Vai trò của nhà nướ c– dân tộc trong việc giữ vững bản sắc văn

Một phần của tài liệu ĐỘNG THÁI CỦA NHÀ NƯỚC – DÂN TỘC VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÀ NƯỚC - DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA (Trang 42)

đáo bị tan chảy trong cái chung và nguy hiểm hơn là bị thống trị, bị đồng hóa bởi những siêu cường trên thế giới.

1.2.2. Vai trò của nhà nước – dân tộc trong việc giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc hóa dân tộc

Xu hướng này buộc các nhà nước - dân tộc phải có những sách lược phát triển văn hóa để ứng phó với những biến đổi như vậy. Đây chính là chỗ mà vai trò của nhà nước - dân tộc cần phải phát huy nếu như nó đã mất vị thế trong toàn cầu hóa kinh tế, khoa học, công nghệ. Để thực hiện nhiệm vụ này, các nhà nước - dân tộc hiện đại đang triển khai ba phương án hành động cơ bản.

Phương án thứ nhất, cấu trúc lại xã hội, thứ hai, viện đến các bản sắc văn hóa dân tộc, đến các ý thức hệ truyền thống và cả tôn giáo nhằm chống lại sự áp đặt văn hóa từ bên ngoài. Có thể thấy rõ phản ứng chống lại Mỹ hóa hoặc xu thế chống lại sự bá quyền văn hóa của phương Tây từ các nước đang và chậm phát triển. Đa phần các nước này coi việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc là một hình thức an ninh chiến lược, quyết định sự tồn vong của các nhà nước – dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa. Họ đẩy văn hóa lên thành thứ quyền lực mềm của chính trị quốc tế, làm nảy sinh ý thức về chủ quyền văn hóa. Bảo vệ văn hóa cũng tức là bảo vệ chủ quyền quốc gia. Phương án thứ ba vừa bảo vệ và phát huy những nhân tố tích cực trong văn hóa dân tộc vừa tiến hành loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, kìm hãm và ngăn cản hội nhập quốc tế [48; 336, 337].

Giải pháp nhằm thực hiện thành công các phương án nói trên đó là các nền văn hóa phải có thái độ đối thoại và tôn trọng lẫn nhau, tức là phải tự đào

luyện cho mình tính dung chấp văn hóa. Dung chấp và đối thoại văn hóa đang là những đòi hỏi hàng đầu đối với mọi nền văn hóa trong một thế giới toàn cầu hóa.

Châu Âu là bài học kinh nghiệm lịch sử đầu tiên trong thời đại hiện nay về sự chung sống giữa các nền văn hóa. Đa dạng văn hóa là trọng tâm của dự án Châu Âu. Chính sự đa dạng này mang lại tầm vóc cho Châu Âu, nếu thành công giá trị của nó sẽ trở thành hình mẫu. Ngoài những quy chiếu chung về tôn giáo, ngoài sự cùng gắn kết với một mô hình hợp lý nào đó, với triết lý về quyền con người trong tất cả các giá trị còn lại, các dân tộc Châu Âu đều khác biệt nhau. Từ ngôn ngữ, lịch sử đến thế giới quan… và đó là một khó khăn của một dự án để sau một thế kỷ XX đẫm máu, cần phải cố gắng làm cho các dân tộc Châu Âu trở nên thân thiện và hợp tác với nhau. Trong mọi trường hợp, suy nghĩ về thách thức của sự chung sống giữa các nền văn hóa trên phạm vi toàn thế giới người ta nghĩ ngay đến Châu Âu: những con người khác nhau, vượt lên trên các giá trị ngăn cách họ, liệu có thể chung sống bằng cách theo đuổi một số giá trị dân chủ nào đó và bằng cách tôn trọng bản sắc văn hóa của nhau. Nếu Châu Âu thành công trong canh bạc này thì bất chấp một lịch sử đặc biệt đẫm máu, đó sẽ là một bài học về chủ nghĩa lạc quan chính trị cho phần còn lại của thế giới. Ngược lại nếu “canh bạc” thất bại, ngay cả ý tưởng về sự chung sống giữa các nền văn hóa cũng trở nên rất khó tin. Thách thức to lớn này là một hình thức quay trở lại của lịch sử. Châu Âu đã chinh phục thế giới từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX và thống trị thế giới trong suốt ba thế kỷ, cho tới khi hai cuộc chiến tranh thế giới làm đảo lộn mọi trật tự. Sau ba thế kỷ của các tiến bộ khoa học kĩ thuật và nhân văn, cũng là ba thế kỷ của sự bóc lột và hủy diệt nhân loại, xã hội và văn hóa, Châu Âu đang đứng trước ngưỡng cửa của một thời kì lịch sử mới, để tổ chức một toàn cầu hóa khác so với toàn cầu hóa của thị trường, một toàn cầu hóa mà trên thực tế phải quan tâm đến các vấn đề nhạy cảm của quá trình chung sống giữa các nền văn hóa.

Như vậy, trong vấn đề chung sống giữa các nền văn hóa cần quay trở lại với vấn đề hải ngoại là cách giúp Châu Âu suy nghĩ về vấn đề chung sống

giữa các nền văn hóa của riêng mình. Hoang tưởng ư? Không hoang tưởng hơn thách thức mà thế giới phải đối đầu, đó là thách thức học cách chung sống một cách hòa bình với nhiều xã hội, nhiều nền văn hóa và nhiều loại tôn giáo hoàn toàn khác biệt với nhau. Tóm lại, tính đa dạng của hải ngoại là điều may mắn để suy nghĩ về tính đa dạng của Châu Âu. Trở lại với các lãnh thổ hải ngoại là một con đường tắt để kiểm nghiệm cuộc sống chung giữa các nền văn hóa trong lòng châu Âu. Các lãnh thổ hải ngoại cũng là một bài học về lòng khiêm tốn cho Châu Âu. Có thể là một cường quốc kinh tế mạnh nhưng châu Âu phải tỏ ra khiêm tốn trên bản đồ văn hóa. Chính trong đó mà thách thức về sự sống chung giữa các nền văn hóa là một vấn đề dân chủ cơ bản. Đứng trước thách thức ấy, không có những ông lớn hay những “thằng lùn” về văn hóa, đơn giản chỉ có những nền văn hóa hoàn toàn bình đẳng với nhau và chung sống trong sự tôn trọng lẫn nhau [9, 236].

Trong những năm 50, sự ra đời của LHQ là thời điểm quan trọng cho sự tái sinh của chủ nghĩa đại đồng, sau khi hai cuộc thế chiến đã phơi bày tính dã man, khủng khiếp của con người. Loài người phải hành động chống lại quá trình thế giới hóa các giá trị xấu xa mà chúng đã phổ biến trong giai đoạn 30- 45, và chỉ duy nhất đặt lại lý tưởng của tính nhân văn lên vị trí cao nhất các giá trị phương Tây mới có thể tạo nên một hy vọng mới vào con người. chúng ta sẽ không thắc mắc mãi rằng làm sao những văn bản này của những năm 45, được viết với sự vội vã, trong sự đau khổ và ngây dại trước những bạo lực mà con người vừa là thủ phạm, vừa là nhân chứng, đã trở thành một biện pháp quyết định để cố gắng tái nhân đạo hóa nhân loại. Nhưng phương tây đã không trung thành với các giá trị của mình, và đó không chỉ do sự đối đầu Đông – Tây, cuộc đối đầu thường xuyên được lấy làm bình phong để biện minh cho các hành vi kinh tế, quân sự, ngoại giao và chính trị không ăn khớp với các giá trị mà phương Tây tuyên bố.

Đối với nhiều người chủ nghĩa đại đồng là một hình thức khác của chủ nghĩa phương Tây, có nghĩa đó chỉ là một phương tiện duy nhất bảo vệ một

cách khéo léo duy nhất các lợi ích của phương Tây. Sự biến đổi từ chủ nghĩa này sang chủ nghĩa kia còn gây ra nhiều tác hại hơn nữa khi các chế độ độc tài, khủng bố hay theo thuyết chính thống dùng những chệch hướng của phương Tây để làm vô hiệu hơn nữa tính hợp pháp của những giá trị đại đồng. Chính khi đó chủ nghĩa tương đối lịch sử xuất hiện như biện pháp phủ nhận mọi quy chiếu cho một chuẩn mực cao hơn. Thách thức mà phương Tây phải đương đầu lúc này là: làm thế nào để bảo vệ sự quy chiếu cho một nguyên tắc đại đồng nào đó trước chủ nghĩa tương đối lịch sử cần có.

Tất cả hoàn toàn đơn giản bằng cách đảm nhận hai việc. Trước hết phương Tây phải đảm nhận thuyết tương đối của mình. Phải chấm dứt thể hiện như là người đại diện tự nhiên của các giá trị toàn cầu, phải thừa nhận những thất bại và sai lầm của mình, bởi lẽ không có sự độc quyền của những cái xấu xa và đồi bại. Đồng thời phương Tây phải nhớ lại những giá trị toàn cầu mà phương Tây không bị buộc làm người phát ngôn duy nhất. Lý lẽ của sự khiêm tốn này cũng chính là lý lẽ cho quá trình xây dựng toàn cầu hóa và xây dựng Châu Âu: bảo vệ nguồn cơ sở cho những giá trị, ngoài cuộc chơi mà các lợi ích thống trị. Trong cả hai trường hợp chúng ta đều bắt đầu bằng kinh tế, chúng ta đều biết đến tính cần thiết phải chuyển sang các giá trị và văn hóa. Toàn cầu hóa không có các giá trị cũng không có điều tiết là một nhân tố dẫn đến chiến tranh. Tính tương đồng trong diễn tiến của hai lý lẽ trên phải cho phép Châu Âu không nên tự đặt mình vào vị trí của người dạy các bài học cho kẻ khác, nhằm đòi hỏi nguồn cơ sở cho một lý tưởng nào đó.

Cùng chung sống giữa các nền văn hóa có thể cho phép các bên hiểu được vì sao và như thế nào văn hóa và giao tiếp lại nổi lên như những thách thức chính trị cơ bản, và với những điều kiện nào cùng chung sống giữa các nền văn hóa có thể trở thành nền tảng cho quá trình toàn cầu hóa khác này. Đó là những vấn đề lớn đồng thời liên quan đến chính trị và kinh tế, hòa bình và chiến tranh, giải phóng và bản sắc.

Như vậy có thể thấy, toàn cầu hóa đặc biệt là toàn cầu hóa văn hóa đang làm cho hạt nhân trung tâm của thế giới địa chính trị của thế kỷ XX có những biến đổi to lớn. Những động thái ấy khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi hoài nghi về sự tồn tại của nhà nước – dân tộc trong kỉ nguyên này cũng như vai trò và chức năng của nó. Tuy nhiên, thực tế đang góp phần khẳng định cho vị thế của nhà nước – dân tộc trong thế giới hiện đại với vai trò hoàn toàn mới, đó là giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho văn hóa vốn mang tính độc đáo được giữ vững trong bối cảnh giao lưu, hội nhập, liên kết và phân đoạn đan xen nhau. Chúng ta ủng hộ sự giao lưu, tiếp biến nhưng không vì thể mà làm mất đi bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Đây là lĩnh vực mà nhà nước – dân tộc cần khẳng định sự khu biệt của mình, bởi văn hóa khác với kinh tế, nó không thể biến thành một thứ văn hóa chung mang tính phổ biến mà tính độc đáo đã hoàn toàn biến mất. Đó chính là vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.

CHƢƠNG 2. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÀ NƢỚC - DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

Trước những xu hướng chuyển dịch của nhà nước- dân tộc trong bối cảnh mới, có rất nhiều những dự đoán khác nhau về triển vọng quan hệ giữa các nhà nước - dân tộc. Hình thức xấu nhất trong triển vọng quan hệ đó là sự xung đột, đối đầu giữa các nền văn minh và gay gắt hơn đó là sự xung đột về quân sự. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể tránh được những xung đột mang tính hủy diệt đó? Có cơ sở nào để nhân loại tránh được thảm họa đẫm máu của một cuộc thế chiến lần thứ 3? Hẳn không phải không có những lối thoát cho nó. Văn hoá là một nhân tố được dự báo là tác nhân chính của những xung đột trong thế kỷ này. Song chính nó cũng là một nhân tố phản kháng hữu hiệu chống lại sự đối đầu và xung đột ấy?

Cuộc cách mạng thứ nhất về kinh tế, khoa học, kĩ thuật, thông tin và truyền thông thực sự đã làm nên những biến đổi mang tính toàn cầu và căn bản của các nhà nước - dân tộc. Toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho kinh tế trở thành một nền kinh tế toàn cầu, một thị trường chung và thống nhất trên toàn thế giới. Sự phát triển của kĩ thuật và công nghệ làm cho thế giới trở nên nhỏ bé và không gian địa lý được thu hẹp lại, mọi người có cơ hội tiếp xúc, trao đổi và gần nhau hơn. Tựu chung lại, về kĩ thuật, thế giới đã trở thành một ngôi làng toàn cầu, nhưng về mặt văn hóa, xã hội và chính trị thì không như vậy. Quá trình toàn cầu hóa thông tin khiến thế giới trở nên quá nhỏ, nhưng đầy hiểm họa. Mọi người biết tất cả, thấy tất cả nhưng vẫn thực hiện chia rẽ họ với người khác chứ không muốn xích lại gần người khác. Vậy nên, cần phải cố gắng một cách đáng kể để có thể hiểu nhau và nhất là chấp nhận được nhau. Sau một thời gian dài được coi là một nhân tố giải phóng và tiến bộ, ngày nay thông tin có thể trở thành một nhân tố gây hiểu lầm, thậm chí gây thù địch khi làm nổi bật những điểm khác nhau về văn hóa và những bất bình đẳng. Có thể đấy là một trong những đổ vỡ quan trọng nhất của thế kỷ XXI.

Cuộc cách mạng thứ hai là sự có mặt khắp nơi của toàn cầu hóa khác,

là một nhân tố tăng thêm sự hiểu lầm. Hôm qua, toàn cầu hóa khác vẫn còn là một thực tế xa xôi về dân tộc, nhưng hôm nay nó là một thực tế mang tính xã hội cần được chung sống. Các khoảng cách không còn là vật chất mà là văn hóa.

Cuộc cách mạng thứ 3 là cuộc cách mạng văn hóa: ở một thế giới mà tất cả đều bộc lộ một cách rõ ràng hơn và cũng khó hiểu hơn. Trong điều kiện nào chúng ta chấp nhận được nhau? Trong điều kiện nào chúng ta học cách chung sống bao dung? Trong điều kiện nào cách mạng kĩ thuật thông tin và truyền thông có thể gắn với lý tưởng tiến bộ và xích lại gần nhau giữa các dân tộc và không trở thành một nhân tố chiến tranh.

Sự kiện 11/9/2001 mở đầu sự chia cắt giữa hai loại toàn cầu hóa. Chủ nghĩa khủng bố muốn bác bỏ mô hình phương Tây và sử dụng thông tin quay lại chống phương Tây. Nó cũng thể hiện sự nổi lên của văn hóa như một thách thức chính trị toàn cầu và mối liên hệ của nó với truyền thông từ nay rất cần thiết. Sự bắt buộc phải chung sống với những nền văn hóa khác hiện nay đang ngày càng rõ nét bởi sự có mặt ở khắp nơi của thông tin đã trở thành một thách thức chính trị lớn. Với sự chung sống giữa các nền văn hóa, chúng ta đang ở trong tình thế rất chênh vênh. Trong trường hợp thứ nhất, bản sắc gắn liền với một đề án chung sống mang tính dân chủ; trong trường hợp thứ hai, bản sắc trở thành một yếu tố gây xung đột chính trị [9; 112].

Chính vì điều này mà sự chung sống giữa các nền văn hóa trở thành một thách thức chính trị thế giới. Một thách thức đáng phải suy nghĩ nhằm tổ chức sự chung sống giữa các nền văn hóa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng với nhau, theo đúng ý tưởng của Liên hợp quốc. Sự chung sống giữa các nền văn hóa chỉ có thể xảy ra sau sự sụp đổ của huyền thoại về xã hội thông tin, cần phải bớt ảo tưởng vào công nghệ và có cuộc khủng hoảng kinh tế trong lĩnh vực này để chính trị và văn hóa tìm lại được vị trí của mình. Vậy nên sự chung sống giữa các nền văn hóa vừa là một thực tế - cần phải tổ chức sự chung sống này trên quy mô toàn cầu - vừa là một thách thức chính

trị - cần tránh việc văn hóa và truyền thông trở thành một nhân tố của chiến tranh – lại vừa là một quan niệm phải suy nghĩ về toàn cầu hóa.

Vì những vấn đề này mà sự chung sống giữa các nền văn hóa trở thành trụ cột thứ 3 của toàn cầu hóa. Trụ cột thứ 3 là sự bùng phát của văn hóa và

Một phần của tài liệu ĐỘNG THÁI CỦA NHÀ NƯỚC – DÂN TỘC VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÀ NƯỚC - DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA (Trang 42)