Lý tính

Một phần của tài liệu Chủ thể nhận thức tiên nghiệm trong triết học Immanuin Cantơ (Trang 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4.Lý tính

Vấn đề cơ bản thứ ba trong triết học thời kỳ phê phán của Cantơ là vấn đề khả năng phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong siêu hình học, tức trong triết học tư biện. Đây cũng chính là vấn đề năng lực biện chứng tiên nghiệm.

Trong khi tầm nhận thức của cấp độ giác tính phân tích (khoa học tự nhiên lý thuyết) bị ức chế bởi hàng loạt các điều kiện, thì con người vẫn luôn khát khao vươn tới những tri thức tuyệt đối, tới tự do vô điều kiện, tức ở khả năng trí tuệ cao nhất này, nhận thức của con người không chịu đóng khung trong khuôn khổ hiện tượng luận (thừa nhận “vật tự nó” bất khả tri) mà còn có khát vọng nhận thức mọi cái một cách trọn vẹn tuyệt đối bao hàm cả “vật tự nó.” Điều này được Cantơ thể hiện dưới dạng các ý niệm của lý tính.

Lý tính (Vernunft) theo nghĩa rộng, được Cantơ hiểu là trí tuệ con người

nói chung. Đôi khi ông vẫn coi triết học lý luận là học thuyết về lý tính lý luận, triết học thực tiễn là lý tính thực tiễn. Tuy nhiên, ở đây chúng ta đang bàn đến lý

tính mà ông hiểu theo nghĩa hẹp, đó là khả năng trí tuệ cao nhất của con người.

Đây là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng tiên nghiệm, phần thứ hai của lôgic học tiên nghiệm. Cantơ hiểu phép biện chứng với quan niệm truyền thống từ thời cổ đại như một nghệ thuật tranh luận, coi đó là triết lý hão, bất chấp các quy luật của tư duy. Và ông còn xem đó là một nghệ thuật nhằm mang lại cho sự không hiểu biết, thậm chí cho sự cố lừa phỉnh một lớp sơn của chân lý bằng cách bắt chước phương pháp chặt chẽ mà lôgic học nói chung đã đề ra. Để phân biệt sự khác nhau (bác bỏ quan niệm truyền thống từ thời cổ đại), Cantơ gọi học thuyết về lý tính là biện chứng tiên nghiệm.

Trong tầm nhận thức của giác tính, con người trong khuôn khổ hiện tượng luận bị ức chế bởi hàng loạt các điều kiện do hạn chế của giác tính, thì con người vẫn luôn khát vọng với những tri thức tuyệt đối, tới tự do vô điều kiện. Điều này được Cantơ thể hiện dưới dạng các ý niệm của lý tính. Ý niệm

là cái mà không bao giờ chúng ta cảm thụ được bằng cảm giác trong kinh nghiệm. Nó là khái niệm, là cái vô điều kiện, là cái tuyệt đối.

Ở đây ta nhận thấy, về thực chất của biện chứng tiên nghiệm, lý tính, là một dạng năng lực suy lý vươn tới sự hoàn thiện tuyệt đối, vô điều kiện. Lý tính vươn tới các ý niệm: linh hồn, thế giới, Thượng đế.

1. Ý niệm linh hồn – một tổng thể thống nhất vô điều kiện của tất cả các hiện tượng tâm lý vô tận. Khi đề cập vấn đề này, câu hỏi được đặt ra là: cái gì làm chúng ta có một nhận thức thống nhất về thế giới xung quanh chúng ta? Từ phân tích của mình về cách hoạt động của lý tính, Cantơ trả lời đó là do lý tính biến đổi các nguyên vật liệu được cung cấp cho các giác quan thành một tập hợp các yếu tố nhất quán và có liên quan với nhau. Nhưng điều này dẫn Cantơ đến chỗ nói rằng, sự thống nhất kinh nghiệm của chúng ta phải bao hàm sự thống nhất của bản ngã. Cantơ nói rằng: “Ý niệm đầu tiên là bản thân (bản ngã), được nhìn đơn thuần như là bản chất tư duy hay linh hồn…cố gắng biểu thị mọi tính chất xác định như là tồn tại trong một chủ thể duy nhất, mọi quyền năng phát sinh như phát sinh từ một quyền năng cơ bản mọi sự thay đổi như thuộc về các trạng thái của cùng một hiện hữu thường hằng duy nhất và mọi biểu hiện bề ngoài (hiện tượng) trong không gian như toàn toàn khác biệt với các hành động của tư duy” 1[72, tr.706]. Bằng cách này, lý tính thuần túy của chúng ta cố gắng tổng hợp các hoạt động tâm lý có ý thức của chúng ta thành một thể thống nhất và nó làm việc này bằng cách hình thành các khái niệm về bản ngã.

2. Ý niệm thế giới - một tổng thể thống nhất, tuyệt đối vô điều kiện cái trật tự vô tận của các hiện tượng được quy định lẫn nhau một cách nhân quả. Về khía cạnh này, lý tính thuần túy cố gắng tạo ra một tổng hợp của nhiều sự

kiện trong kinh nghiệm bằng các tạo ra khái niệm về vũ trụ khiến cho ý niệm điều phối thứ hai của lý tính là khái niệm về thế giới nói chung.

3. Ý niệm Thượng đế - Nguyên nhân tuyệt đối vô điều kiện của mọi hiện tượng. Tiếp tục việc giải trình về các ý niệm lý tính, Cantơ viết: “Ý niệm thứ ba của lý tính thuần túy hàm chứa một giả thiết tương đối về một hiện hữu là nguyên nhân duy nhất và đủ của mọi chuỗi sự kiện của vũ trụ, đó là ý niệm về Thượng đế” 1[72, tr.721].

Theo Cantơ, khi nào cảm nhận được cơ sở cuối cùng của mọi hiện tượng cảm tính bên trong, khi đó chủ thể nhận thức có được ý niệm linh hồn (cái mà siêu hình học xưa nay vẫn coi là một thực thể bất diệt và ý chí tự do). Chừng nào chúng ta vươn tới nền tảng tận cùng của mọi sự vật của thế giới bên ngoài, thì ý niệm vũ trụ có được. Còn khi, con người khát vọng tìm kiếm khởi nguyên tận cùng và tuyệt đối của mọi vật trên thế gian cả về vật chất lẫn tinh thần thì ta tiếp cận được ý niệm Thượng đế. Ở đây, khác với Platôn, Cantơ không hiểu các ý niệm như những thực thể siêu cảm tính tồn tại thực, mà coi chúng như những mục đích, lý tưởng mà nhận thức con người hướng tới. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra cho nhận thức con người. Các ý niệm của lý tính thực hiện chức năng điều chỉnh trong nhận thức, làm thức tỉnh và điều hòa hoạt động giác tính.

Việc Cantơ sử dụng các ý niệm điều phối này minh họa cho cách ông dùng hòa giữa chủ nghĩa duy lý cực đoan và chủ nghĩa duy kinh nghiệm.

Có thể nói rằng, những quan niệm này của Cantơ đóng vai trò tích cực và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển tiếp theo của triết học – đó là quan niệm mà nhờ đó Cantơ bác bỏ khả năng của cái gọi là “vũ trụ học duy lý”. Nghiên cứu vấn đề này đã giúp ông phát hiện ra các antinomie (tức là các nghịch lý hay các mâu thuẫn) của lý tính và vai trò của chúng trong nhận

1

thức. Cantơ cho rằng: “Trong quá trình nhận thức, mọi sự vật và lý tính con người lĩnh hội được đều chỉ là những hiện tượng, đối tượng bên ngoài con người, còn cái tự thân tồn tại đằng sau mỗi sự vật đó, cái căn nguyên sâu xa, cái thực tồn, cái bản chất đích thực của nó “vật tự nó” thì lý tính con người bất lực, bất khả tri”1 [72, tr.735]. Song cái “vật tự nó” bí ẩn đó lại chính là nguyên nhân khởi thủy, là động lực của vật chất và vận động và đó cũng chính là cái mà lý tính con người khao khát lĩnh hội nhằm đạt tới tri thức tuyệt đối, hoàn mỹ về nó. Tuy nhiên, “vật tự nó” lại không được lĩnh hội do khả năng của con người không cho phép làm được điều đó, đã dẫn lý tính của con người tới các antiomie. Các atinomie này, theo Cantơ, không phải là những lỗi lôgic mà con người có thể khắc phục được. Chúng là những mâu thuẫn không thể khắc phục được, có cơ sở tồn tại trong chính bản chất của lý tính con người. Khi con người đặt vấn đề nhận thức thế giới với tư cách là một chỉnh thể vô điều kiện, thì ngay lập tức lý tính con người đã hình thành nên các vấn đề cụ thể mà nó tưởng rằng có thể giải quyết được, song hóa ra lại không phải giản đơn như vậy, mà ngay từ đầu nó đã phải đưa ra những lời lý giải mâu thuẫn nhau cho tất cả những vấn đề đó.

Antinomie (nghịch lý) nảy sinh khi lý tính rơi vào mâu thuẫn vì nó tham vọng giải quyết cái gì có tính tuyệt đối. Antinomie (nghịch lý) theo nghĩa đen có nghĩa là sự nghịch nhau của các lý lẽ hay quy luật, Cantơ dùng thuật ngữ này để chỉ việc lý tính của con người rơi vào vòng xoáy của hai quy luật nghịch nhau, đó là:

- Một bên, mọi cái có điều kiện phải quy về một cái vô điều kiện;

-Và bên kia, bất kỳ điều kiện nào cũng phải được xem là cái có điều kiện mà thôi.

Theo nghĩa rộng hơn, các nghịch lý (Antinomie) chỉ một cặp mệnh đề mâu thuẫn tương phản nhau, mặc dù mỗi mệnh đề đều tuân theo một trong hai

quy luật trên của lý tính một cách chặt chẽ về mặt lập luận chứ không phải là ngụy biện tùy tiện. Như vậy, lý tính luôn luôn rơi vào tự mâu thuẫn khi muốn bàn đến cái tuyệt đối. Nhờ Cantơ, ta hiểu một cách khá dễ dàng hơn về bao thế hệ triết gia trước Cantơ. Khi các kết luận tương phản nhau họ đều cho là do lập trường triết học khác nhau. Nhưng chính các kết luận tương phản này đã giúp Cantơ “tỉnh giấc ngủ giáo điều” và ông làm cho người đương thời bất ngờ, kinh ngạc khi lần đầu tiên chứng minh bằng cách nhìn mới mẻ rằng: Nguồn gốc gây ra các mâu thuẫn không phải xuất phát từ các lập trường triết học khác nhau, mà phải tìm ngay trong bản thân lý tính với bản chất đầy mâu thuẫn của nó. Điều mới mẻ nữa là Cantơ phát hiện ra các mâu thuẫn này một cách có hệ thống, vạch rõ tính chất tất yếu của các mâu thuẫn đó.

Khi đi tìm cái vô điều kiện trong vũ trụ, Cantơ phát hiện bốn cái vô điều kiện như là bốn ý niệm vũ trụ học thể hiện trong bốn nghịch lý và cũng chỉ có bốn nghịch lý mà thôi. Xuất phát từ định nghĩa của Cantơ: “Các ý niệm siêu nghiệm” [26, tr.745], chúng ta có:

a. Sự trọn vẹn tuyệt đối về cấu tạo của cái toàn thể của mọi hiện tượng. Đây là phạm trù được nâng lên, trong đó nêu các điều kiện tuyệt đối của không gian, thời gian, xét quảng tính tuyệt đối của vũ trụ và lịch sử của lịch sử: có hay không khởi đầu trong không gian - thời gian.

b. Sự trọn vẹn tuyệt đối về sự phân chia của cái toàn thể trong hiện tượng. Thực tại trong không gian là vật chất. Điều kiện bên trong của vật chất là các bộ phận, và các bộ phận của các bộ phận như là các điều kiện tối hậu của vật chất. Ý niệm này bàn về vấn đề: những viên gạch tối hậu kiến tạo nên vũ trụ là đơn tố hay phức hợp (phạm trù chất được nâng lên thành cái vô điều kiện).

c. Sự trọn vẹn về nguồn gốc ra đời của một hiện tượng nói chung. Ý niệm này bàn về tính nhân quả trong quan hệ giữa các hiện tượng với nhau, tức về cái nguyên nhân trong quan hệ với kết quả, để giải quyết câu hỏi rất

xưa cũ: có tự do hay không? Hay tất cả đều phục tùng tính tất định của tự nhiên? (phạm trù tương quan được nâng lên thành cái vô điều kiện).

d. Sự trọn vẹn tuyệt đối về sự phụ thuộc về mặt tồn tại của những gì có thể biến đổi trong hiện tượng. Mọi cái tồn tại (bất tất) đều là có điều kiện hay có một cái tất yếu vô điều kiện? Ý niệm này bàn về sự tồn tại hay không tồn tại của một hữu thể tất yếu. (Phạm trù hình thái được nâng lên thành cái vô điều kiện).

Bốn ý niệm tiên nghiệm trên đẩy lý tính vào cái mâu thuẫn, được Cantơ dàn dựng khéo léo như một cuộc “luận chiến” giữa các nghịch lý (Antinomie) nổi tiếng chia thành hai phe: chính đề và phản đề. Trước khi đưa ra các nhận xét và tìm cách giải quyết các nghịch lý ấy, Cantơ khuyên ta nên “lược trận” một cách khách quan xem cuộc luận chiến xảy ra như thế nào?

Chính đề Phản đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Antinomie 1: Thế giới được giới hạn trong thời gian và không gian. Antinomie 2: Thế giới như một chỉnh thể

phức tạp được cấu thành từ các bộ phận đơn giản.

Antinomie 3: Trong giới tự nhiên không chỉ tồn tại mối liên hệ nhân quả, mà có cả tự do.

Antinomie 4: Có một hữu thể tuyệt đối tất yếu thuộc về thế giới, hoặc là một bộ phận của nó hoặc làm nguyên nhân của nó.

Thế giới là vô hạn về thời gian và không gian.

Thế giới không phân chia được. Không có gì trên thế gian là đơn giản cả.

Không có tự do, mọi cái đều diễn ra theo quy luật của tự nhiên.

Không có một hữu thể nào tuyệt đối tất yếu dù ở trong hay ở ngoài thế giới như là nguyên nhân của nó 1 [72, tr.768].

Phù hợp với hai quy luật tương phản nhau của lý tính: các luận cứ tự do tranh luận theo quy luật riêng của mỗi bên, đều có lý lẽ như nhau và không ai chịu thua kém ai. Mỗi bên dùng phương pháp phản chứng, tức xuất phát từ lập trường của đối phương để chứng minh sự vô lý và thiếu cơ sở của nó.

*Antinomie 1(Nghịch lý 1):

- Chính đề: “Thế giới được giới hạn trong thời gian và không gian”. Chứng minh:

+ Được giới hạn trong thời gian: Nếu không có khởi đầu, phải giả định một chuỗi thời gian vô tận. Như vậy, đến thời điểm hiện nay, ắt phải có một thời gian vô tận đã trôi qua. Chuỗi thời gian đã trôi qua thì chỉ có thể hữu hạn chứ không thể vô tận. + Được giới hạn trong không gian: tức có ranh giới hạn định: Nếu không có ranh giới, thế giới sẽ là một toàn thể vô tận. Cái vô tận này lại được nhìn trong một chuỗi thời gian hữu tận là điều không thể được.

- Phản đề: “Thế giới là vô hạn về thời gian và không gian”. Chứng minh:

+ Vô hạn trong thời gian: Nếu thế giới có khởi đầu, thì trước khi khởi đầu phải có lúc chưa có thế giới, tức thời gian rỗng. Trong thời gian rỗng không thể có khởi đều về thời gian, cũng không có sự ra đời của sự vật nào, tức cũng không thể có sự ra đời của thế giới.

+ Vô hạn trong không gian: Nếu thế giới có ranh giới, nó phải ở trong một không gian trống. Quan hệ của thế giới với một không gian trống cũng tức là không quan hệ với không gian nào cả. Nếu vậy sẽ không có quan hệ nào cả.

* Antinomie 2: (Nghịch lý 2):

- Chính đề: “Bất cứ bản thể nào trong thế giới đều được cấu tạo từ các đơn tố và không có gì tồn tại mà bản thân không phải là đơn tố hay là tập hợp của các đơn tố”.

Chứng minh: Nếu không có cái tập hợp của các đơn tố sẽ không có gì tồn tại, cả cái tập hợp lẫn cái đơn tố. Hậu quả trầm trọng: không có bản thể nào cả.

- Phản đề: “Không sự vật đa hợp nào trong thế giới được cấu tạo từ các đơn tố và không thể tồn tại bất kỳ đơn tố nào trong thế giới”.

Chứng minh: Nếu có cái đa hợp từ các đơn tố, mỗi đơn tố chiếm một không gian riêng và như vậy có các bộ phận của không gian. Nhưng mọi cái thực tồn trong không gian đều chứa đựng cái đa tạp nên không thể là đơn tố.

* Antinomie 3: (Nghịch lý 3):

- Chính đề: “Luật nhân quả trong tự nhiên không phải là luật nhân quả duy nhất đủ giải thích sự phát sinh của mọi hiện tượng trong thế giới. Vậy cần thiết phải thừa nhận một nguyên nhân tự do để giải thích trọn vẹn cái hiện tượng này”.

Chứng minh: Nếu không có tự do để khởi đầu một cái gì mới, mọi sự vật đều giả định phải có trạng thái đi trước. Thuật định luật tự nhiên, mỗi quan hệ nhân quả phải có một chuỗi nhân quả đi trước. Trong tự nhiên không có gì xảy ra mà không có nguyên nhân, vậy không có cái gì khởi đầu. Nhưng không có khởi đầu thì chuỗi nhân quả không hoàn tất, trái với tính phổ quát không hạn chế của bản thân định luật tự nhiên. Vậy, phải có một nguyên nhân gì cho phép khởi đầu một chuỗi nhân quả. Cantơ gọi đó là tính tự khởi

Một phần của tài liệu Chủ thể nhận thức tiên nghiệm trong triết học Immanuin Cantơ (Trang 81)