Nhân tố phản kháng lại xu hướng xung đột giữa các nhà nước dân tộc

Một phần của tài liệu ĐỘNG THÁI CỦA NHÀ NƯỚC – DÂN TỘC VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÀ NƯỚC - DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA (Trang 54)

dân tộc

Cho dù là kỳ lạ, song ở đây cần phải đặt nhân tố văn hoá xã hội lên hàng đầu. Mặc dù bây giờ nó thường trở thành nguyên nhân của xung đột và chiến tranh giữa các nền văn minh, nhưng chính nó là hy vọng để giải thoát khỏi xung đột quân sự tự huỷ diệt giữa các nền văn minh.

P.Sorokin đã tiên đoán sự hình thành trong tương lai một loại hình văn hoá xã hội tích hợp, thay thế cho loại hình văn hoá xã hội cảm tính đang thống trị ở phương Tây và loại hình văn hoá xã hội lý tưởng hoá thống trị ở phương Đông. Điều đó không có nghĩa là nhất thể hoá hoàn toàn loại hình văn hoá xã hội và tâm tính ở phương Đông và phương Tây: "Các dân tộc Phương Đông đang đứng trước một nhiệm vụ cấp bách là tạo ra và thiết lập một loại hình văn hoá xã hội mới. Loại hình mới này đương nhiên sẽ không phải là hình thức biến hoá của loại hình lý tưởng hoá đang tiêu vong của họ, không phải là biến thể phương Đông của loại hình cảm tính. Loại hình đang xuất hiện có thể là hình thức phương Đông của loại hình tích hợp, có các đặc điểm cơ bản của mình là giống với loại hình tích hợp đang ra đời ở Phương Tây” [46; 102]. Các cơ sở cho biến thể phương Đông của loại hình tích hợp hiện đang hình thành ở Nhật Bản và các nước công nghiệp mới, trong khi các yếu tố của biến thể phương Tây của loại hình văn hoá xã hội tích hợp có thể nhận thấy ở Thụy Sĩ, Áo, các nước Scandinave.

Loại hình văn hoá xã hội tích hợp là mang tính hài hoà, nó không dung hợp được với hình thức cực đoan của sự bành trướng quân sự, kinh tế, với chủ nghĩa khắc kỷ tôn giáo và khát vọng tiêu diệt "tà giáo". Loại hình này phù hợp với xã hội hậu công nghiệp nhân đạo đang hình thành, là trụ cột tinh thần

của nó. Nó có cái mà UNESCO gọi là "văn hoá hoà bình" đó là sự hiểu biết lẫn nhau và khoan dung; nhận thức và thừa nhận tính đa sắc thái và đa cực của thế giới, quyền bình đẳng và sự tương tác giữa các nền văn hoá, các dân tộc, các nền văn minh khác nhau; tôi luyện khả năng ngăn chặn xung đột, còn nếu chúng xuất hiện (xung đột tất yếu xuất hiện trong thế giới biến đổi theo chu kỳ, có bất đồng về lợi ích) - biết tìm ra các phương pháp hoà bình, phi bạo lực để giải quyết chúng, không đưa tình hình đến bạo lực, chiến tranh. Việc thay thế sự sùng bái chiến tranh bằng văn hoá hoà bình là công việc kéo dài không thể thiết lập trong thời gian ngắn.

Những cải biến loại hình văn hoá xã hội là cần thiết. Song, cần phải cải biến xu hướng của động thái dân số, đặc biệt là ở các nước kém phát triển. Điều đó sẽ làm giảm tiền đề rõ nhất cho chiến tranh và xung đột giữa các nền văn minh. Song không thể giải quyết vấn đề bùng nổ dân số ở các khu vực này bằng con đường bạo lực, hành chính, bằng chỉ thị từ bên trên.

Tôn giáo và phương tiện thông tin đại chúng có thể đóng vai trò quyết định trong việc giải quyết vấn đề giảm tốc độ tăng dân số ở các nước, các khu vực và các nền văn minh kém phát triển, giảm nguy cơ xung đột quân sự. Có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sinh hoạt gia đình, tôn giáo cần phải có tác động tích cực đến tín đồ, khích lệ họ bình thường hoá quá trình sinh đẻ vì lợi ích của các thế hệ tương lai, giải quyết xung đột bằng con đường hoà bình, phi bạo lực. Khi tích cực tác động đến thế giới và động cơ của con người, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền hình, truyền thanh, Internet, in ấn, cần phải tuyên truyền các mục đích và các phương pháp tự điều tiết của gia đình một cách tích cực, khéo léo, có phân hoá đối với các nước và các nền văn minh khác nhau, cần phải cảnh báo về mối nguy hiểm to lớn của việc duy trì các xu hướng đã hình thành đối với các thế hệ tương lai, về hậu quả chết người của xung đột giữa các nền văn minh.

Nhân tố quan trọng thứ ba, có thể làm giảm xu hướng dẫn tới chiến tranh giữa các nền văn minh, đó là nhân tố kinh tế: việc giảm thật sự và tương

đối nhanh hố ngăn cách về trình độ phát triển kinh tế và mức sống của dân cư các nước và các nền văn minh khác nhau. Vấn đề không phải là giảm mức sống và chất lượng cuộc sống để các nước lạc hậu tiến lại gần các nước phát triển. P.Sorokin nhấn mạnh sự cần thiết của điều đó:"Chuẩn mực cuộc sống vật chất của các dân tộc phương Đông ngày càng tụt hậu, còn nhu cầu sinh học cơ bản của họ lại nghèo nàn tới mức không thể xây dựng được một loại hình tích hợp nào nếu không cải thiện đáng kể điều kiện sinh hoạt vật chất của các nước phương Đông"[46, 113].

Nhân tố thứ tư để ngăn chặn chiến tranh giữa các nền văn minh - nhân tố địa chính trị. Trong xung đột quân sự lớn hiện đại không thể có kẻ chiến thắng. Chiến tranh toàn cầu giữa các nền văn minh sở hữu vũ khí nguyên tử đe doạ sự tồn tại của toàn thể nhân loại, cho dù nó có diễn ra ở bất kỳ châu lục nào. Giới cầm quyền ở ngày một nhiều các quốc gia bắt đầu hiểu được tính vô vọng và mối nguy hiểm của chiến tranh như vậy, họ xây dựng các cơ chế liên quốc gia và liên văn minh để ngăn chặn xung đột quân sự và dập tắt chúng. Đó là chức năng chủ yếu của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, mặc dù không phải bao giờ nó cũng hoàn thành thắng lợi chức năng đó. NATO cố gắng gánh vác lấy chức năng tạo dựng hoà bình trên quy mô toàn cầu, song lợi ích của các nền văn minh phương Tây bộc lộ rõ ở đây.

Cơ chế quốc tế đã cho phép dập tắt được một số xung đột quân sự, nhưng nó cần được hoàn thiện triệt để, nếu cộng đồng thế giới hy vọng sẽ tránh khỏi số phận bi thảm là bị huỷ diệt hay bị đẩy lùi lại hàng chục năm do xung đột giữa các nền văn minh cùng với việc sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Đó là nhiệm vụ chiến lược địa chính trị chủ yếu ở nửa đầu thế kỷ XXI, vì các nhân tố đưa tới xung đột như vậy vẫn còn mạnh ở giai đoạn này. Đó là trụ cột của phương diện địa chính trị trong xã hội nhân đạo hậu công nghiệp, trong loại hình văn hoá xã hội tích hợp đang hình thành (dưới các biến thể phương Tây và phương Đông của nó).

Tích cực thiết lập hòa bình là một quá trình kéo dài. Hiện tại nguy cơ chiến tranh giữa các nền văn minh vẫn được giữ lại, hơn nữa chúng bùng nổ hàng năm, mặc dù là với quy mô không lớn, chủ yếu ở cấp độ khu vực và không đi liền với việc sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Chỉ trong vài tháng năm 1999, các cuộc chiến đã bùng nổ giữa các nền văn minh Ấn Độ và Hồi giáo ở bang Giambu và Kasmia, giữa các nền văn minh Chính Thống giáo, Hồi giáo và phương Tây ở Nam Tư, giữa các nền văn minh Hồi giáo và Chính Thống giáo ở Bắc Kavcaz.

Như vậy, định hướng vào việc ngăn chặn xung đột toàn cầu giữa các nền văn minh và giải quyết xung đột khu vực giữa các nền văn minh, chính trị toàn cầu tương lai và trật tự thế giới phải tính đến các xu hướng và các nhân tố tồn tại khách quan, sinh ra xung đột và đụng độ như vậy, và các nhân tố đối lập với chúng, phải có phân hoá, cụ thể, trước hết hướng vào các điểm mà khả năng xung đột là cao nhất và các nhân tố tạo ra xung đột là lớn nhất.

Ở đầu thế kỷ XXI, nguy cơ xung đột quân sự giữa các nền văn minh, nguy cơ chiến tranh toàn cầu không bị loại bỏ. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng của nhân loại là ngăn chặn việc thực hiện kịch bản như vậy. Với khoa học thì nhiệm vụ này tập trung vào khoa học địa chính trị nhằm nghiên cứu các cơ sở khách quan, và xây dựng các kịch bản xung đột có thể giữa các nền văn minh, đánh giá toàn diện và truyền bá rộng rãi những hậu quả tai hại của xung đột, xây dựng quan điểm và cơ chế chuyển sang sự hợp tác và đối tác giữa các nền văn minh trên cơ sở hình thành nền văn minh toàn cầu nhân đạo hậu công nghiệp và loại hình văn hoá xã hội tích hợp.

2.2. Xây dựng văn hoá hoà bình với tƣ cách là cơ sở tƣơng lai của quan hệ giữa các nhà nƣớc - dân tộc và giữa các nền văn minh

Một phần của tài liệu ĐỘNG THÁI CỦA NHÀ NƯỚC – DÂN TỘC VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÀ NƯỚC - DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA (Trang 54)