7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Cảm tính
Khác với các nhà triết học của trường phái duy kinh nghiệm, khi đề cập đến năng lực cảm tính của chủ thể nhận thức, Cantơ đã khẳng định: để nhận thức một cái gì đó trước hết ta cần các giác quan. Ông gọi chung cho năng lực cảm giác này là “cảm năng” (Sinnlichkeit) - “Dù bằng cách nào và với phương tiện gì để một nhận thức có thể quan hệ được với các đối tượng, thì quan hệ trực tiếp (unmitelbar) bao giờ cũng bằng trực quan (Anschauung). Mọi tư duy đều nhằm vào trực quan như là phương tiện. Trực quan chỉ có thể xảy ra trong chừng mực đối tượng được mang lại cho ta; nhưng điều này lại chỉ có thể có được - ít nhất là cho con người chúng ta - bằng cách đối tượng kích động (affizieren) tâm trí ta một cách nào đó. Năng lực tiếp thu các biểu tượng (tính thụ nhận - Rezeptivität) do phương cách làm thế nào để chúng ta được các đối tượng kích động gọi là cảm năng. Vì thế, nhờ cảm năng, những đối tượng được mang lại cho ta, và chỉ có cảm năng mới cung cấp cho ta những trực quan” [26, tr.135].
Theo Cantơ, cảm năng là khả năng có thể được cái đối tượng “kích động” ông gọi là “tính thụ nhận” và các tác động ấy của đối tượng sở dĩ mà ta có được là nhờ các giác quan. Cantơ gọi kết quả của sự tác động ấy chính là cảm giác. Và loại trực quan này là trực quan kinh nghiệm (tức là loại trực quan nào mà quan hệ với các đối tượng thông qua cảm giác).
Ông gọi những gì bên trong hiện tượng tương ứng với cảm giác là “chất liệu” của hiện tượng và cái gì làm cho nội dung của hiện tượng có thể sắp xếp
niệm này, Cantơ đã đưa ra hai hình thức thuần túy tiên nghiệm của trực quan cảm tính như là những nguyên tắc của nhận thức tiên nghiệm: đó là không gian và thời gian.
Nếu ở kỳ tiền phê phán, Cantơ (chịu ảnh hưởng của Hium) coi không gian và thời gian là thuộc lĩnh vực “vật tự nó”, thì giờ đây ông coi không gian và thời gian thuộc lĩnh vực hiện tượng luận. Cantơ lập luận rằng “chúng ta đều thấy mọi đối tượng của tri giác cảm tính đều nằm trong không gian - thời gian. Nhưng cái gì đã cho ta căn cứ để xác định mọi đối tượng của tri giác cảm tính đều nằm trong không gian – thời gian”[Trích theo 22, tr.73].
Ở đây, Cantơ nhận thấy người ta tri giác được cái hiện tượng này bên cạnh các hiện tượng kia, cái này vuông, cái kia tròn, việc này diễn ra trước, việc kia diễn ra sau…là nhờ ở chỗ trong ý thức con người đã có sẵn năng lực (tiên nghiệm) để có thể sắp xếp, hệ thống hóa, khái quát hóa những cái lĩnh hội vào trong những hình thức chủ quan.
Theo Cantơ, nhờ giác quan bên ngoài, ta hình dung những đối tượng
như là ở ngoài ta và đều ở trong không gian. Chỉ ở trong không gian, hình thể, độ lớn và quan hệ giữa những đối tượng mới được xác định hoặc có thể được
xác định. Còn giác quan bên trong nhờ đó tâm thức1 trực quan chính mình hay trực quan trạng thái nội tâm - tuy không mang lại trực quan nào về bản thân linh hồn như một đối tượng, nhưng cũng là một hình thức nhất định, chỉ nhờ đó trực quan về trạng thái nội tâm (bên trong) mới có thể được thực hiện; vì thế, tất cả những gì thuộc về những quy định bên trong đều được hình dung trong các quan hệ về thời gian. Ông viết: “Thời gian không thể được trực quan từ bên ngoài cũng như không gian không thể được trực quan như cái gì ở bên trong ta” [26, tr.143]. Từ những lập luận trên Cantơ đi đến chỗ khảo sát
1
về không gian và thời gian với câu hỏi được đặt ra: vậy không gian và thời gian là gì?
* Không gian
Trước hết, Cantơ khẳng định: “Không gian không phải là một khái niệm thường nghiệm được rút ra từ những kinh nghiệm bên ngoài” [26, tr.144]. Bởi vì, theo ông, để cho các cảm giác có thể quan hệ được với cái gì bên ngoài tôi (tức với cái gì chiếm vị trí trong không gian khác với vị trí của tôi) cũng như để tôi có thể hình dung chúng như là ở bên ngoài nhau và bên cạnh nhau, tức không chỉ khác nhau mà còn khác vị trí với nhau, cho nên biểu tượng về không gian phải có sẵn làm cơ sở. Hay nói cách khác, biểu tượng về không gian không thể được vay mượn từ các mối quan hệ bên ngoài thông qua kinh nghiệm, mà trái lại, bản thân kinh nghiệm bên ngoài này cũng chỉ có thể có được là thông qua biểu tượng này.
Không gian là một biểu tượng tất yếu, tiên nghiệm làm cơ sở cho mọi trực quan bên ngoài. Người ta không bao giờ có thể có được biểu tượng nếu không có biểu tượng không gian, dù người ta có thể dễ dàng nghĩ rằng, trong không gian ấy không có một đối tượng nào. Trên cơ sở nhận định này, Cantơ cho rằng: “Không gian phải được xem như là điều kiện khả thể [khả năng*] cho những hiện tượng, chứ không phải như là một quy định phụ thuộc vào hiện tượng; nó là một biểu tượng tiên nghiệm, làm cơ sở cho những hiện tượng bên ngoài một cách tất yếu” [26, tr.145].
Không gian không phải là một khái niệm suy lý hay như người ta quen nói, không phải là một khái niệm phổ biến về các quan hệ của sự vật nói chung, mà là một hình thức tiên nghiệm thuần túy của trực quan. Bởi vì, theo Cantơ, “người ta chỉ có thể hình dung một không gian duy nhất, và khi nói về nhiều không gian, người ta hiểu đó là những bộ phận của cùng một không
không gian duy nhất bao trùm tất cả như thể các là các bộ phận cấu thành của nó, (từ đó làm cho một sự tổ hợp - Zusammensetzung có thể có được), trái lại với chúng chỉ có thể được suy tưởng như đều ở trong không gian duy nhất” [26, tr.145 -146]. Từ đó, Cantơ đưa ra kết luận: Không gian nhất thiết phải là một, duy nhất, còn cái đa tạp trong nó thậm chí cả khái niệm phổ biến về nhiều không gian nói chung là chỉ dựa trên những giới hạn. Và một trực quan tiên nghiệm phải làm nền tảng cho mọi khái niệm về không gian. Nhờ đó mà mọi nguyên tắc hình học, chẳng hạn như: “Trong một tam giác, tổng của hai cạnh lớn hơn cạnh thứ ba” không bao giờ được rút ra từ cái khái niệm phổ biến về đường thẳng và tam giác, mà là từ trực quan và nó được rút ra một cách tiên nghiệm với sự xác định hiển nhiên.
Vậy là, không gian theo Cantơ hiểu là hình thức bên ngoài thuần túy
tiên nghiệm của kinh nghiệm cảm tính. Chính tiên nghiệm đã “thông báo” bản chất tất yếu và phổ quát của nó cho sự quan sát trực quan, chính xác về không gian. Hay nói cách khác, không gian chính là hình thức của “giác quan bên ngoài” tức là điều kiện để trực quan các quy định thuộc quan hệ không gian như: quảng tính, hình dạng, hình thể.
*Thời gian.
Theo Cantơ, thời gian không phải là một khái niệm thường nghiệm được rút ra từ một kinh nghiệm nào đó. Bởi vì, bản thân việc xảy ra đồng thời hay xảy ra kế tiếp nhau không đến được với tri giác, nếu biểu tượng về thời gian không làm cơ sở một cách tiên nghiệm. Chỉ với tiền đề ấy, người ta mới có thể hình dung các sự vật là đang tồn tại trong cùng một thời gian (đồng thời) hoặc trong các thời gian khác nhau (kế tiếp nhau). Ông viết: “Thời gian là một biểu tượng tất yếu làm nền móng cho mọi trực quan. Đối với những hiện tượng nói chung, người ta không thủ tiêu bản thân thời gian, mặc dù
người ta hoàn toàn có thể tước bỏ mọi đối tượng ra khỏi thời gian. Vậy, thời gian được mang lại một cách tiên nghiệm” [26, tr.155].
Cũng giống như khi khảo sát về không gian, Cantơ cũng cho rằng: thời
gian là hình thức bên trong thuần túy tiên nghiệm của kinh nghiệm cảm tính.
Tính tiên nghiệm đã thông báo bản chất phổ quát và tất yếu của nó cho sự quan sát chính xác về thời gian. Cantơ nhận định: “Chỉ trong thời gian mà mọi tính thực tại của những hiện tượng mới có thể có được. Những hiện tượng này có thể mất hết nhưng bản thân thời gian (như là điều kiện phổ biến cho khả thể [khả năng*] của chúng) không thể bị thủ tiêu được.
Khả thể [khả năng*] của những nguyên tắc tất nhiên về các mối quan hệ trong thời gian hay các tiền đề về thời gian nói chung đều dựa trên tính tất yếu tiên nghiệm này. Thời gian chỉ có một chiều: những thời gian khác nhau không phải đồng thời với nhau mà là kế tiếp nhau” [26, tr.155 -156].
Ở đây, thời gian theo quan niệm của Cantơ là kế tiếp nhau, là liên tục, trong khi đó thì những không gian khác nhau cùng tồn tại chứ không có sự kế tiếp nhau. Đây là đặc tính khác biệt giữa hai khái niệm không gian – thời gian. Và các nguyên tắc này, theo Cantơ không thể được rút ra từ kinh nghiệm, vì kinh nghiệm không mang lại tính phổ biến chặt chẽ hiển nhiên. Từ hiểu biết kinh nghiệm, chỉ có thể nói “tri giác thông thường dạy cho ta biết như thế” chứ không thể nói: “nó phải thế”. Các nguyên tắc này là tiên nghiệm có giá trị như những quy luật tiên nghiệm, nhờ đó những kinh nghiệm nói chung mới có thể có được và dạy cho ta biết trước khi có kinh nghiệm chứ không phải thông qua kinh nghiệm.
Mặt khác, Cantơ viết: “Thời gian không phải là một khái niệm suy lý hay như người ta thường gọi, không phải là một khái niệm phổ biến mà là một
bộ phận của cùng một thời gian. Nhưng, biểu tượng có thể được mang lại bởi chỉ một đối tượng duy nhất, thời gian phải là trực quan cho nên, ngay cả với mệnh đề “những thời gian khác nhau không thể là đồng thời với nhau” cũng không thể được rút ra từ một khái niệm phổ biến. Mệnh đề này có tính tổng hợp và không thể bắt nguồn duy nhất từ khái niệm. Vì vậy, mệnh đề ấy được chứa đựng một cách trực tiếp trong trực quan và trong biểu tượng về thời gian.
Vậy là, không giống như không gian là điều kiện để trực quan các quy luật thuộc quan hệ không gian như quảng tính, hình thể, tình trạng, thời gian giữ một trọng trách khác, một chức năng khác, nó không phải là “quy định của những hiện tượng bên ngoài” trái lại xác định “mối quan hệ của những hiện tượng trong trạng thái nội tâm của ta”. Nhưng điều này không có nghĩa là những hiện tượng bên ngoài không được xác định về mặt thời gian. Thời gian tuy không phải là cái gì kiến tạo nên những quan hệ không gian (như: quảng tính, hình thể…), nhưng mọi hiện tượng bên ngoài (những đối tượng và sự kiện diễn ra trong không gian) bao giờ cũng ở trong thời gian và được xác định về mặt thời gian. Vì vậy, Cantơ khẳng định: “Khái niệm về sự biến đổi (Veränderung) và cùng với nó khái niệm về sự vận động (như là sự biến đổi vị trí) chỉ có thể có được là nhờ thông qua và ở bên trong biểu tượng về thời gian” [26, tr.158]. Như vậy, ở đây Cantơ nhấn mạnh sự khác biệt về cấu trúc giữa không gian và thời gian, chứ không phải nói về mối quan hệ loại trừ nhau giữa không gian và thời gian.
Chức năng và vị trí của không gian, thời gian sẽ thể hiện rõ hơn trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Hình thức của không gian là việc “ở bên cạnh nhau” còn hình thức của thời gian lại là “sự kế tiếp nhau”. Không gian là “hình thức thuần túy tiên nghiệm của mọi trực quan bên ngoài”, do đó, không gian bị giới hạn bởi điều kiện tiên nghiệm chỉ đối với những hiện tượng bên
ngoài, còn thời gian là điều kiện hình thức tiên nghiệm cho mọi hiện tượng nói chung. Nói cách khác, tất cả những gì tồn tại trong không gian đều tồn tại trong thời gian, nhưng không phải tất cả những gì tồn tại trong thời gian đều tồn tại trong không gian. Thông qua giác quan bên ngoài, những đối tượng được hình dung như là ở trong không gian bên ngoài tôi, còn giác quan bên trong là tổng thể của mọi đối tượng. Mọi biểu tượng bất kể nội dung và nguồn gốc đều ở trong những mối quan hệ về thời gian. Vậy, không phải chỉ những hiện tượng bên trong nội tâm mới có tính thời gian, mà mọi hiện tượng xét như là hiện tượng đều phục tùng điều kiện hình thức của thời gian. Do đó, Cantơ viết: “Thời gian là điều kiện mô thức [hình thức*] tiên nghiệm cho mọi hiện tượng mô thức [hình thức*] nói chung” [26, tr.161], bởi biểu tượng nào của giác quan bên ngoài cũng đều thuộc về chủ thể nhận thức, tức trở thành biểu tượng của giác quan bên trong.
Nhưng ở đây, có một điểm dễ gây sự ngộ nhận như thể có sự mâu thuẫn giữa hai nhận định: giác quan bên trong và giác quan bên ngoài trong quan hệ phối kết với nhau, nghĩa là mỗi bên có lĩnh vực đối tượng riêng biệt; đồng thời giác quan bên ngoài lại ở trong quan hệ lệ thuộc vào giác quan bên trong, khiến cho mọi hiện tượng bên ngoài trở thành hiện tượng bên trong đơn thuần. Điều này, đồng nhất với quan điểm duy tâm kinh nghiệm của Béccơli.
Tuy nhiên, mâu thuẫn trên sẽ mất đi nếu hiểu quan hệ giữa hai loại giác quan là quan hệ bổ sung lẫn nhau và hiểu giác quan bên trong không theo nghĩa “nội quan” đơn thuần. Theo đó, một trực quan bên ngoài là xét ở phương diện tôi có thể liên hệ nó với một đối tượng trong không gian - thời gian, trong khi một trực quan bên trong là ở phương diện nó được mang lại cho tôi và với tư cách là trực quan bên trong, nó là một biểu tượng có thể được tôi ý thức. Như thế, sự phân biệt giác quan bên ngoài và giác quan bên
toàn bộ những biểu tượng cảm tính chứ không phải giữa hai loại biểu tượng liên quan đến những loại đối tượng khác nhau.
Không gian - thời gian với tư cách là các hình thức cảm tính hay còn gọi là các hình thức trực quan (Formen der Anschauung) không phải là sản phẩm của các cảm giác hay kinh nghiệm. Chúng không chỉ là điều kiện tiên quyết mà còn là cấu trúc thuần túy của mọi nhận thức. Chúng không được rút ra từ kinh nghiệm bên ngoài mà xuất phát từ cấu trúc bên trong của chủ thể nhận thức. Chúng có trước kinh nghiệm, nên có tính tiên nghiệm (a priori). Với tư cách là những hình thức thuần túy tiên nghiệm của trực quan cảm tính, không gian – thời gian thuộc về cảm tính nhưng phải thông qua giác tính chúng mới có tính xác định khách quan (liên quan đến tính liên chủ - tức là chúng có sẵn trong đầu mỗi chủ thể và phổ quát cho mọi chủ thể). Mặt khác, chúng cũng có tính chủ quan, bởi vì chúng bắt nguồn từ chủ thể nhận thức và có hiệu lực đối với các khách thể với tư cách là các đối tượng kinh nghiệm, tức là với tư cách là các đối tượng.
Tóm lại, khác với các nhà duy vật, đặc biệt là các nhà duy vật Pháp, coi
không gian và thời gian là những hình thức tồn tại khách quan của vật chất Cantơ phủ nhận tính khách quan của không gian và thời gian, xem chúng là những hình thức thuần túy tiên nghiệm của trực giác cảm tính. Theo chúng tôi, hạn chế của các quan niệm này là ở chỗ nó tách rời không gian và thời gian với những hình thức tồn tại của vật chất và quá trình vận động của sự vật, coi chúng là những gì thuộc về lĩnh vực chủ quan ý thức của con người. Tuy nhiên, những quan niệm đó của Cantơ có các yếu tố tích cực ở chỗ nó gắn không gian - thời gian với đời sống và quá trình hoạt động của con người.
Ngoài ra, quan niệm về không gian và thời gian của Cantơ là nền tảng