Đứng trước sự phát triển của toàn cầu hóa kinh tế do các nước tư bản phương Tây chi phối, trước sự phát triển mở rộng mô hình đơn nhất do nền văn minh và các quan niệm giá trị phương Tây làm chủ đạo trên phạm vi toàn cầu, trước chủ nghĩa đơn phương và bá quyền chính trị, kinh tế, văn hóa do “siêu cường” thực hiện. Ngày nay, tính đa dạng trong sự tồn tại và phát triển của thế giới, đặc biệt là tính đa dạng trong sự phát triển của xã hội và văn hóa đang phải chịu những thách thức đặc biệt gay gắt, nghiêm trọng, khi công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông hiện đại cùng giao lưu toàn cầu đang phát triển nhanh chóng, làm thế nào để duy trì và bảo vệ tính đa dạng trong phát triển, tìm kiếm mô hình phát triển đa nguyên hóa trong đó các nền văn minh khác nhau cùng tồn tại và phồn vinh, thực hiện phát triển.
Căn cứ theo yêu cầu tồn tại tính đa dạng của thế giới, cần xác định một cách khoa học tọa độ của cá nhân trong xã hội, tọa độ của quốc gia - dân tộc trên thế giới và tọa độ của xã hội loài người trong giới tự nhiên, phát triển trong tính đa dạng, bảo vệ tính đa dạng trong phát triển, xây dựng trật tự kinh tế mới, thực hiện phát triển hài hòa giữa con người và tự nhiên, thực hiện sự thống nhất giữa phát triển tự do toàn diện của cá nhân và tiến bộ toàn diện của xã hội.
Hiện nay xã hội loài người đang ở vào giai đoạn phát triển then chốt. Do sự phát triển giao tiếp có tính toàn cầu, được thực hiện trên cơ sở công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông hiện đại, do sự phát triển toàn cầu hóa kinh tế mà phương Tây làm chủ đạo, do sự phát triển của các “siêu cường” và do bá quyền chính trị, kinh tế, văn hóa đơn phương chủ nghĩa mà chúng ra sức thực hiện, vấn đề tính đa dạng trong sự tồn tại và phát triển của thế giới ngày nay, nhất là vấn đề tính đa dạng văn hóa và tính đa dạng về phát triển thể hiện đặc biệt quan trọng và phức tạp. Hiện nay hơn 60 quốc gia đang
thực hiện kí kết một công ước LHQ về bảo vệ tính đa dạng văn hóa nhằm ngăn chặn và tiến công thứ „văn hóa khổng lồ bá quyền” do Mỹ chế tạo, giúp đỡ các quốc gia khác bảo vệ văn hóa của dân tộc mình. Trước sự mở rộng của mô hình phát triển đơn nhất và các quan niệm giá trị Phương Tây làm chủ đạo, làm thế nào để duy trì và bảo vệ được tính đa dạng trong phát triển, tìm mô hình phát triển đa dạng hóa trong đó các nền văn minh khác nhau cùng tồn tại và phồn vinh, thực hiện phát triển trong tính đa dạng,… Sự tiến triển vào chiều sâu của tiến trình toàn cầu hóa vừa từng bước xây dựng nên nền văn minh thế giới phản ánh các quan niệm giá trị chung của nền văn minh nhân loại, vừa đòi hỏi người ta phải tôn trọng tính độc đáo của mỗi quốc gia, dân tộc, bảo vệ tính đa dạng của nền văn minh nhân loại.
Do tự nhiên, lịch sử và trình độ phát triển kinh tế xã hội không đồng đều, các khu vực, các quốc gia và dân tộc trên thế giới mấy nghìn năm nay đã hình thành nên những nền văn minh độc đáo. Các nền văn minh vừa khác biệt nhau, xung đột lẫn nhau, lại cùng tồn tại, bổ sung, thúc đẩy lẫn nhau.
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế thực sự đã thúc đẩy sự tương tác giữa các nền văn minh, văn hóa. Tuy nhiên, có nhiều người lo ngại rằng sự tương tác này có thể sẽ làm cho văn hóa bản địa mất đi tính tự chủ thậm chí bị văn hóa ngoại lai đồng hóa. Theo họ toàn cầu hóa văn hóa tất yếu sẽ dẫn đến phương Tây hóa hay Mỹ hóa. Do đó, tính đa dạng về văn hóa sẽ không còn nữa. Trước sự tác động của toàn cầu hóa chúng ta nhận thấy một xu hướng tương đối nổi bật đó là văn hóa đại chúng và văn hóa lưu hành biểu hiện xu hướng đồng bộ hóa. Tuy nhiên, xu thế bảo vệ và phát triển văn hóa bản địa cũng đang được tăng cường, nhiều quốc gia đã đặt vấn đề an ninh văn hóa vào chương trình nghị sự và áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu để bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Chẳng hạn người Pháp rất chú trọng bảo vệ văn hóa nước mình, cấm sử dụng các biển hiệu cũng như các trang Web chỉ sử dụng tiếng Anh… Ở Châu Á chúng ta có thể thấy một điển hình đó là Nhật Bản, mặc dù hấp thu mô hình kinh tế của
Phương Tây nhưng cốt lõi văn hóa vẫn đậm những giá trị truyền thống và lấy những giá trị đó làm nền tảng. Chính điều đó đã tạo nên sự phát triển thần kỳ của Nhật bản. Tương tự như vậy là Trung Quốc và một số quốc gia Đông Á khác. Chính vì vậy mà Joseph Nye đã thừa nhận rằng: Nhật Bản là quốc gia Châu Á thứ nhất đã du nhập toàn cầu hóa từ giữa thế kỷ XIX nhưng tôi không nghĩ là ngày nay Nhật Bản đã đánh mất văn hóa độc đáo của mình. Một cách tương tự ở Trung Quốc, dù rằng do kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, có nhiều thứ đang phát sinh biến đổi, nhưng tôi không cho rằng 50 năm sau, văn hóa độc đáo có gốc rễ sâu xa Trung Quốc sẽ giống như văn hóa Mỹ hay văn hóa của bất kỳ quốc gia nào khác” [49; 8]. Hơn thế nữa, mỗi nền văn hóa đều có những mặt mạnh và mặt yếu của mình, văn hóa phương Tây có sức mạnh nhưng cũng có không ít vấn đề. Chẳng hạn do quá nhấn mạnh tự do cá nhân nên đã dẫn đến những vấn đề xã hội nghiêm trọng; do cạnh tranh quá mức, khiến cho quan hệ giữa con người với con người trở nên căng thẳng… Những năm 70, 80 của thế kỷ trước, cùng với sự cất cánh của kinh tế Đông Á khiến người ta đặc biệt chú ý đến phát triển và truyền thống Nho gia. Một số học giả phương Tây phát hiện một số mặt mạnh trong văn hóa Nho gia có thể bổ sung cho văn hóa phương Tây. Xuất phát từ góc nhìn này, bảo vệ và phát triển tính đa dạng của văn hóa thế giới không chỉ thúc đẩy các nền văn minh phát triển trên cơ sở bổ sung cho nhau mà còn góp phần thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa.
Khác với toàn cầu hóa về kinh tế, kĩ thuật và công nghệ toàn cầu hóa văn hóa có những nét riêng, độc đáo. Có thể nói cho đến lúc này thuật ngữ này vẫn gây nhiều tranh cãi, nhưng dù sao chúng ta cũng không thể phủ nhận được những tác động của nó đến các tác nhân trong đó có nhà nước - dân tộc vẫn hiện diện hàng ngày, hàng giờ.
Phân biệt ý nghĩa 3 thuật ngữ đã dùng: Toàn cầu hóa (mondialisation) dùng cho kĩ thuật truyền thông, có ý nghĩa chỉ một ngôi làng thế giới. Toàn cầu hóa (globalisation) dùng cho kinh tế với ước vọng về một chủ nghĩa tư
bản không có rào cản. Toàn cầu hóa (universalisme) ý tưởng về một cộng đồng quốc tế được đại diện bới Liên hợp quốc nhằm bảo vệ nguyên tắc bình đẳng của con người trên thế giới. Ý tưởng xác định về mối liên hệ giữa ba khái niệm. Toàn cầu hóa kĩ thuật tạo thuận lợi cho toàn cầu hóa kinh tế, nhưng không thể hiện gì về cộng đồng quốc tế [9; 114]. Trong hai trường hợp đầu biên giới được xóa bỏ, trường hợp thứ ba biên giới được giữ lại bởi tính toàn cầu gắn với cộng đồng quốc tế, đặt ra sự tôn trọng các bản sắc ngôn ngữ và văn hóa. Đa dạng và chung sống về văn hóa thuộc về vấn đề chính trị của tính toàn cầu. Trong bối cảnh này đặt ra vấn đề về vai trò cũng như chức năng của nhà nước – dân tộc. Rõ ràng, khác với toàn cầu hóa kinh tế, kĩ thuật, công nghệ, vai trò của nhà nước - dân tộc như một đơn vị trung tâm đang dần mất đi, các giá trị cốt lõi và nền tảng của nhà nước - dân tộc như vấn đề chủ quyền, xã hội công dân v.v. biến dạng và không còn nguyên nghĩa để thay vào đó là những thiết chế mang tính toàn cầu. Cùng với toàn cầu hóa kinh tế, biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ cũng dần mất đi ý nghĩa bởi sự đục thủng của những luồng vốn, công nghệ, kĩ thuật v.v., tuy nhiên, văn hóa không phải là một nhân tố như kinh tế, kĩ thuật hay công nghệ, nó có những đặc thù riêng mà ta không thể biến nó thành một nền văn hóa nhất thể mang tính chung toàn cầu hay thống nhất thành một nền văn hóa thế giới. Do đó, toàn cầu hóa văn hóa là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Bởi lẽ, có không ít người cho rằng xu hướng của mọi quá trình toàn cầu hóa là đi đến nhất thể hóa. Nói cách khác, chỉ những quá trình nào kiến tạo những chuẩn mực chung cho toàn xã hội mới được gọi là toàn cầu hóa. Một khi toàn cầu hóa được hiểu như vậy, sẽ không thể có toàn cầu hóa văn hóa. Vì rằng thế giới mà chúng ta đang sống là một di sản văn hóa đặc biệt, mỗi dân tộc đều để lại những dấu ấn văn hóa độc đáo không lặp lại của mình.
Song còn có quan niệm khác về toàn cầu hóa. Theo đó, toàn cầu hóa chỉ là quá trình mở rộng phạm vi giao tiếp và trao đổi giữa người với người đạt đến cấp độ toàn thế giới. Với quan niệm này thì toàn cầu hóa văn hóa là
khái niệm hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nó phản ánh không chỉ xu hướng nhất thể hóa các chuẩn giá trị mà còn bao hàm tất cả các hậu quả khả dĩ do giao lưu và tương tác văn hóa đem lại ví dụ: sự dung nạp lẫn nhau của các nền văn hóa để hình thành nên hệ giá trị chuẩn cho toàn nhân loại, sự va chạm và đụng độ giữa các nền văn hóa ở cấp độ toàn cầu, xu hướng bài ngoại, chủ nghĩa biệt lập văn hóa, v.v..
Người ta đặt ra vấn đề rằng, trong điều kiện toàn cầu hóa liệu các nền văn hóa dân tộc có thể xích lại gần nhau đến mức cấu thành một nền văn hóa thế giới thống nhất hay không. Toàn cầu hóa được hiểu như là quá trình mới diễn ra trong kinh tế và trong các phương tiện thông tin từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX. Các công ty xuyên quốc gia, truyền hình có mặt mọi nơi. Giống như văn hóa chính trị của thế kỷ XVII nhà nước – dân tộc đã được trở thành phương thức phổ biến của con người, còn trong thế kỷ XVIII đã xuất hiện nền dân chủ, được thừa nhận như là phương thức cai trị tiên tiến, trong thế kỷ XX đã hình thành các đơn vị văn hóa phổ quát – thời trang, du lịch, thể thao, giáo dục, báo chí, truyền hình, internet… Đã xuất hiện cả quan niệm thẩm quyền về thế giới trong các lĩnh vực này.
Ngày nay có ba quan điểm về tương lai của nền văn hóa thế giới: Toàn cầu hóa cấp tiến, theo đó các xã hội của các nhà nước dân tộc hay văn hóa dân tộc sẽ xích lại gần nhau thành một xã hội thống nhất và một nền văn hóa thống nhất. Toàn cầu hóa chừng mực, khẳng định rằng sự xích lại gần nhau như vậy sẽ diễn ra, nhưng vẫn có chỗ cho quá trình ngược lại. Vì vậy trong khi gia tăng cái chung trong văn hóa của các dân tộc khác, nền văn hóa riêng của chúng vẫn được duy trì. Chống toàn cầu hóa, theo đó thì toàn cầu hóa chỉ tăng cường bộc lộ những khác biệt giữa các nền văn hóa và có thể khơi dậy xung đột giữa chúng [11; 2,3]. Rõ ràng, quan điểm thứ nhất chỉ có thể được xác nhận trong tương lai xa xôi. Còn quan điểm thứ hai và thứ ba chúng phản ánh những xung đột hiện thực của thời đại hiện nay. Đương nhiên, không nghi ngờ rằng toàn cầu hóa đang làm mờ nhạt đi các đường biên giới văn hóa
dân tộc, tạo ra sự di chuyển và cùng tồn tại của những con người thuộc các nền văn hóa khác nhau. Sự xuất hiện mạng thông tin toàn cầu đã nối liền thế giới, truyền hình đã làm thay đổi mạnh mẽ quan niệm về nó. Sự truyền bá các nguồn tư bản và hàng hóa dẫn đến những tiêu chuẩn chung nào đó về trang phục, sản phẩm. Tuy nhiên, trung tâm của toàn cầu hóa không chỉ là sự đơn nhất hóa, mà còn cả - sự phân đoạn hóa của các nền văn hóa.
Quyết định đặc trưng của vấn đề nhân tố nào - đơn nhất hóa hay phân đoạn hóa sẽ chiếm ưu thế trong quá trình toàn cầu hóa là việc lựa chọn mô hình giải thích. Một trong số chúng khẳng định rằng, không có đơn nhất các nền văn hóa thế giới thì toàn cầu hóa trở nên hỗn độn. Coi nhân tố kinh tế là quyết định, các đại biểu của quan điểm này, chẳng hạn N.Ster, cho rằng chính nó quyết định triển vọng của sự xích lại gần nhau của các nền văn hóa.
Quan điểm thứ ba nhấn mạnh những khiếm khuyết của toàn cầu hóa. Văn hóa toàn cầu theo quan điểm này là thứ văn hóa mất đi mối liên hệ với quá khứ, ký ức về truyền thống. Đó là văn hóa đại chúng Mỹ được truyền bá khắp nơi, là văn hóa nhạc Pop, văn hóa thị giác của các phương tiện truyền thông đại chúng,v.v..
Chúng ta biết rằng, toàn cầu hóa xuất hiện do nhiều nhân tố. Trong số đó có ý nghĩa quyết định là nhân tố kinh tế. Theo Ster chính nó quyết định triển vọng xích lại gần nhau của các nền văn hóa [11; 4,5]. Quốc tế hóa kinh tế tức là mức độ mà tới đó thì các đường biên giới dân tộc trở nên không còn phù hợp với các quá trình kinh tế. Đây là quan điểm điển hình về lý thuyết hiện đại hóa, nơi mà mô hình thiết chế chiếm ưu thế hơn so với các mô hình văn hóa học, nơi mà những đổi thay văn hóa chỉ là hậu quả không tránh khỏi của những cải cách kinh tế. Tuy nhiên, Ster cũng chỉ ra những khiếm khuyết điển hình của sự tiếp nhận thiếu phê phán toàn cầu hóa, mà khiếm khuyết quan trọng nhất trong số đó là toàn cầu hóa văn hóa, xã hội và kinh tế đã đơn nhất các hình thức địa phương, khu vực và dân tộc. Trong khi đó, các hình thức địa phương không phải là những hình thức đồng nhất trên thực tế. Do
vậy những khẳng định về tính đơn nhất hóa thậm chí rơi vào sai lầm. Và việc chống lại quá trình này đang tăng lên. Cũng như mọi lý thuyết hiện đại hóa, vấn đề trung tâm là quan hệ của các nước phương Tây và phi phương Tây. Cuộc đấu tranh duy trì tính đồng nhất có thể mang tính phản hiện đại hóa trong sự hiện đại hóa gấp gáp và bệnh hoạn, và có thể là nguồn gốc của một loại hình phát triển mới. Trên cơ sở của tính đống nhất riêng như Nhật Bản, Đông Nam Á, v.v.. Ster cho rằng trong thời kì suy thoái của bá quyền, tính đồng nhất văn hóa địa phương giành được chỗ đứng để tự khẳng định mình.
Toàn cầu hóa đồng nghĩa với sự đơn nhất hóa có thể được chấp nhận và hoan nghênh trong lĩnh vực kinh tế là do hoạt động kinh tế cần được tự do trước sự điều chỉnh và can thiệp của các chính phủ địa phương, dân tộc bao nhiêu thì càng thể hiện xu hướng vươn ra khỏi biên giới đang biến mất nhằm hình thành thị trường thế giới và chịu sự chi phối của quy luật thị trường. Như vậy, khái niệm tính hiện đại – toàn cầu hóa trên cơ sở sự tiến bộ - thừa nhận