Giác tính

Một phần của tài liệu Chủ thể nhận thức tiên nghiệm trong triết học Immanuin Cantơ (Trang 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Giác tính

Trong năng lực thứ nhất của chủ thể nhận thức, theo Cantơ do các sự vật khách quan tác động đến giác quan của chúng ta mà xuất hiện những cảm giác lộn xộn. Những cảm giác lộn xộn đó được trực quan cảm tính đưa vào trật tự không gian – thời gian (hai hình thức tồn tại thuần túy tiên nghiệm của trực quan cảm tính), trở thành các tri giác. Những tri giác đó còn mang tính chủ quan cá thể. Để chúng trở thành kinh nghiệm, tức trở thành một cái gì đó khách quan hơn (theo Cantơ tức là cái được mọi người thừa nhận, có giá trị mang tính phổ quát và tất yếu) thì nhận thức phải bước lên hình thức cao hơn, đó là giác tính.

Nếu như ở phần cuối cảm năng học tiên nghiệm, Cantơ tỏ ra hài lòng vì

đã tìm ra được yếu tố tiên nghiệm đầu tiên tạo nên trụ cột thứ nhất của nhận

thức đó là: không gian - thời gian, đồng thời ông cũng đi được bước đầu tiên để trả lời cho câu hỏi về khả năng của phán đoán tổng hợp tiên nghiệm, thì nhiệm vụ kế tiếp là khảo sát về giác tính (Verstand) nhằm tìm ra các “vật

gọi là các phạm trù của giác tính. Nói cách khác, sau khi xem xét vai trò của những hình thức tiên nghiệm của cảm năng, bây giờ phải xem xét vai trò của những hình thức tiên nghiệm của giác tính để hình thành trọn vẹn khả năng của phán đoán tổng hợp tiên nghiệm. Như vậy, dự định của Cantơ trong việc khảo sát giác tính là nhằm giải thích nguồn gốc, ý nghĩa và phạm vi sử dụng của các phạm trù, tức của các khái niệm phổ biến và nền móng vốn là bộ khung cho tư duy siêu hình học nói chung. Ông khẳng định, “nhận thức của ta phát sinh từ hai nguồn suối cơ bản (Grundquellen) của tâm thức: Nguồn thứ nhất là quan năng tiếp nhận những biểu tượng (tính thụ nhận những ấn tượng); nguồn thứ hai là quan năng nhận thức đối tượng bằng các biểu tượng ấy (tính tự khởi1 của các khái niệm); thông qua nguồn suối thứ nhất, một đối tượng được mang lại cho ta; thông qua nguồn suối thứ hai đối tượng ấy được suy tưởng trong quan hệ với biểu tượng trước (vốn chỉ là quy định đơn thuần của tâm thức). Vậy, trực quan và những khái niệm tạo nên các yếu tố của mọi nhận thức chúng ta; khiến cho: những khái niệm mà không có trực quan tương ứng bằng một cách nào đó cũng như trực quan mà không có khái niệm đều không thể mang lại nhận thức nào cả…Nếu ta đã gọi tính thụ nhận của tâm thức đối với các biểu tượng trong chừng mực tâm thức bị kích động bằng một cách nào đó là cảm năng, thì ngược lại, quan năng sản sinh ra bản thân những hiện tượng, hay là tính tự khởi của nhận thức sẽ được gọi là giác tính (Der Verstand) [26, tr. 199 - 200]. Ở đây, Cantơ gọi giác tính là quan năng tạo ra các khái niệm (các quy luật). Ông cho rằng: “Bản tính tự nhiên của ta quy định rằng trực quan không bao giờ có thể gì khác hơn là cảm tính, tức là, chỉ chứa đựng phương cách làm thế nào để ta được các đối tượng kích động. Ngược lại, quan năng suy tưởng về đối tượng của trực quan cảm tính chính là giác tính” [26, tr.200].

1

Về vai trò của giác tính trong nhận thức của con người, Cantơ cho rằng, có hai cái thân cây nhận thức của nhân loại cùng lớn lên từ một rễ chung, nhưng con người không biết cái rễ ấy, đó chính là cảm tính và giác tính. Nhờ cảm tính và sự vật được đem lại cho ta. Nhờ giác tính mà ta tư duy được về sự vật. Ở cấp độ cảm tính, theo Cantơ, chủ thể phải cần đến năm giác quan mà Cantơ gọi chung là “cảm năng”. Nhưng năm giác quan không đủ để nhận thức, ta còn cần giác tính nữa để “suy tưởng” về chúng. Có thể nói rằng, Cantơ coi giác tính đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức của con người, theo ông, giác tính chính là “quan năng suy tưởng về đối tượng của trực quan cảm tính.” [26, tr.200].

Cảm tính và giác tính ở trạng thái rời rạc vậy là chưa cho ta một tri thức thực sự là một tri thức đúng đắn. Để có tư duy đúng đắn, phải có một số khái niệm cơ bản để hệ thống hóa những tài liệu của nhận thức cảm tính, khái quát chúng thành suy tư có tính tổng quát vì “không có cảm năng, không đối tượng nào được mang lại cho ta, và không có giác tính, không đối tượng nào được suy tưởng. Những tư tưởng không có nội dung thì trống rỗng, những trực quan không có khái niệm thì mù quáng” [26, tr.200]. Do vậy, điều thiết yếu như nhau là phải làm cho những khái niệm trở thành cảm tính (tức thêm vào cho chúng đối tượng trong trực quan) cũng như làm cho những trực quan mang tính tư tưởng (tức đưa chúng vào các khái niệm). Cả hai quan năng hay hai năng lực này không thể chuyển đổi các chức năng của chúng cho nhau. Giác tính không thể trực quan và các giác quan thì không thể suy tưởng điều gì cả. Chỉ từ việc chúng hợp nhất lại, nhận thức mới có thể nảy sinh. Mặt khác, tri thức đúng đắn chỉ có được khi có sự thống nhất (tổng quát) của cảm giác và khái niệm. Những khái niệm cơ bản có tính tổng quát như là công cụ của hình thức tư duy đó được Cantơ gọi là các phạm trù. Vì thế, người ta

chúng ta phải rất hệ trọng, cẩn thận tách rời và phân biệt hai quan năng này ra. Ở khía cạnh này, Cantơ đưa ra khái niệm phân biệt môn học về những quy luật của cảm năng, tức cảm năng học với môn học về những quy luật của giác tính nói chung là môn lôgic học. Tiếp tục phát triển xu hướng xây dựng một lôgic học mới khác với lôgic học hình thức cổ điển mà Bêcơn và Đềcáctơ đã khởi xướng, Cantơ phân biệt hai dạng lôgic: lôgic phổ biến (tức lôgic hình thức) và lôgic siêu nghiệm [tiên nghiệm*]. Sự khác nhau giữa hai loại lôgic đó là ở chỗ: “Môn lôgic học phổ biến trừu tượng hóa khỏi mọi nội dung của nhận thức, tức là, khỏi mọi quan hệ của nhận thức với đối tượng và chỉ xem xét hình thức lôgic trong mối quan hệ giữa các nhận thức với nhau, nói cách khác, chỉ nghiên cứu mô thức [hình thức*] của tư duy nói chung. Nhưng, vì lẽ đã có những trực quan không chỉ thuần túy mà còn thường nghiệm [kinh nghiệm*] (như Cảm năng học siêu nghiệm [cảm năng học tiên nghiệm*] đã chứng minh), nên cũng có thể có một sự khác nhau giữa tư duy thuần túy và tư duy thường nghiệm [kinh nghiệm*] và những đối tượng. Vậy, trong trường hợp này, ắt phải có một môn lôgic học, trong đó, người ta không trừu tượng hóa khỏi mọi nội dung của nhận thức,… Môn Lôgic học [mới] này sẽ nghiên cứu nguồn gốc (Ursprung) của các nhận thức thức của chúng ta về những đối tượng, trong chừng mực nguồn gốc này không thể quy cho những đối tượng; trong khi đó môn Lôgic học phổ biến không hề quan tâm đến việc nghiên cứu nguồn gốc [chủ quan] này của nhận thức, trái lại, chỉ xem xét những biểu tượng…” [26, tr.204]. Theo Cantơ, đó là lôgic siêu nghiệm [tiên nghiệm*]. Cantơ chỉ quan tâm đến lôgic tiên nghiệm, vì theo ông, đó là lôgic bậc cao vượt xa hẳn lôgic phổ biến, nó có tính phổ quát và tất yếu. Ông khẳng định: “Môn lôgic học, đến lượt nó, có thể được tiến hành theo hai mục đích khác nhau. Lôgic học của việc sử dụng giác tính phổ biến và lôgic học của việc sử dụng giác tính đặc thù” [26, tr.201-202]. Môn lôgic phổ

biến có thể gọi là môn lôgic học cơ bản (Elementarlogik), còn môn kia là công cụ (Organon) (phương pháp luận) của ngành khoa học này hay ngành khoa học kia. Lôgic học phổ biến và lôgic học sử dụng giác tính đặc thù chỉ bàn đến các nguyên tắc tiên nghiệm, là bộ chuẩn tắc của giác tính và lý tính. Ở đây, Cantơ đặc biệt đề cao vai trò của bộ công cụ (các quy luật) của lôgic đặc thù. Theo ông, nó chính là phép thanh tẩy của giác tính thông thường (giúp giác tính được tỉnh táo và sáng suốt khi hoạt động).

Đi sâu hơn vào nghiên cứu nhận thức tri thức khoa học, Cantơ tiếp tục chia lôgic tiên nghiệm thành hai cấp độ: phân tích tiên nghiệm và biện chứng tiên nghiệm. Hai cấp độ này là mắt xích quan trọng trong hoạt động của chủ thể trong đó, tư duy sử dụng khái niệm, phạm trù là tư duy của giác tính phân tích. Đây là loại hoạt động của tư duy khoa học, nó có nhiệm vụ quy tụ các tri giác đa dạng biến các tri thức cảm tính thành các tri thức khách quan được mọi người thừa nhận. Để làm được điều đó, trước hết giác tính phải xây dựng một hệ thống các phạm trù.

Cantơ nêu lên mười hai phạm trù, chia thành bốn nhóm, mỗi nhóm gồm

ba phạm trù. Những phạm trù đó là: Nhóm thứ nhất các phạm trù liên quan

đến lượng gồm có: nhất thể (Einheit); đa thể (Vielheit) và toàn thể (Allheit);

nhóm thứ hai các phạm trù liên quan đến chất gồm có: thực tại (Realität); phủ

định (Negation) và hạn định (Limitation); nhóm thứ ba các phạm trù liên quan

về tương quan [quan hệ*] gồm có: bản thể và tùy thể1; tính nguyên nhân và sự tùy thuộc (nguyên nhân và kết quả); Cộng đồng tương tác (tác động qua lại

giữa cái hành động và cái bị động); nhóm thứ tư các phạm trù liên quan đến

tại – không tồn tại (Dasein - Nichtsein) hay [hiện thực – không hiện thực*]; Tất yếu – Bất tất [ngẫu nhiên*].

Ở hệ thống phạm trù này, trong mỗi nhóm và giữa các nhóm phạm trù dù chưa có sự tương tác biện chứng thực sự, song về hình thức đã có được các yếu tố của các mối liên hệ, ràng buộc có tính chất biện chứng. Mỗi nhóm được sắp xếp theo trình tự: chính đề - phản đề - hợp đề. Giữa bốn nhóm, có mối liên hệ bên ngoài - bên trong, chiều hướng, cách thức.

Khi nhận xét về các phạm trù, Cantơ cho rằng bảng phạm trù có bốn nhóm, có thể chia thành hai dạng. Dạng thứ nhất (lượng, chất) liên quan đến các đối tượng trực quan. Dạng thứ hai (tương quan, hình thái) liên quan đến sự tồn tại của các đối tượng đó. Các phạm trù của nhóm thứ nhất (lượng, chất) thuộc toán học, các phạm trù của nhóm thứ hai (tương quan, hình thái) thuộc loại động lực học: “Tôi tạm gọi hai loại trước (lượng và chất) là các phạm trù có tính toán học, hai loại sau (tương quan và hình thái) là các phạm trù có tính năng động (hay động lực). Như ta thấy, hai loại trước không có các cái đối ứng mà chỉ có trong hai loại sau. Sự khác biệt này ắt phải có một nguyên do ở bên trong bản tính tự nhiên của giác tính” [26, tr.247].

Hơn nữa ông còn khẳng định “số lượng của các phạm trù trong mỗi loại lúc nào cũng bằng nhau, đó là ba phạm trù, một sự kiện cũng đòi hỏi ta phải suy ngẫm, vì thông thường mọi sự phân chia tiên nghiệm bằng các khái niệm đều phải là “lưỡng phân” (chia hai, đối lập nhau). Thêm nữa, phạm trù thứ ba bao giờ cũng hình thành từ sự nối kết của phạm trù thứ hai với phạm trù thứ nhất” [26, tr.247]. Ở đây, Cantơ đã suy xét rất kỹ, bởi vì theo ông, ở trong cách phân loại của các nhà triết học trước ông, mọi sự phân loại tiên nghiệm của các khái niệm thường dựa trên cách phân nhịp đôi (tiền đề - phản đề), còn trong bảng các phạm trù của mình, Cantơ đặt phạm trù thứ ba của mỗi nhóm luôn xuất hiện với tính cách là hợp đề của hai phạm trù trước. Ở đây, Cantơ

thiên về dung hòa lập trường duy lý và duy kinh nghiệm khi lập luận về hệ thống các phạm trù. Theo ông, các phạm trù có được không phải nhờ kinh nghiệm và khái quát thực tiễn mà nhờ khả năng tổng hợp thuần túy của giác tính. Ông viết: “Tôi hiểu sự tổng hợp trong nghĩa khái quát nhất là hành vi nối kết những biểu tượng khác nhau lại và thấu hiểu (begreifen) [bằng khái niệm] sự đa tạp của chúng trong một nhận thức” [26, tr.238]. Sự tổng hợp được Cantơ gọi là tổng hợp thuần túy khi cái đa tạp của các biểu tượng được đem lại bằng hình thức tiên nghiệm, chứ không phải bằng hình thức thường nghiệm [kinh nghiệm*].

Quá trình tổng hợp thuần túy của giác tính tạo nên phạm trù được Cantơ giải thích như sau: “Bản chất của trực quan cảm tính là hỗn độn - đa dạng. Nhờ có khả năng tổng hợp của giác tính thuần túy mà sự hỗn độn đa dạng đó được quy về một mối thống nhất cho những biểu tượng trực quan - sự thống nhất đó là những khái niệm giác tính thuần túy hay các phạm trù” [Trích theo 66, tr. 85]. Như vậy, theo Cantơ, chỉ có khả năng tổng hợp thuần túy của giác tính dựa trên cơ sở tiên nghiệm mới cho ta phạm trù, chứ phạm trù không phải là sự khái quát, tổng kết kinh nghiệm cảm tính. Đồng thời, giác tính bằng khả năng tổng hợp của mình thông qua các khái niệm giác tính thuần túy hay là các phạm trù đã sáng tạo ra giới tự nhiên với các hiện tượng đa dạng, phong phú như nó đang có. Do đó, các phạm trù là điều kiện để con người có thể kinh nghiệm. Và vì thế chúng được vận dụng một cách tiên nghiệm đối với mọi đối tượng của kinh nghiệm.

Việc vận dụng các phạm trù và kinh nghiệm được Cantơ luận giải trong phần “niệm thức luận của các khái niệm giác tính thuần túy”. Ông đặt vấn đề: “Khái niệm của giác tính chứa đựng sự thống nhất tổng hợp thuần túy của cái đa tạp nói chung...” [26, tr.386-387]. Để trả lời câu hỏi đó, Cantơ giải thích

nghiệm theo các phạm trù ấy, vận dụng chúng vào kinh nghiệm, quy tụ sự hỗn độn - đa tạp của trực quan cảm tính thành sự thống nhất của các phạm trù để tạo nên tri thức có tính phổ quát và tất yếu. Tuy nhiên, để thực hiện được cái suy diễn tiên nghiệm đó thì cần phải có một yếu tố trung gian lưỡng tính, vừa giác tính, vừa cảm tính, Cantơ gọi đó là niệm thức siêu ngiệm [tiên nghiệm*].

Theo Cantơ, “niệm thức tự bản thân nó bao giờ cũng chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng; nhưng vì sự tổng hợp của trí tưởng tượng không nhắm vào từng trực quan riêng lẻ mà chỉ nhằm tạo ra sự nhất thể trong sự quy định của cảm năng, cho nên cần phải phân biệt niệm thức với hình ảnh…Vậy, tôi gọi biểu tượng này về phương pháp chung của trí tưởng tượng nhằm mang lại cho một khái niệm hình ảnh của chính nó là niệm thức cho khái niệm ấy”[26, tr.388].

Niệm thức có nhiệm vụ làm cho hình ảnh cảm tính của đối tượng nhận thức phù hợp với khái niệm của nó. Sự hình thành niệm thức liên quan đến những hình thức cảm tính bên trong tức là thời gian. Bởi vì, niệm thức siêu nghiệm [tiên nghiệm*] thời gian vẫn chưa cho tri thức về đối tượng hiện thực, mà chỉ cho khái niệm về “đối tượng nói chung”, vì niệm thức ấy, “là cái không thể đưa vào một hình ảnh nào cả mà chỉ là sự tổng hợp thuần túy được diễn tả bằng phạm trù, phù hợp với một quy tắc nhất thể hóa theo các khái niệm nói chung” [26, tr. 389 -390]. Hình thức đó chính là niệm thức siêu nghiệm [tiên nghiệm*] (tức các quy tắc hình thành các hình ảnh cảm tính trên cơ sở tiếp cận các phạm trù về chúng). Việc xây dựng các lý luận khoa học phải được tiến hành trên cơ sở sử dụng các niệm thức, chứ không phải các hình ảnh cảm tính trực tiếp. Các biểu đồ tựa như những chữ cái cấu thành ngôn ngữ tư tưởng của toàn bộ hoạt động con người nói chung. Từ đây, theo Cantơ, con người xây dựng các luận điểm cơ bản của khoa học tự nhiên đưa

ra quan niệm của mình về thế giới với phương châm: Giới tự nhiên phải tuân theo các quan niệm của con người về nó, chứ không phải ngược lại. Và con người không chỉ là chủ thể nhận thức mà còn sáng tạo ra các quy luật tự nhiên.

Như vậy, với việc kết hợp các phạm trù của giác tính với kinh nghiệm

cảm tính thông qua “thời gian”, Cantơ thể hiện rõ ý định khắc phục sự tách dời giữa tư duy giác tính với kinh nghiệm, cảm tính ở các nhà duy cảm, duy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chủ thể nhận thức tiên nghiệm trong triết học Immanuin Cantơ (Trang 68)