0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Các đặc điểm quan hệ liên nhân cách

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH PHẠM NHÂN PHẠM TỘI MA TÚY ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TẠI TRẠI GIAM PHÚ SƠN 4 (Trang 46 -46 )

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.1.3. Các đặc điểm quan hệ liên nhân cách

Việc xem xét các đặc điểm quan hệ liên nhân cách nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ của cá nhân đối với mọi ngƣời xung quanh, đối với nhóm, cách thức cá nhân thể hiện hành vi trong nhóm. Đối với phạm nhân phạm tội ma túy thì trong hoạt động cải tạo, quan hệ liên nhân cách thể hiện với các phạm nhân khác, cán bộ giáo dục, cán bộ quản giáo và ngƣời nhà mỗi khi đến thăm.

Các đặc điểm quan hệ liên nhân cách đƣợc thể hiện qua các yếu tố: A (kín đáo- cởi mở), E (lệ thuộc- chủ động), F (tính trầm- biểu cảm), H (nhót nhát- dũng cảm), L (tin tƣởng- nghi ngờ), N (trực tính- xã giao), Q2 (tuân thủ- không tuân thủ). Kết quả khảo sát cho thấy, một số yếu tố đạt điểm trung bình cao, một số yếu tổ thể hiện nằm ở khoảng trung bình.

Yếu tố A với mức điểm trung bình là đạt 8,3 là mức điểm cao cho thấy phạm nhân phạm tội ma túy là ngƣời khá cởi mở đối với mọi ngƣời xung quanh. Tuy nhiên theo sự chia sẻ của các bộ giáo dục thì phần lớn phạm nhân hạn chế

giao tiếp trong quá trình cải taọ, nhất là giao tiếp với lực lƣợng cán bộ tại trại giam, họ luôn e dè trong giao tiếp, kể cả với ngƣời trong tổ đội lao động. Điều này cho thấy ở họ luôn có rào cản giao tiếp với ngƣời xung quanh, tự ti về lỗi lầm mình gây ra. Có những phạm nhân không thích nghi đƣợc cuộc sống trong trại giam, xa gia đình ngƣời thân và cách ly xã hội dẫn đến cách sống khép kín, phòng vệ với mọi ngƣời xung quanh mình. Trong quá trình nghiên cứu thực tiễn, cán bộ giáo dục cho biết, hầu hết phạm nhân đến giới hạn hết thời gian chấp hành hình phạt tù hoặc đến ngày lễ lớn của nhà nƣớc thì nhu cầu giao tiếp ở họ càng trở nên mạnh mẽ và nó trở thành động cơ hoạt động ở phần lớn phạm nhân. Trong thời gian này, họ mong muốn đƣợc gần gũi để giã bày tâm sự với cán bộ quản giáo để đƣợc thông cảm hỗ trợ.

Điểm trung bình ở yếu tố E (7,5) và yếu tố Q2 (6,3) chứng tỏ phạm nhân phạm tội ma túy là ngƣời khá chủ động trong các mối quan hệ xung quanh. Một đặc trƣng của phạm nhân mua bán trái phép chất ma túy trƣớc khi bị bắt thì họ thƣờng nắm bắt tâm lý các đối tƣợng mà họ cho rằng có thể lôi kéo tham gia vào đƣờng mau bán trái phép của chúng. Trong quá trình cải tạo, sự chủ động trong các mối quan hệ cho thấy các phạm nhân khá dày dặn, chai sạn trong cuộc sống.

Những đặc điểm còn lại cũng đều ở mức trung bình. Các yếu tố này đã thể hiện phạm nhân phạm tội ma túy là những ngƣời đơn giản trong cách tiếp cận cũng nhƣ quan hệ với những ngƣời xung quanh. Do mặc cảm vị thế, mặc cảm tội lỗi cũng nhƣ một số các yếu tố tâm lý khác, trong quan hệ với những ngƣời xung quanh, một điều rất dễ nhận thấy là phạm nhân thƣờng rụt rè, thận trọng, đề phòng, do vậy, tính tích cực, tính chủ động không cao, nhất là trong môi trƣờng chƣa quen biết. Điều này gây ra không ít khó khăn cho phạm nhân phạm tội ma túy trong quá trình tái hoà nhập xã hội sau này.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH PHẠM NHÂN PHẠM TỘI MA TÚY ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TẠI TRẠI GIAM PHÚ SƠN 4 (Trang 46 -46 )

×