Thông giác

Một phần của tài liệu Chủ thể nhận thức tiên nghiệm trong triết học Immanuin Cantơ (Trang 76)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Thông giác

Thông giác (Apperzeption) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng La tinh có nghĩa là cái gì “thêm vào cho tri giác”. Thông giác cũng nói lên được ý nghĩa ấy: giác có nghĩa là ý thức, thông có nghĩa là xuyên suốt, nhất quán bằng tự ý thức. Thuật ngữ này được Lépnít sử dụng lần đầu tiên để phân biệt với các “tri giác nhỏ” biểu thị tiến trình tinh thần qua đó “các tri giác nhỏ” (được mang lại một cảm tính) được nâng lên và được sắp xếp vào trong sự nối kết của ý thức nhờ vào sự chú ý và ký ức. Vậy, Lépnít hiểu “thông giác” là nhận thức phản tư đối với các tri giác. Trong khi mọi đơn tử diễn tả toàn bộ vũ trụ theo cách riêng của chúng ở trong các tri giác, thì năng lực “thông giác” chỉ có ở trong những hữu thể có ý thức về chính các tri giác của mình. Thông giác bảo đảm sự đồng nhất của bản ngã nơi các tri giác.

Tiếp thu thuật ngữ này, Cantơ phân biệt “thông giác kinh nghiệm hay tâm lý học” như là quan năng của giác tính hình thành nên các biểu tượng rõ

tượng thống nhất thông qua hoạt động của “giác quan bên trong,” với thông giác thuần túy hay tiên nghiệm như là quan năng của ý thức nói chung bao gồm cả giác tính và lý tính và bắt nguồn từ sự thống nhất tất yếu và nguyên thủy của mọi nhận thức giác tính lẫn lý tính. Lépnít nhấn mạnh ở sự đối lập giữa ý thức và không ý thức; Cantơ nhấn mạnh sự phân biệt giữa thuần túy tiên nghiệm và kinh nghiệm. Trong khi thông giác kinh nghiệm có tính “phân tán và không có quan hệ nào với tính đồng nhất của chủ thể nhận thức” thì thông giác tiên nghiệm - thông qua ý thức về cái “tôi tư duy” – tạo ra mối quan hệ của mọi biểu tượng với một ý thức chung, luôn tự đồng nhất và bao trùm mọi biểu tượng. Trong chức năng này, thông giác tiên nghiệm là “nguyên tắc tối cao của mọi sự sử dụng giác tính”.

Trong “cảm năng học tiên nghiệm,” ta đã biết nguyên tắc khả năng của mọi trực quan: chúng phải phục tùng các hình thức của không gian – thời gian. Ngay trong quan hệ với giác tính, chúng phải phục tùng nguyên tắc tối cao thứ hai: sự thống nhất tổng hợp nguyên thủy của thông giác. Hay nói một cách khác thông giác tiên nghiệm được Cantơ xem như là hạt nhân thuần túy, nguyên thủy của chủ thể tiên nghiệm hay cái tôi tiên nghiệm thuần túy. Cantơ cho rằng, thông giác tiên nghiệm có tính khách quan và có đặc điểm phổ quát cho mọi chủ thể. Tính khách quan này có nguồn góc từ cấu trúc nhận thức bẩm sinh như nhau ở tất cả mọi người và chúng dựa vào quy tắc tiên nghiệm giống nhau của giác tính, khi giác tính mang đến các dữ kiện cảm tính có cấu trúc nhất định. Vai trò của thông giác tiên nghiệm chính là ở chỗ tổng hợp các dữ kiện cảm tính nhờ các hình thức giác tính có nguồn gốc của chúng trong chính chủ thể. Không có thông giác tiên nghiệm thì không có bất cứ kinh nghiệm nào và không có bất cứ nhận thức nào nói chung, bởi vì mọi quá trình nhận thức và các tri thức đều phải gắn liền với tư duy của con người. Ở đây,

Cantơ đề cao vai trò nền tảng của thông giác tiên nghiệm trong quá trình chủ thể nhận thức.

Ở thời kỳ Cận đại, các nhà triết học rất quan tâm nghiên cứu vấn đề cái tôi (bản ngã) như là tác nhân tạo nên nhận thức. Cantơ cũng vậy, nhưng ông lại đứng ngoài quan điểm duy lý lẫn duy kinh nghiệm, quan điểm của ông là “phê phán tiên nghiệm”.

Ông khác phái duy lý bằng cách đặt vấn đề kiểu khác, toàn diện hơn và về phương pháp có tính thuyết phục hơn. Mặc dù ông coi thông giác tiên nghiệm là nền móng của nhận thức, nhưng nó không phải là một “bản thể tư duy” như Đềcáctơ. Tránh cách hiểu sai về hướng bản thể học, Cantơ không nói về “cái tôi” mà nói về cái “tôi tư duy” và “cái tôi tư duy” này - cũng giống như các ý niệm thuần túy sau này - không thể được nhận thức chỉ có thể được suy tưởng.

Cũng khác với phái duy kinh nghiệm, Cantơ hiểu “tôi tư duy” một cách giản dị nhưng cơ bản: những biểu tượng là “của tôi” không phải vì nội dung của các biểu tượng mà vì tôi ý thức rằng chúng thuộc về tôi. “Tôi” và “của tôi” không được hiểu theo nghĩa tâm lý học kinh nghiệm khi bảo cái “tôi tư duy” phải có thể đi kèm mọi biểu tượng. Ông xem thông giác kinh nghiệm là cái gì nhất thiết, tất yếu, do đó, không phải là kinh nghiệm thuần túy. Vậy, nếu cái tôi của thông giác tiên nghiệm nguyên thủy không phải là cái tôi nhân cách cụ thể của một nhân tố nhất định nào và nếu bản ngã cá nhân thuộc về cái tôi kinh nghiệm, vô thường thì “cái tôi tư duy” kinh nghiệm - về mặt phương pháp chứ không phải về mặt bản thể học - là nguồn suối cho mọi sự tổng hợp kết tinh trong các phán đoán. Nói cách khác, thông giác kinh nghiệm là chủ thể của ý thức nói chung nên nó vẫn là nó trong mọi ý thức và tự ý thức. Việc nghiên cứu về khả năng của nhận thức ở đây không tiền giả định

dựa trên những biểu tượng được cho. Vì thế, điểm xuất phát này được Cantơ gọi là “điểm tối cao mà người ta phải gắn chặt mọi sự sử dụng giác tính vào đó”.

Giải pháp của Cantơ về: “thông giác kinh nghiệm” là giải pháp “dung hòa” vừa giới hạn ý nghĩa của các cogito thuần túy của Đềcáctơ, vừa nâng cao cơ bản vai trò của kinh nghiệm. Cái tôi tư duy mang tính bản thể của Đềcáctơ đã được Cantơ cải tạo thành “cái tôi kinh nghiệm” (không mang tính bản thể mà chỉ mang tính lôgic) là cơ sở (diễn dịch) cho tính giá trị khách quan của các phạm trù, cũng có nghĩa là cơ sở cho nhận thức nói chung. Như thế, Cantơ đã cứu vãn cái cơ sở (sự thống nhất và đồng nhất của bản ngã) đã bị Hium xóa bỏ bằng cách mang lại cho nó một đặc tính mới mẻ và trong chừng mực đó, Cantơ vẫn còn ở trong truyền thống của triết học ý thức. Nhưng đồng thời chính việc lý giải thông giác kinh nghiệm như là tự ý thức (chủ thể tự giác) đã mở ra sự phát triển phức tạp về cấu trúc của ý thức cho triết học duy tâm sau Cantơ.

Về cấu trúc của “tự ý thức” ta nhận thấy: trong “tự ý thức”, ta không chỉ biết về các trạng thái ý thức của ta, xét như nội dung, mà còn biết về chính ta như là chủ thể thống nhất của các trạng thái ấy, xét như điều kiện hình thức của “tự ý thức” (cái tôi/das Ich; tự ngã/selbst). Tính đồng nhất về số lượng của chủ thể và tính đa tạp thể của các trạng thái là các yếu tố cấu tạo nên “tự ý thức”. Dù hiểu khác nhau, nhưng Đềcáctơ và Cantơ đều xuất phát từ cấu trúc này. Với nguyên tắc “Cogito, ergo sum” (tôi tư duy, vậy tôi tồn tại), Đềcáctơ kết hợp hai yếu tố “Cogito” biết về các trạng thái tinh thần của tôi và “Sum”; sự xác tín1 về sự tồn tại của tôi như là chủ thể của các trạng thái ấy. Cantơ thì phân biệt giữa tự ý thức thuần túy (thống nhất của thông giác) liên quan đến tính đồng nhất của tự ý thức kinh nghiệm (giác quan bên trong) qua đó tính đa

1

Xác tín (Gewissheit): Hay chính là sự vững chắc, là phán đoán có cơ sở dựa trên sự hiển nhiên của nội dung phán đoán..

thể của những biểu tượng được mang lại trên cơ sở tính xác tín hiển nhiên (Đềcáctơ) và tính nguyên tắc tối cao của nhận thức (Cantơ), tự ý thức trở thành tiêu chuẩn và xuất phát điểm của triết học.

Tóm lại, theo Cantơ, có ba nguồn suối nhận thức chủ quan làm nền tảng

cho khả năng của một kinh nghiệm nói chung và cho việc nhận thức các đối tượng của kinh nghiệm ấy, đó là: Giác quan, trí tưởng tượng và thông giác, mỗi nguồn đều có thể được xem xét một cách kinh nghiệm, tức là trong việc áp dụng vào những hiện tượng được mang lại cho ta, thế nhưng bản thân chúng cũng đều các yếu tố hay các cơ sở tiên nghiệm làm cho việc sử dụng kinh nghiệm này có thể có được. Giác quan hình dung những hiện tượng một cách kinh nghiệm ở trong tri giác. Trí tưởng tượng ở trong sự liên tưởng (và sự tái tạo); còn thông giác ở trong ý thức kinh nghiệm về sự đồng nhất của những biểu tượng tái tạo này với những hiện tượng, qua đó những hiện tượng được mang lại tức là ở trong sự nhận thức. Nhưng, chính trực quan thuần túy mới là cơ sở tiên nghiệm cho toàn bộ tri giác (đối với tri giác như là biểu tượng thì cơ sở tiên nghiệm chính là hình thức của trực quan bên trong: thời gian); cũng như là sự tổng hợp thuần túy của trí tưởng tượng là cơ sở tiên nghiệm cho sự liên tưởng và thông giác thuần túy - tức là sự đồng nhất trọn vẹn của chính nó nơi mọi biểu tượng khả hữu - là cơ sở tiên nghiệm cho ý thức kinh nghiệm. Hay nói cách khác, nhờ có sự lĩnh hội, sự liên tưởng (sự tái tạo) và sau cùng là sự nhận thức những hiện tượng của thông giác thuần túy, nguyên thủy mà những hình thức và giá trị của nhận thức kinh nghiệm mới có thể có được. Đây chính là cơ sở cho việc nhận thức cái đa tạp trong chừng mực chúng chỉ liên quan đơn thuần đến hình thức của một kinh nghiệm nói chung.

Một phần của tài liệu Chủ thể nhận thức tiên nghiệm trong triết học Immanuin Cantơ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)