có có đồng biến thiên tỉ lệ thuận. Mối tƣơng quan này phản ánh khá thiết thực với thực tế cách tƣ duy của phạm nhân, những suy nghĩ toan tính về cuộc sống, khi toan tính của họ càng thực tế thì tƣ duy càng hoạt động tích cực để đạt đƣợc những động cơ đó và ngƣợc lại khi những toan tính về cuộc sống viển vông kém thực tế thì tƣ duy của họ cũng không thiết thực về những mong muốn nhu cầu đó.

0.41* 0.15* 0.16* -0.01* 0.39** -0.13** -0.62* 0.05* 0.37*

Nhóm đặc điểm ý chí, tình cảm nổi bật lên là mối tƣơng quan giữa yếu tố O (Tự tin – lo hãi) và Q4 (Yếu đuối – căng thẳng). Hệ số tƣơng quan giữa O và Q4 (r = 0.05 với P <0.05) cho thấy hai yếu tố này có mối tƣơng quan thuận. Khi con ngƣời thấy căng thẳng bực mình, bị kích động, cảm xúc bất an (điểm cao ở yếu tố Q4), thì dễ rơi vào trạng thái lo lắng, sợ sệt và dễ xúc động (điểm cao ở yếu tố O), và ngƣợc lại khi sự căng thẳng giảm đi thì các trạng thái lo lắng, sợ sệt cũng giảm đi. Mối tƣơng quan này cho thấy hai trạng thái này song hành cùng nhau.

Trong nhóm đặc điểm ý chí tình cảm còn có sự tƣơng quan khá nổi bật giữa yếu tố O(Tự tin – lo hãi) và C(Tình cảm không ổn định – tình cảm ổn định). Hệ số tƣơng quan giữa O và C(r = -0.62 P<0.01), đây là mối tƣơng quan nghịch. Tƣơng quan này cho thấy ở phạm nhân khi bản thân họ tự tin thì thể hiện sự ổn định về tình cảm và khi bản thân họ thấy lo hãi thì tình xảm xuất hiện ở họ không ổn định. Đây là một trong những điểm đáng chú ý trong quá trình giáo dục cải tạo phạm nhân đạt hiệu quả tốt. Bản thân phạm nhân trong quá trình chấp hành án luôn mang tâm lý tự ti lo sợ vì tội lỗi mình gây ra chính điều này làm cho họ phòng vệ và hay lung túng, sợ sệt khi giao tiếp với cán bộ quản giáo cũng những những ngƣời bạn tù xung quanh. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những rối loạn hành vi trong quá trình cải tạo, có nhiều trƣờng hợp phạm nhân dễ bị kích động và dẫn tới vi phạm những nội quy cơ bản của trại giam. Nắm bắt đƣợc điều này dễ giúp lực lƣợng cán bộ giáo dục có những phƣơng hƣớng giáo dục phạm nhân hiệu quả hơn trong quá trình thi hành án.

Trong nhóm đặc điểm tự kiểm soát, tự đánh giá xuất hiện mối quan hệ thuận khá chặt chẽ giữa yếu tố MD(Tự đánh giá),Q3(Tự kiểm soát thấp - cao), G(Tố chất tình cảm – Chuẩn mực của hành vi). Hệ số tƣơng quan của cả 3 yếu tố này đều > 0, đây là mối tƣơng quan thuận, nếu điểm ở yếu tố G càng cao thì điểm ở yếu tố Q3 càng cáo và yếu tố MD cũng vậy. Mối tƣơng quan này lý giải khi tự đánh giá càng cao thì hành vi cố gắng tuân thủ các chuẩn mực xã hội và kiểm soát hành vi càng cao. Và nếu khi sự đánh giá trong bản thân thấp đi thì cũng mất đi sự tuân thủ các chuẩn mực xã hội cũng nhƣ kiểm soát hành vi của mỗi cá

nhân. Tự đánh giá là một trong những mặt tích cực của nhân cách con ngƣời, yếu tố này làm tăng tính xã hội của con ngƣời, nó là yếu tố khiến mỗi cá nhân nhìn nhận, đánh giá và cũng là chuẩn mực của chính bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên tự đánh giá cũng là áp lực đối với mỗi cá nhân, luôn là chuẩn mực théo sát kìm nén hành động theo đúng chuẩn mực xã hội. Nhóm yếu tố tự kiểm soát – tự đánh giá đối với phạm nhân nói riêng là một yếu tố hết sức quan trọng, khi tái hòa nhập nếu khả năng tự kiểm soát và tự đánh giá cao và tích cực thì họ sẽ thuận lợi cho họ tái hòa nhập cộng đồng hơn, còn nếu bản thân họ tự tin và thiếu đi sự kiểm soát phù hợp với chuẩn mực giá trị xã hội thì là một rào cản khá lớn để họ tái hòa nhập xã hội.

Giữa các yếu tố thuộc nhóm đặc điểm quan hệ liên nhân cách cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ. Đó là mối quan hệ giữa các yếu tố A(Kín đáo – cởi mở), Q2(Tuân thủ - Không tuân thủ), E(Lệ thuộc – chủ động), L(Tin tƣởng – nghi ngờ). Các hệ số tƣơng quan lần lƣợt là r(A – Q2) = 0.39 P<0.01; r(Q2 - E) = 0.37 P<0.01; r(L – Q2) = -0.01 P<0.05. Hệ số tƣơng quan giữa các yếu tố cho thấy đặc điểm phụ thuộc vào nhóm, đi theo ý kiến ngƣời khác, tuân thủ rất cao (điểm yếu tố Q2 thấp), điều này rất đúng với . Điểm trung bình yếu tố A đạt 8.3 là mức điểm cao thể hiện phạm nhân khá cởi mở trong mối quan hệ với mọi ngƣời. Số liệu còn cho thấy họ là ngƣời khác tin tƣởng ngƣời khác khi tham gia vào các hoạt động (L đạt điểm trung bình). Trong mối quan hệ nhóm họ tỏ ra khá lệ thuộc, thụ động(yếu tố E đạt điểm trung bình) điều này lí giải hành vi phạm tội của phạm nhân, họ không chủ động trong trong công việc chính chính hàng ngày mà phải tham gia vào đƣờng dây mua bán trái phép chất ma túy để kiếm sống, và điều này tiếp tục đƣợc thể hiện trong quá trình chấp hành hình phạt, họ luôn lệ thuộc vào nhóm, thiếu sự chủ động, linh hoạt của cá nhân khi tham gia nhóm.

3.1.5.2. Mối tương quan giữa các đặc điểm nhân cách ở các nhóm khác nhau

Nhìn vào hình 3.1 chúng ta thấy mối tƣơng quan giữa các yếu tố có ý nghĩa trong test cattell dùng cho nhóm phạm nhân phạm tội ma túy. Mối tƣơng

quan giữa các yếu tố khác nhau tập trung điển hình tại một sống yếu tố trong các nhóm, các yếu tố này là cầu nối giữa các nhóm yếu tố với nhau, tạo nên mối quan hệ trong chỉnh thể nhân cách.

Mối tƣơng quan nổi bật nhất trong mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố này là yếu tố MD(Tự đánh giá) thuộc nhóm tự kiểm soát và tự đánh giá, yếu tố Q2(Tuân thủ - không tuân thủ) thuộc nhóm quan hệ liên nhân cách và yếu tố O(Tự tin – lo hãi) thuộc nhóm các đặc điểm ý chí tình cảm.

Xét về mối tƣơng quan của yếu tố MD có thể thấy rằng yếu tố này có mối quan hệ tỉ lệ thuận với các yếu tố Q2(Tuân thủ - Không tuân thủ), yếu tố Q2 tỉ lệ nghịch với yếu tố O(Tự tin – lo hãi). Điều này kí giải, khi con ngƣời tự kiểm soát cũng nhƣ ý thức về bản thân cao thì khả năng tuân thủ theo các chuẩn mực, pháp luật càng cao và ngƣợc lại, nếu khả năng đánh giá kiểm soát bản thân thấp thì cũng hạn chế sự tuân thủ các chuẩn mực giá chị chung của xã hội. Tuy nhiên, mỗi tƣơng quan này cũng chỉ ra sự mâu thuẫn trong các nét nhân cách của phạm nhân phạm tội ma túy, họ dễ dàng chấp hành nội quy, chuẩn mực của nhóm đây là thể hiện sự phụ thuộc, tuy nhiên cá nhân họ vẫn có những hành vi vi phạm nội quy trại giam, nghĩa là sự tuân thủ các chuẩn mực ở đối tƣợng phạm nhân mang tính chất nhóm nhiều hơn ở cả nhân, chƣa có sự thống nhất.

Còn yếu tố Q2(Tuân thủ - Không tuân thủ) tƣơng quan nghịch với yếu tố O(Tự tin – lo hãi) điều này diễn giải là khi tự tuân thủ cao thì cá nhân giảm đi sự tự tin điều này dễ hiểu khi cá nhân tham gia các hoạt động nhóm, sự tuân thủ chuẩn mực quy định làm cho cá nhân mất đi sự tự tin ở chính bản thân mình trong mối quan hệ tập thể và ngƣợc lại khi không bị sự quy chiếu của chuẩn mực giá trị chung nghĩa là sự tuân thủ kém thì bản thân họ lại tự tin cao.

Trong lý luận về đặc điểm nhân cách, thì sự thống nhất của nhân cách đƣợc thể hiện qua mối liên hệ chặt chẽ giữa các nét nhân cách. Các nét nhân cách tồn tại không tách rời nhau mà quan hệ thống nhất trong một chỉnh thể chung thể hiện rất đa dạng trong cuộc sống của con ngƣời. Sự thống nhất này đặc trƣng cho nhân cách tích cực, tuy nhiên đối với phạm nhân phạm tội ma túy thì ở

họ lại thiếu sự thống nhất giữa các nét nhân cách mà chỉ tập trung ở một số đặc điểm nhân cách, đôi khi sự thống nhất này còn thể hiện sự mâu thuẫn giữa bên trong và xu hƣớng biểu hiện bên ngoài. Trong các mối quan hệ giữa các đặc điểm nhân cách thì đặc điểm tƣ duy không có mối quan hệ nào với các yếu tố thuộc các nhóm đặc điểm nhân cách khác.

Nắm bắt đƣợc các đặc điểm và mối liên quan giữa các đặc điểm nhân cách phạm nhân phạm tội ma túy sẽ giúp lực lƣợng cán bộ trại giám hiệu và có hƣớng giáo dục mang lại hiệu quả cao đối với phạm nhân phạm tội này.

Trên đây là các đặc điểm nhân cách phạm nhân phạm tội ma túy qua kết quả test 16 yếu tố của Cattell. Tuy nhiên đây mới chỉ là những đặc điểm của nhóm phạm nhân phạm tội mua bán ma túy đƣợc khảo sát tại trại giam Phú Sơn 4, trên cơ sở đó mà chúng tôi khái quát, tổng hợp thành các đặc điểm nhân cách của nhóm phạm nhân phạm tội ma túy. Ngoài ra, để hỗ trợ cho phƣơng pháp test 16 yếu tố của Cattell, chúng tôi còn kết hợp với sử dụng phƣơng pháp bảng hỏi để nghiên cứu sau hơn về nguyên nhân dẫn ngƣời phạm tội thực hiện hành vi phạm tội ma túy.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân cách phạm nhân phạm tội ma túy đang chấp hành hình phạt tại trại giam Phú Sơn 4 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)