Chủ thể nhận thức kinh nghiệm và chủ thể nhận thức tiên nghiệm

Một phần của tài liệu Chủ thể nhận thức tiên nghiệm trong triết học Immanuin Cantơ (Trang 91)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Chủ thể nhận thức kinh nghiệm và chủ thể nhận thức tiên nghiệm

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, khi khảo sát về thông giác, Cantơ chủ yếu nhấn mạnh sự phân biệt giữa thông giác kinh nghiệm (empirische Apperzeption) và thông giác tiên nghiệm (transzendentale Apperzeption) thuần túy, tức là ở đây ông đã có sự phân chia một cách rạch ròi chủ thể nhận thức. Theo đó, ứng với hai loại thông giác là hai loại chủ thể nhận thức: chủ thể nhận thức kinh nghiệm (cái tôi kinh nghiệm - empirisches Ich) và chủ thể nhận thức tiên nghiệm (cái tôi tiên nghiệm - transzendentales Ich).

Theo Cantơ, chủ thể nhận thức kinh nghiệm với tư cách là cái tôi kinh nghiệm hay ý thức kinh nghiệm về cái tôi, loại tự ý thức có khả năng biến đổi về mặt nội dung. Chủ thể nhận thức kinh nghiệm hay cái tôi kinh nghiệm gắn về mặt vật lý, tâm lý, kinh nghiệm. Tay, chân, cái đầu tôi dùng giác quan bên

trong, bên ngoài biết được nên có đặc điểm là dễ biến đổi. Khác với cái tôi tiên nghiệm hay cái tôi thuần túy, theo Cantơ, cái tôi kinh nghiệm hay sự tự ý thức kinh nghiệm chính là việc sở hữu có tính đối tượng về cái bản thân, có nghĩa là nhận thức các trạng thái bên trong, trạng thái tâm hồn về bản thân chúng ta về mặt tâm lý. Cái tôi kinh nghiệm là đối tượng của sự cảm nhận về mặt tâm lý ở bên trong. Về cơ bản chủ thể nhận thức kinh nghiệm hay cái tôi kinh nghiệm được xem như hiện tượng gần giống như các đối tượng, các khách thể bên ngoài. Tuy vậy, khác với các đối tượng, khách thể bên ngoài, chủ thể nhận thức kinh nghiệm hay cái tôi kinh nghiệm được đặc trưng bởi tính không ổn định và khả năng biến đổi. Như vậy, trong dòng chảy của các hiện tượng bên trong, không thể có cái tôi kinh nghiệm bất biến. Do vậy, cái tôi kinh nghiệm không phải là cái tôi đích thực.

Bên cạnh chủ thể nhận thức kinh nghiệm hay cái tôi kinh nghiệm, Cantơ còn đưa ra quan niệm về chủ thể nhận thức tiên nghiệm hay “cái tôi tiên nghiệm” tức là sự tự ý thức có bất biến đổi về mặt nội dung để phân biệt hai loại thông giác và cũng góp phần nâng cao vai trò của tri thức tiên nghiệm.

Chủ thể nhận thức tiên nghiệm ở Cantơ được ông quy về “cái tôi tiên nghiệm” “hay thông giác tiên nghiệm”, tức là khả năng tự ý thức và trong mọi ý thức không chỉ có ý thức về đối tượng mà có khả năng ý thức về ý thức ấy. Chẳng hạn, Cantơ cho rằng, tôi biết một vật thể là nặng, tôi gọi đó là ý thức về trọng lượng của vật thể. Ngoài ra, tôi cũng biết rằng tôi biết về việc này tức về ý thức này; ý thức sau là hình thái cao hơn của ý thức trước và được gọi là tự ý thức. Ý thức luôn gắn liền với tự ý thức, tức khả năng của tư duy đi liền với mọi hành vi ý thức của ta, đó là nhờ sự can thiệp thường trực của “cái tôi tư duy”. Cantơ đã đưa ra một mệnh đề nổi tiếng về cái tôi tư duy như sau: Cái

mọi biểu tượng của tôi; bởi vì nếu không như vậy, một cái gì đó có thể được hình dung [thành biểu tượng] trong tôi nhưng lại không được tôi suy tưởng; điều ấy cũng có nghĩa tương tự là, biểu tượng ấy hoặc không thể có được hoặc ít nhất không là cái gì cả cho tôi” [26, tr.285].

Vậy, cái “tôi tư duy” là biểu tượng tối hậu, không còn quy vào cái nào cao hơn được nữa và nó vẫn là nó trước sự thay đổi vô thường trong nội dung của mọi biểu tượng. Cantơ gọi biểu tượng tối hậu “tôi tư duy” này là sự thống nhất (hay nhất thể) tổng hợp nguyên thủy của thông giác làm điều kiện cho mọi hành vi nối kết.

Ngược với cái tôi kinh nghiệm dễ biến đổi, thoáng qua nhưng tràn đầy nội dung ấy, theo Cantơ, cái tôi tiên nghiệm thuần túy không chứa đựng bất cứ sự cảm nhận đặc biệt nào về các trạng thái bên trong. Cái tôi tiên nghiệm thuần túy được xác định như là biểu tượng hoàn toàn trống rỗng về mặt nội dung cái tôi. Chủ thể nhận thức tiên nghiệm hay cái tôi tiên nghiệm thuần túy chính là chủ thể lôgic bền vững của mọi biểu tượng và đồng thời là sự thống nhất tuyệt đối khách quan và bất biến.

Khi đánh giá về vai trò của chủ thể nhận thức tiên nghiệm với tư cách là cái tôi tiên nghiệm thuần túy, theo Cantơ, cái tôi tiên nghiệm là điều kiện tiên quyết cho mọi khả năng nhận thức. Vai trò của cái tôi tiên nghiệm gắn với vai trò của thông giác tiên nghiệm thể hiện ở chỗ tổng hợp các dữ liệu cảm tính nhờ các hình thức giác tính có nguồn gốc của chúng trong chính chủ thể. Không thể có bất cứ quá trình nhận thức nào diễn ra trong chúng ta, không thể có bất cứ sự liên kết, sự thống nhất giữa chúng với nhau nếu như không có sự thống nhất thuần túy tiên nghiệm. Sự thống nhất thuần túy tiên nghiệm của ý thức ấy làm cho tất cả các biểu tượng liên hệ, phụ thuộc với nhau theo quy luật nhất định. Vì vậy, ý thức khởi nguyên và tất yếu về diện

mạo của mình chính là sự thống nhất tất yếu trong việc tổng hợp tất cả các hiện tượng theo các khái niệm, theo các quy tắc.

Như vậy, cái tôi của con người không chỉ là hiện tượng với tư cách là cái tôi kinh nghiệm mà còn là “Noumenon” tức là một cái gì đó siêu cảm tính với tư cách là cái tôi tiên nghiệm.

2.3.2.Giới hạn năng lực nhận thức của chủ thể

Cantơ đã chia thế giới nói chung thành hai thế giới: thế giới “vật tự nó” (Ding an sich) và thế giới hiện tượng (Phaenomen). Nhằm dung hòa giữa chủ nghĩa duy lý cực đoan và chủ nghĩa duy kinh nghiệm, Cantơ viết: “Những tư tưởng không có nội dung thì trống rỗng, những trực quan không có khái niệm thì mù quáng. Vì thế, điều thiết yếu như nhau là phải làm cho những khái niệm thành cảm tính (tức thêm vào cho chúng đối tượng trong trực quan) cũng như làm cho những trực quan mang tính tư tưởng (tức đưa chúng vào các khái niệm). Cả hai quan năng (Vermögen) hay hai năng lực (Fähigkeiten) này không thể chuyển đổi các chức năng của chúng cho nhau. Giác tính không thể trực quan và các giác quan thì không thể suy tưởng điều gì cả. Chỉ từ việc chúng hợp nhất lại, nhận thức mới có thể nảy sinh”[26, tr.200].

Trên cơ sở này, Cantơ đã xây dựng lý luận nhận thức của mình, trong đó có quan niệm về “vật tự nó” nhằm chỉ rõ ranh giới và giới hạn năng lực nhận thức của chủ thể.

Cantơ cho rằng các sự vật trong tự nhiên thuộc thế giới hiện tượng và liên quan đến kinh nghiệm cảm tính mà con người có thể nhận biết được bằng tri giác, cảm tính. Cảm giác đem lại cho chủ thể nhận thức những tài liệu cảm tính còn hết sức lộn xộn. Song, nhờ có năng lực tiên nghiệm của không gian - là hình thức bên ngoài thuần túy tiên nghiệm của kinh nghiệm cảm tính và thời gian - là hình thức bên trong thuần túy tiên nghiệm của kinh nghiệm cảm

Cantơ thì không gian và thời gian không phải là các hình thức, thuộc tính của thực tại khách quan mà chỉ là các hình thức tiên nghiệm thuần túy của trực quan cảm tính. Còn thế giới “vật tự nó” mang tính khách quan, tồn tại độc lập với chủ thể nhận thức. “Vật tự nó” tác động lên giác quan và các biểu tượng của chủ thể nhận thức. “Vật tự nó” là vật có tính bản chất, phản ánh bản chất sâu xa của sự vật, hiện tượng. Con người không thể nhận thức được “vật tự nó”, cái mà con người nhận thức được thông qua các giác quan của mình chỉ là hiện tượng chứ không phải là bản chất. Ông viết: “Học thuyết về cảm năng học là học thuyết về vật tự thân1 ([vật tự nó*] - Ding an sich) theo nghĩa tiêu cực, nghĩa là về những sự vật mà giác tính buộc phải suy tưởng là không có quan hệ nào đến phương cách trực quan của ta, do đó không phải là hiện tượng đơn thuần, trái lại, như là vật - tự - thân. Nhưng đồng thời giác tính cũng hiểu rằng trong việc tách rời này nó không thể sử dụng các phạm trù để xem xét những vật - tự - thân được, vì các phạm trù chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ với tính thống nhất của các trực quan trong không gian và thời gian và chúng chỉ có khả năng xác định tính thống nhất này nhờ các khái niệm nối kết phổ biến, tiên nghiệm [các phạm trù] dựa trên ý thể tính (Idealität) đơn thuần của không gian và thời gian. Ở đâu không thể có sự thống nhất này của thời gian như trong trường hợp với vật - tự - thân, toàn bộ việc sử dụng cũng như toàn bộ ý nghĩa của các phạm trù đều mất hết, vì ngay cả khả thể của sự vật tương ứng với các phạm trù cũng không thể nhận thức được” [26, tr.531]. Tính chất duy tâm và bất khả tri trong triết học Cantơ được bộc lộ rõ ở đây.

Trong nhận thức luận, khái niệm “vật tự nó” bao hàm những vật tồn tại khách quan, tự nó, không phụ thuộc vào mọi hình thức cảm tính và nhận thức lôgic của con người. “Vật tự nó” là bản chất của mọi vật khách quan tồn tại bên ngoài chúng ta, mà theo Cantơ thì chúng thuộc về lĩnh vực siêu nghiệm

1

“Vật tự thân” (Ding an sich): Chính là “vật tự nó”. Ở đây, chúng tôi trích dẫn theo nguyên gốc bản dịch của dịch giả Bùi Văn Nam Sơn.

(transzendent) và về nguyên tắc - chúng ta không thể nhận biết được. Mặt khác “vật tự nó” được Cantơ hiểu như là những tồn tại tinh thần. Ông viết: “Tôi gọi một khái niệm nghi vấn (problematisch) là một khái niệm không chứa đựng mâu thuẫn, nhưng có thể nối kết với những nhận thức khác như là một sự giới hạn những khái niệm đã cho, tuy tính thực tại khách quan của nó không thể nhận thức được bằng bất cứ cách nào. Khái niệm về một Noumenon [vật-tự thân], tức là về một sự vật có thể được suy tưởng không phải như đối tượng của giác quan mà như là một vật tự thân (Ding an sich selbst)...” [26, tr.537] và “giác tính tự vạch giới hạn cho chính mình vì thừa nhận không thể nhận thức được chúng [vật - tự thân] [vật tự nó*] bằng các phạm trù, do đó chỉ suy tưởng về chúng dưới tên gọi là “một cái gì đó không được biết” (ein unbekanntes Etwas)”[26, tr.539].

Vào thời đại của Cantơ, nhiều nhà tư tưởng thừa nhận sự tồn tại của Thượng đế, song họ không xác định được hoặc bất đồng trong việc xác định bản chất và vai trò của Thượng đế trong thế giới hiện thực, đó là chỗ yếu của cả thần học và triết học duy tâm nói chung để các nhà vô thần phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế. Để cứu vãn tinh thần duy tâm, Cantơ đã coi Thượng đế không phải là cái gì khác mà đó là cái tự do, là linh hồn bất tử, là vật tự nó – nghĩa là, Thượng đế là cái tự nó tồn tại, con người không giải thích được và cũng không thể biết được.

Cantơ đòi hỏi ở tri thức khoa học và triết học sự hoàn thiện tuyệt đối: coi đó là tri thức lý tưởng của con người. Song, cũng như Hium và Lépnít, một mặt Cantơ cho rằng để khoa học thực sự là khoa học thì nó phải dựa trên tri thức tiên nghiệm, nghĩa là loại tri thức mang tính phổ quát và tất yếu (chân lý). Mặt khác, do chưa thoát khỏi quan niệm siêu hình - sự nhìn nhận thế giới một cách tách rời - Cantơ cho rằng mọi sự vận động trong thế giới là bên

Vậy là ở đây có khả năng mà phải chọn một.

Thứ nhất, nếu khẳng định mọi tri thức đều là sự phản ánh các sự vật

của thế giới khách quan thì phải thừa nhận mọi khoa học và triết học đều chỉ dựa trên những tri thức đơn nhất, ngẫu nhiên.

Thứ hai, nếu đòi hỏi một tri thức khoa học (triết học) đạt đến tính phổ

quát và tất yếu thì phải thừa nhận, nguồn gốc của chúng không phải là sự phản ánh thế giới khách quan, tri thức đó chính là kết quả của sự sáng tạo của riêng trí tuệ con người.

Đứng trước lựa chọn trên, Cantơ lập luận rằng, từ trước tới nay người ta cho rằng mọi tri thức của chúng ta đều phải phù hợp với các sự vật. Tuy nhiên, mọi ý đồ thông qua khái niệm xác lập một cái gì đó tiên nghiệm (a priori) về chúng (các sự vật), cái mà qua đó có thể mở rộng tri thức của chúng ta, dưới điều kiện này đều đi tới kết cục thất bại. Chúng ta có thể thử một lần là liệu chúng ta sẽ giải quyết những nhiệm vụ của siêu hình học một cách có hiệu quả hơn khi chúng ta xuất phát từ luận điểm cho rằng có sự vật phải phù hợp với nhận thức của chúng ta - và điều này đã đáp ứng tốt hơn với đòi hỏi có được tri thức tiên nghiệm về chúng.

Như thế là với ý đồ xây dựng nền tảng tri thức tiên nghiệm của khoa học (triết học), cũng như quan niệm cho rằng mọi tri thức của con người không phải là sự phản ánh thế giới khách quan, Cantơ đi đến khẳng định vật tự nó là không thể nhận thức được.

Mặt khác, theo Cantơ, lý tính thuần túy không thể đạt được “vật tự nó”. Rốt cuộc, nhận thức của con người chỉ là hữu hạn và chỉ dừng lại ở hiện tượng. Để nhận thức được “vật tự nó” con người cần phải có trực quan trí tuệ phi cảm tính (tức năng lực mà chủ thể nhận thức trực tiếp bản chất sự vật) mà không cần sử dụng các giác quan, đứng trên giác quan. Nhưng trên thực tế, con người lại không có khả năng đó. Vì vậy, con người không thể nhận thức

được “vật tự nó”. Đây chính là giới hạn không thể vượt qua được của nhận thức con người và cũng chính là câu trả lời cho nhận thức luận và nhân học của Cantơ: “Tôi có thể biết được cái gì”?

Một phần của tài liệu Chủ thể nhận thức tiên nghiệm trong triết học Immanuin Cantơ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)