8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.2.1. Nguyên nhân chủ quan dẫn ngƣời phạm tội thực hiện hành vi phạm tộ
tội ma túy
3.2.1.1. Nhận thức
Đối với phạm nhân nói chung và phạm nhân phạm tội ma túy nói riêng thƣờng có sự lệch lạc trong nhận thức về các chuẩn mực xã hội, đạo đức, pháp luật.
Những biểu hiện sai lệch về nhận thức phạm nhân thƣờng thể hiện ở chỗ: không nhận thức đƣợc, nhận thức không đầy đủ hoặc nhận thức các vấn đề đó theo cách nhìn nhận đánh giá chủ quan của mình. Từ nhận thức đó, họ đi đến hành động một cách trái pháp luật.
Để đánh giá nhận thức của phạm nhân về hành vi phạm tội ma túy chúng tôi tiến hành đánh giá ở một số phƣơng diện nhƣ: nhận thức của phạm nhân về khung hình phạt với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy; nhận thức về điều điều kiện thuận lợi để tiến hành mua bán trái phép chất ma túy; nhận thức về lợi nhuận do ma túy đem lại. Việc nghiên cứu đánh giá nhận thức của phạm nhận về tội mua bán trái phép chất ma túy cho chúng ta đánh giá tổng quan đƣợc nguyên nhân dẫn họ đến con đƣờng phạm tôi, và chính từ nhân thức giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nhu cầu, động cơ của họ khi tham gia mua bán trái phép chất ma túy.
3.2.1.1.1. Nhận thức của phạm nhân về khung hình phạt đối với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy.
Trong thực tế chúng ta có thể thấy việc chấp hành luật không nhất thiết cứ phải hiểu biết luật một cách đầy đủ(lẽ tất nhiên hiểu biết càng đầy đủ càng tốt). Có ngƣời học vấn rất thấp, nhƣng họ đƣợc tiếp thu và đƣợc giáo dục trong môi trƣờng đạo đức lành mạnh và tự giác nên mặc dù hiểu về luật rất thấp nhƣng họ không phạm pháp. Ở đây chúng ta thấy mối quan hệ tác động qua lại của chuẩn mực đạo đức và pháp luật đƣợc thể hiện một cách rõ rệt trong tính chất và mức độ của hành vi sai lệch chuẩn mực, đối với phạm nhân, đặc biệt là phạm nhân phạm tội về ma túy.
Một số nghiên cứu cũng xác nhận rằng: đối với những hàng động cố ý chống đối xã hội, đặc biệt là hàng động có tính chất trục lợi thì việc biết hay
không những chuẩn mực xã hội cụ thể của pháp luật không phải là yếu tố giữ vai trò cơ bản. Một số ngƣời thông thạo, hiểu biết về các chuẩn mực pháp luật cụ thể. Rõ ràng ở đây cái quan trọng hơn là thái độ của họ với xã hội và đối với nguyên tắc, qui định chung. Tất cả những điều này có quan hệ mật thiết với môi trƣờng xã hội, kinh nghiệm tâm lý, ý thức của cá nhân tích cực hay tiêu cực(nhất là hệ tƣ tƣởng, thế giới quan, nhân sinh quan...). Và nhƣ vậy những tri thức pháp luật cụ thể trong trƣờng hợp này dƣờng nhƣ “hòa tan” trong hệ thống các nguyên tắc sống chung của cộng đồng. Khi nói đến tác động của chuẩn mực xã hội nói chung đến tâm lý hành vi của con ngƣời có thể nêu lên một nguyên lý chung: mức độ ảnh hƣởng của sự thiếu hiểu biết hay không hiểu biết chuẩn mực xã hội cụ thể đến hành vi con ngƣời(do chuẩn mực đó điều chỉnh) phụ thuộc vào nội dung của chuẩn mực đó đƣợc phản ánh một cách “lặp lại” đến mức độ nào trong những chuẩn mực xã hội khác.
Nhƣ vậy, sự hiểu biết các chuẩn mực hoàn toàn không phải là sự đảm bảo để không vi phạm nó. Tất cả vấn đề là ở thái độ của cá nhận đối với các chuẩn mực, đối với các giá trị đƣợc các chuẩn mực ấy bảo vệ, đối với xã hội, đối với lợi ích của cá nhân đó và đối với mọi ngƣời. Nhận thức về chuẩn mực tự nó không thể xóa đƣợc các nguyên nhận, không phải là cái đảm bảo chắc chắn cho cá nhân không thể có hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, đặc biệt là tội phạm. Nhận thức đúng đắn về chuẩn mực chỉ có tác dụng định hƣớng hành vi con ngƣời theo hƣớng mong ƣớc, nó báo trƣớc những sự trừng phạt có thể, nó làm giảm khả năng mắc sai lầm, giảm khả năng cá nhân trở thành “nạn nhân” của những điều mà bản thân họ không biết, nạn nhân của hành vi vi phạm pháp luật.
Để tìm hiểu nhận thức của phạm nhân về hành vi phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, chúng tôi đã đƣa câu hỏi về khung hình phạt với tội mua bán trái phép chất ma túy. Với câu hỏi này, chúng tôi đƣa ra 4 lựa chọn ở 4 mức độ khác nhau và tƣơng ứng với 4 mức độ đó là số điểm cho lựa chọn của phạm nhân, và kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 3.2: Nhận thức của phạm nhân về khung hình phạt đối với tội mua bán trái phép chất ma túy Nội dung Khung hình phạt ĐTB Biết rất rõ Biết Biết nhƣng không rõ Không biết % % % % Trƣớc khi bị bắt 3.9 8.4 38.9 48.8 1,67 Sau khi bị bắt 47.8 27.1 21.7 3.4 3.20
Bảng số liệu cho thấy nhận thức của phạm nhân về khung hình phạt đối với tội mua bán trái phép chất ma túy là thấp và có sự khác biệt rất rõ giữa trƣớc khi bị bắt và sao khi bị bắt. Điều này thể hiện nhận thức của bộ phận nạn nhân là kém hiểu biết. Nguyên nhân của mức độ kém hiểu biết này là do trình độ học vấn thấp, kết quả phản ánh ở bảng số liệu khảo sát về trình độ học vấn của phạm nhân. Thứ hai là về con đƣờng giúp họ hiểu biết về pháp luật với tội mua bán chất ma túy chủ yếu là tự phát nhƣ kết quả thu đƣợc từ câu hỏi: “Anh chị biết
được mua bán ma túy là tội phạm, đó là do?” (câu 5 trong bảng hỏi)chúng tôi
thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.3: Phương tiện biết mua bán ma túy là phạm tội
STT Nội dung SL %
1 Chính quyền địa phƣơng tuyên truyền 33 16.3
2 Bạn bè và ngƣời xung quanh 110 54.2
3 Phƣơng tiện thông tin đại chúng 60 29.6
Với trình độ học vấn hạn chế, sự hiểu biết ít ỏi về lẽ sống, chuẩn mực xã hội, hiểu biết pháp luật sơ sài, đơn giản muộn màng. Kết quả nghiên cứu về
một số đặc điểm nhân khẩu, vị thế xã hội của phạm nhân cũng phản ánh phần nào nhận thức của phạm nhân về pháp luật.
Trình độ học vấn giữ vai trò quan trọng ảnh hƣởng đến trình độ trong nhận thức của con ngƣời và có liên quan chặt chẽ đến việc hình thành những nhu cầu, lợi ích sở thích, định hƣớng giá trị, quan điểm sống của cá nhân, cách ứng xử của con ngƣời nói chung và các hành vi phạm tội nói riêng. Sự tiếp thu, lĩnh hội nền văn hóa phụ thuộc rất nhiều ở trình độ học vấn. Thông qua trình độ học vấn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khả năng nhận thức xã hội của chủ thể nhân cách. Trình độ học vấn thấp phản ánh khả năng tƣ duy, nhận thức của con ngƣời. Chính điều này lý giải vì sao ngƣời có trình độ văn hóa thấp thƣờng không nhận thức hết tính chất nguy hiểm về hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí không coi đó là sự vi phạm pháp luật. Mặt khác, do trình độ nhận thức thấp nên họ dễ dãi trong việc tiếp thu các phong cách sống thiếu định hƣớng theo chuẩn mực của pháp luật trong phƣơng thức hành động. Những ngƣời có học vấn thấp thƣờng chiếm tỷ lệ cao hơn trong cơ cấu tình hình tội phạm, ở những loại tội phạm khác nhau thì trình độ học vấn của ngƣời phạm tội cũng có sự khác nhau.
Bảng 3.4. Trình độ học vấn của phạm nhân phạm tội ma túy
STT Học vấn Số lƣợng % 1 Tiểu học 35 17.2 2 Trung học cơ sở 73 36.0 3 Trung học phổ thông 65 32.0 4 Trung cấp 9 4.4 5 Cao đằng-Đại học 21 10.3
Qua khảo sát về trình độ học vấn của phạm nhân phạm tội ma túy cho thấy họ tập trung 5 mức độ học vấn khác nhau trong đó họ tập trung nhiểu nhất là trình độ trung học cơ sở chiếm 36.0%, tiếp đó lần lƣợt là phạm nhân có học vấn
trung học phổ thông, tiểu học, cao đăng đại học và trung cấp. Đánh giá phạm nhân phạm tội ma túy cho thấy phân bố khá đều ở bậc học khác nhau. Có 10.3% phạm nhân phạm tội buôn bán ma túy có trình độ học tập ở bậc cao đẳng đại học, thông qua tìm hiểu hồ sơ phạm nhân và sự tham mƣu của cán bộ giáo dục cho thấy phạm nhân càng có trình độ học vấn cao thì động cơ và thủ đoạn phạm tội càng tinh vi. Những phạm nhân này phần lớn là ra trƣờng không tìm đƣợc việc làm và tham gia vào đƣờng dây mua bán trái phép chất ma túy. Phạm nhân có học vấn cao thì phần lớn khi tham gia mua bán đều có thủ đoạn và động cơ hết sức rõ ràng và quán trình phạm tội tinh vi rất nhiều. Các phạm nhân thuộc học vấn tiểu học và trung học cơ sở thì chủ yếu là đƣợc rủ rê tham gia trong quá trình buôn bán vận chuyển và chia phần trăm chứ không phải là ngƣời cầm đầu đƣờng dây buôn bán vận chuyển.
Phạm nhận hiểu biết về mức án đối với tội mua bán trái phép chất ma túy là rất thấp, sau khi bị bắt và đang chấp hành án phạt tù, qua quá trình giáo dục cải tạo thì nhận thức về mức án đối với tội mua bán trái phép chất ma túy tăng lên khá rõ rệt từ 1.67 điểm trƣớc bị bị bắt, sau khị bắt đạt 3.20 điểm. Nhƣ vậy, có thể nói ở góc độ nhận thức thì hành vi phạm tội xuất phát từ nhận thức kém cỏi, không tuân thủ kết hợp với những thiếu hiểu biết khó có thể điều chỉnh, kiềm chế những hành động liều lĩnh dẫn đến bất chấp luật pháp, không thấy trƣớc hoặc không suy nghĩ đến hậu quả, hành động của mình.
3.2.1.1.2. Nhận thức của phạm nhân về lợi nhuận do ma túy đem lại
Để tìm hiểu về nhận thức của phạm nhân phạm tội ma túy, chúng tôi có khảo sát ở góc độ nhận thức về lợi nhuận do ma túy mang lại, ở góc nhìn này chúng ta có thể thấy đƣợc một phần nào nhu cầu của phạm nhân khi tham gia mua bán trái phép chất ma túy. Để tìm hiểu nhận thức của phạm nhân về lợi nhuận do ma túy đem lại chúng tôi tiến hành nghiên cứu bằng câu hỏi: “Theo anh
chị cách nhanh nhất để thoát khỏi cảnh túng quẫn?” đạt điểm trung bình là 2.99;
và câu hỏi với nội dung: “Anh/chị có cho rằng chỉ có tàng trữ, vận chuyển, mua
đạt điểm trung bình là 2.42. Kết quả này cho thấy mục đích phạm tội của họ thoát cảnh cuộc sống khó khăn cũng nhƣ phục vụ chính nhu cầu của bản thân. Nhƣng tại sao không phải là con đƣờng lao động chân chính mà lại là họ lại lựa chọn con đƣờng mua bán trái phép chất ma túy? Đó là do họ ý thức đƣợc rằng: lợi nhuận do việc mua bán trái phép chất ma túy đem lại, họ chắc chắn điều đó. Và “siêu lợi nhuận” từ việc mua bán trái phép chất ma túy đem lại chính là động lực thúc đẩy pham nhân đến con đƣờng thực hiện hành vi phạm tội.
Thực tế diễn biến giá cả thị trƣờng ma túy cũng chứng minh lợi nhuận do việc mua bán chất ma túy mang lại là rất lớn. Có thể nói mua bán trái phép ma túy đem lại lợi nhuận siêu ngạch. Khi nghiên cứu quy luật giá trị - quy luật quan trọng nhất trong kinh tế tƣ bản, C.Mác đã khẳng định: khi lợi nhuận đạt 300% thì dù treo cổ nhà tƣ bản vẫn làm. Vì vậy, tội tù, khung hình phạt nghiêm khắc, thậm chí cho án tử hình vẫn không làm nguội “bầu máu nóng” của ngƣời phạm tội về ma túy. Đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tại trại giam Phú Sơn chủ yếu là mua bán trực tiếp nhỏ lẻ với mức án đang chấp hành chủ yếu từ 5 đến 25 năm nhƣng sự hấp dẫn từ lợi nhuận do việc mua bán trái phép chất ma túy cũng là động lực quan trọng nhất thúc đẩy họ đến con đƣờng phạm tội.
Bảng số liệu điểm trung bình cho thấy hiểu biết của phạm nhân về lợi nhuận của ma túy đem lại ở mức độ trung bình, có nghĩa là phạm nhân hiểu đƣợc về lợi nhuận của việc mua bán ma túy mang lại là rất lớn. Điểm trung bình đạt 2.99, phạm nhân cho rằng “cách tốt nhất để thoát khỏi cảnh tũng quẫn là mua bán chất ma túy” điều này cho thấy phạm nhân hiểu biết về siêu lợi nhuận của ma túy đem lại, chính vì xuất phát từ nhận thức này mà phạm nhân dám bất chấp tất cả nhƣ đạo lý, pháp luật thậm chí đánh đổi cả hạnh phúc và mạng sống của chính mình. Từ nhận thức của phạm nhân về lợi nhuận của ma túy đem lại ta có thể thấy đƣợc một phần nào đó tâm lý lƣời lao động, muốn hƣởng thụ và làm giàu nhanh của đối tƣợng phạm tội mua bán ma túy, đối với họ thì lao động chân chính không thể mang lại cuộc sống đầy đủ cũng nhƣ giàu nhanh mà chỉ có con đƣờng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.
Việc nhận thức lợi nhuận do ma túy đem lại còn tác động đến nhƣ cầu và nguyện vọng của cá nhân. Hơn nữa, việc thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy đối với họ không có gì khó khăn, nó diễn ra hàng ngày nên họ càng quyết tâm thực hiện điều đó. Qua qua trình trao đổi với cán bộ giáo dục cho thấy rằng, bản thân phạm nhân phạm tội mua bán trái phép chất ma túy tham gia mua bán phục vụ chính nhu cầu “nghiện” của mình. Hơn nữa, khi đã nghiện ma túy thì rất khó để dấu mọi ngƣời nên thƣờng bị xa lánh, cảnh giác...nên với họ chỉ con đƣờng duy nhất là phạm tôi để có tiền mua ma túy để xài. Với câu hỏi “Theo
anh chị thì mua bán ma túy mới có đủ tiền để thỏa mãn nhu cầu nghiện của anh chị hay không?”, điểm trung bình là 2.40, trong đó có 39.9% phạm nhân cho
rằng “đúng” điều này cho thấy phạm nhân hiểu biết khá cao về nội dung này. Cho nên trong thực tế chúng ta thấy rõ ràng tệ nạn ma túy luôn luôn gắn liền với các loại tội phạm khác.
3.2.1.1.3. Nhận thức về điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy
Nhƣ đã phân tích về đặc tính hình sự của của các chất ma túy là rất gọn nhẹ nên vận chuyển, tàng trữ, cất giấu, giao nhận dẫn đến một thực tế là ai cũng có thể thực hiện một cách dễ dàng hành vi phạm tội. Hơn nữa, ma túy là một chất dễ phi tang tẩu tán nên việc bắt quả tang là rất khó khăn với cơ quan chức năng. Những vấn đề trên cho thấy trong thực tế rất nhiều ngƣời, nhiều thành phần lứa tuổi tham gia hoạt động mua bán ma túy, đặc biệt phạm nhân là phụ nữ và trẻ em ngày càng nhiều.
Để tìm hiểu về nhân thức phạm nhân về “điều kiện thuận lợi” cho việc thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy chúng tôi đƣa ra các câu hỏi: Câu 9 với nội dung: “Anh/chị có cho rằng chỉ cần sự liều lĩnh và có độ gan lì là
có thể thực hiện được mua bán ma túy”; câu 10 với nội dung: “Việc bắt quả tang khi thực hiện mua bán ma túy là rất khó phi tang, tẩu tán, điều đó đúng không?”;
câu 11 với nội dung: “Việc cất giữ vận chuyện, giao nhận ma túy với anh chị là
các chất ma túy ở trại giam Phú Sơn đều nhận thức đƣợc “điều kiện thuận lợi” cho việc thực hiện hành vi phạm tội, biểu hiện qua các số liệu điểm trung bình đều đạt ở mức độ nhân thức trung bình: 2.2; 2.3; 2.7.