Phân tích hồi quy (Regression analysis) là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập quy định các biến phụ thuộc như thế nào. Hay nói khác đi, đây là một phương pháp thống kê dự báo giá trị của một hoặc nhiều biến ngẫu nhiên dựa vào điều kiện của các biến ngẫu nhiên khác.
Giá trị p nói lên khả năng dự báo có ý nghĩa : Thường thì p <0,05 được chấp nhâ ̣n là dự báo có ý nghĩa.
Trong phần trướ c , kiểm đi ̣nh tương quan chỉ cho biết mối quan hê ̣ g iữa từng biến một trong nghiên cứu riêng lẻ nhưng không cho phép kiểm soát sự
tương tác giữa các biến để có thể đề xuất phương trình dự báo . Trong phần này, để kiểm định giả thuyết về vai trò của sự chấp nhận và niềm tin tôn giáo trong việc giải tỏa căng thẳng hàng ngày , cải thiện trạng thái khỏe mạnh tâm lý chúng tôi đã sử du ̣ng mô hình phân tích hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là trạng thái khỏe mạnh tâm lý. Các biến dự báo gồm (a) giới; (b) trình độ học vấn; (c) quâ ̣n huyê ̣n; (d) căng thẳng hàng ngày, (e) niềm tin tôn giáo; (f) năng lực nhâ ̣n diê ̣n vấn đề và (g) sự chấp nhận. Sở dĩ đưa thêm nhiều biến dự báo vào trong mô hình hồi quy để loại trừ sự tương tác giữa các biến có thể ảnh hưởng đến mối quan hê ̣ của mô ̣t biến. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3.14 dưới đây.
Kết quả trong bảng 3.14 cho thấy khi đưa tất cả các biến nghiên cứu vào trong mô hình hồi quy đa biến , chúng ta thấy mô hình dự báo trạng thái khỏe mạnh tâm lý của nhóm khách thể nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê với F = 12,78; p<0,001. Hệ số R2
là hệ số phản ánh tỉ lệ phần trăm phương sai của biến phụ thuộc có thể giải thích được bằng các biến trong mô hình được báo cáo bằng 0,269 có nghĩa là phương sai của mô hình dự báo trạng thái khỏe mạnh tâm lý từ 7 biến dự báo là 26%.
Kết quả trong bảng 3.14 cũng cho thấy trong 7 biến dự báo, chỉ có 3 biến có thực sự có khả năng dự báo trạng thái khỏe mạnh tâm lý của nhóm khách thể nghiên cứu gồm (a) những trải nghiê ̣m căng thẳng trong cuô ̣c sống (β = - 0,47 p<0,001); (b) năng lực nhâ ̣n diê ̣n vấn đề (β = 0,13 p<0,05) và (c) khả năng chấp nhâ ̣n (β = -0,16 p<0,05). Trong 3 yếu tố này , những sự kiê ̣n khó khăn trong trải nghiê ̣m cuô ̣c sống là yếu tố dự báo ma ̣nh nhất năng lực nhâ ̣n diê ̣n vấn đề mă ̣c dầu trong phân tích tương quan với tra ̣ng thái khỏe mạnh tâm lý không có ý nghĩa thống kê nhưng trong phân tích hồi quy lại góp phần dự báo (mă ̣c dầu yếu nhất) trong số 3 biến. Bốn biến dự báo còn la ̣i không có ý nghĩa thống kê trong dự báo trạng thái khỏe mạnh tâm lý.
Như vâ ̣y, phương trình dự báo về tra ̣ng thái khỏe ma ̣nh tâm lý của nhóm khách thể nghiên cứu sẽ có dạng
Trạng thái khỏe mạnh tâm lý = -0,47(điểm khó khăn trong trải nghiê ̣m cuộc sống) + 0,13 (năng lực nhận diê ̣n vấn đề) -0,16(khả năng chấp nhận).
Bảng 3.14: Khả năng dự báo trạng thái khỏe mạnh tâm lý của nhóm khách thể nghiên cứu Hệ số chuẩn (Beta) t P R2 = 0,269; F = 12.78 , p<0,001 Giới -0,074 -1,308 0,192 Trình độ học vấn -0,085 -1,487 0,138 Quận Huyện 0,015 0,261 0,794
Thang đo tổng những khó khăn trong trải
nghiệm cuộc sống 0-,475 -8,378 0,000
Thang đo năng lực nhận diện vấn đề 0,137 2,075 0,039
Thang đo khả năng chấp nhận – điêm thấp
chấp nhận cao -0,163 -2,438 0,015
Thang đo tổng về niềm tin tôn giáo 0,085 1,429 0,154
Tóm lại, bên ca ̣nh những sự kiê ̣n khó khăn trong trải nghiê ̣m cuô ̣c sống , khả năng chấp nhận cao và năng lực nhận diện vấn đề tốt đều là những yếu tố dự báo tra ̣ng thái khỏe ma ̣nh về tinh thần của nhóm khách thể nghiên cứu. Kết luâ ̣n này của chúng tôi cũng phù hợp với những nghiên cứu đi trước và phù hợp với những giả thuyết nghiên cứu đã được đă ̣t ra trong phần mở đầu
Tuy nhiên, ngược với những gì chúng tô i mong đợi , niềm tin tôn giáo không có tương quan và không góp phần dự báo tra ̣ng thái khỏe ma ̣nh tâm lý của nhóm khách thể nghiên cứu. Giải thích cho kết quả này có thể là do chúng tôi cho ̣n mẫu ta ̣i cô ̣ng đồng nên những khách thể tham gia nghiên cứu có điểm trung bình về niềm tin tôn giáo không cao cũng như đô ̣ phân tán về mức niềm tin tôn giáo là khá lớn . Mô ̣t điểm cũng khá thú vi ̣ là những người có niềm tin tôn giáo ma ̣nh la ̣i có xu hướng kém c hấp nhâ ̣n hơn những người không có
niềm tin tôn giáo . Có thể là những người trong lòng luôn không cảm thấy chấp nhâ ̣n hoă ̣c vừa lòng với những gì mình có sẽ thường đi tìm kiếm sự đền bù hư ảo từ tôn giáo hoặc các thế lực siêu nhiên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luâ ̣n
Qua quá trình viết cơ sở lý luận, nghiên cứu thực tiễn và phân tích kết quả, chúng tôi nhận thấy rằng, kết quả thu được cụ thể như sau:
A, Nghiên cứ u đã khẳng đi ̣nh một số đặc điểm về nhóm khách thể tham gia nghiên cứu này như sau:
Nhóm khách thể nghiên cứu có điểm niềm tin tôn giáo ở mức trung bình , theo phân phối chuẩn nhưng la ̣i có sự đa da ̣ng giữa nhóm người có niềm tin tôn giáo yếu và niềm tin tôn giáo ma ̣nh. Điều này chứng tỏ công tác cho ̣n mẫu của tác giả nghiên cứu khá ngẫu nhiên và đại diện khi chọn khách thể ở các vùng có và không theo tôn giáo.
Nhóm khách thể nghiên cứu nhìn chung có điểm số trạng thái khỏe mạnh tâm lý cao hơn mức trung bình. Điểm số của các tiểu thang đo cũng phản ánh nhóm khách thể nghiên cứu của đề tài có nhiều nguy cơ về các biểu hiện trầm cảm, mất kiểm soát bản thân và có vấn đề về sức khỏe thể chất.
Nhóm khách thể nghiên cứu có khả năng chấp nhâ ̣n cao hơn mức trung bình lý thuyết.
Nhóm khách thể nghiên cứu cũng trải nghiệm các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống ở mức trung bình với nhiều khó khăn liên quan đến áp lực thời gian.
B, Nghiên cứ u này cũng chỉ ra mối tương quan giữa các biến nghiên cứu chính cụ thể như sau:
Chấp nhâ ̣n có liên quan đến tra ̣ng thái khỏe ma ̣nh tâm lý (cụ thể là chấp nhâ ̣n cao thì điểm khỏe ma ̣nh tâm lý cao và ngược la ̣i).
Các sự ki ện căng thẳng trong cuộc sống có liên quan đến sự chấp nhận . Cụ thể là khách thể nghiên cứu có điểm sự kiện căng thẳng trong cuộc sống cao thường là có mức đô ̣ chấp nhâ ̣n thấp và ngược la ̣i.
chấp nhâ ̣n.
Nghiên cứu cũng đưa ra kết luâ ̣n rằng các khách thể có khó khăn về văn hóa xã hội, khó khăn về tài chính và khó khăn liên quan đến sự chấp nhận xã hô ̣i thường sẽ bi ̣ ảnh hưởng nhiều hơn đến trạng thái khỏe mạnh tâm lý.
Sự chấp nhâ ̣n nhìn chung có tương quan với tra ̣ng thái khỏe ma ̣nh tâm lý nhưng có tương quan chă ̣t chẽ hơn với thang lo âu ; thang trầm cảm và thang kiểm soát bản thân. Khó khăn về tài chính khó được chấp nhận nhất và sự bắt nạt về xã hội lại dễ đươc chấp nhận hơn.
C, Mô hình dự báo tra ̣ng thái khỏe mạnh tâm lý của nhóm khách thể nghiên cứu
Cuối cùng, qua phân tích hồi quy đa biến , nghiên cứu khẳn g đi ̣nh rằng bên ca ̣nh những sự kiê ̣n khó khăn trong trải nghiê ̣m cuô ̣c sống, khả năng chấp nhâ ̣n cao và năng lực nhâ ̣n diê ̣n vấn đề tốt đều là những yếu tố dự báo tra ̣ng thái khỏe mạnh về tinh thần của nhóm khách thể nghiên cứ u. Niềm tin tôn giáo không dự báo trạng thái khỏe mạnh tâm lý của nhóm khách thể . Tương tự, các biến nhân khẩu học khác như giới tính , trình độ học vấn , quâ ̣n huyê ̣n (địa phương/ nơi cư trú của khách thể nghiên cứu) không ảnh hưởng đến tra ̣ng thái khỏe mạnh tâm lý của nhóm khách thể nghiên cứu.
Khuyến nghi ̣
Từ những kết luận trên, chúng tôi có một số khuyến nghị sau:
VTN Việt Nam hiện nay đang rất cần sự hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ cũng như tạo môi trường tâm lý thuận lợi để phát triển những biểu hiện tình cảm tích cực và hoài bão, phòng ngừa sự phát triển của các vấn đề tổn thương sức khỏe tâm thần trong một môi trường biến động nhanh đang là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của xã hội.
Học cách chấp nhận có thể là một kỹ năng sống cần được đưa vào nội dung giáo dục ở trường cho trẻ như một chiến lược giúp bảo vệ sức khỏe tâm thần cho trẻ em và VTN Việt Nam.
thuyết chấp nhận/chánh niệm cũng có nhiều hứa hẹn giúp VTN Việt Nam giải quyết các vấn đề của tổn thương sức khỏe tâm thần, trước hết là các vấn đề rối loạn hành vi cảm xúc là hậu quả của những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
Ở phương diện vỹ mô, cần có chiến lược truyền thông về những kết quả nghiên cứu liên quan đến các yếu tố bảo vệ trẻ khỏi tổn thương sức khỏe tâm thần cho toàn xã hội. Cụ thể với kết quả của nghiên cứu này, cần có chiến lược truyền thông phù hợp trước hết đến các bậc phụ huynh và sau đó là cộng đồng về vai trò của một phong cách sống biết chấp nhận nhiều hơn đối với sự khỏe mạnh về mặt tâm lý của mỗi người nhưng đặc biệt là sự khỏe mạnh tâm lý của trẻ em và VTN.
Cuối cùng, công trình nghiên cứu mới chỉ điều tra trên một diện hẹp với lượng khách thể nghiên cứu hạn chế. Chúng ta tiếp tục cần thêm bằng chứng khoa học để khẳng định thêm về những kết luận của nghiên cứu này cho những khách thể thuộc nhóm tuổi khác, ở các vùng miền khác với các đặc điểm kinh tế khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Quốc Vƣợng (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục
Hà Nội.
2. Lê Nhƣ Hoa (2001), Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, NXB Văn hóa
Thông Tin, Hà Nội.
3. Địa chí Khánh Hòa (2003), NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
4. BS. Nguyễn Minh Tiến (2013), Một số vấn đề thường gặp ở tâm lý trẻ vị thành niên, câu lạc bộ Trăng Non.
5. Phillipe Xavier Khalil (2009), Những bệnh lý ranh giới ở thanh thiếu niên, Kỷ yếu Hội Thảo Pháp Việt: Sự bùng nổ tuổi vị thành niên.
6. Rene Robet (2006), Tiếp cận tâm lý học và tâm bệnh học tuổi thiếu niên, Trường Đại Học Tâm Lý Thực Hành Paris.
7. Veronique de Thuy (2008), Sự bùng nổ tuổi vị thành niên-Đổ vỡ và thay đổi, Kỷ yếu hội thảo Pháp-Việt.
8. Dƣơng Diệu Hoa (chủ biên) (2008), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB Đại Học Sư Phạm.
9. MOH, GOS, UNICEF và WHO (2001), Điểu tra quốc gia về vị thành
niên và thanh niên Việt Nam, Hà Nội.
10. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB Đại Học Sư Phạm.
11. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển tâm lý học, NXB Văn hóa thông tin.
12. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển tâm lý học, NXB từ điển Bách Khoa.
13. Vũ Nho (2003), Tâm lý học phát triển, NXB Đại Học Quốc Gia.
14. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
15. Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ lộc, Trần Văn Tính (2009), Tâm lý học phát triển, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Comment [Nam4]: Cho phần tại liệu tham khảo lên trước phụ lục
Comment [Nam5]: Thêm các tài liệu tiếng Anh vào – tìm google
16. Nguyễn Văn Toàn, luận văn thạc sỹ "nâng cao sức khỏe tâm trí cho trẻ em rối loạn tâm thần bằng liệu pháp tỉnh thức, yoga".
17. Nguyễn Văn Siêm (2007), Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
18. Vũ Dũng (1996), Tâm lý học tôn giáo, Viện tâm lý học, Hà Nội.
19. Lê Thị Thu Thủy (2008), Stress học đường ảnh hưởng đến tâm lý học sinh cuối cấp THPT, Đề tài trường Đại Hộc Quốc Gia, Q. TTPN. 08.03
20. Nguyễn Viết Thiêm (2002), Sức khỏe tâm thần cộng đồng, tài liệu đào tạo sau đại học.
21. Trần Văn Cƣờng (2002), Điều tra dịch tễ học lâm sang một số bệnh tâm thần ở một các vùng kinh tế xã hội khác nhau ở nước ta hiện nay (bóa cáo đề tài cấp bộ).
22. Phan Thị Mai Hƣơng (chủ biên), cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn, NXB Khoa học Xã hội, 2007.
23. Who (1998), Ủng hộ các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách (tài liệu dịch từ nguyên bản tiếng Anh).
24. Bộ y tế, T.c.T.K., Who và UNICEF (2005), Báo cáo điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (Savy).
25. Lazarus, R.S., Folkman, S. (1984). Stress, appraisal, and coping. New York Springer
26. Maslow, A. H. (1962). Some basic propositions of a growth and self- actualization psychology. Toward a psychology of being., 177-200.
27. Rogers, C. R. (1957). Becoming a Person. Healing: Human and divine: Man's search for health and wholeness through science, faith, and prayer., Pastoral psychology series, 57-67.
28. Kiibler-Ross, E. (1969). On Death and Dying (p. 286). New York: Macmillan. Langer, E. J., &Moldoveanu, M. (2000).The construct of mindfulness. Journal of Social Issues, 56(1), 1-9. Larsen, G. (2008, September 13). Begin With Acceptance : Living With Tolle.
29. Macavei, B., &Miclea, M. (2008). An empirical investigation of the relationship between religious beliefs, irrational beliefs, and negative emotions. Journal of Cognitive and Behavioral Psychotherapies, 8(1), 1-16.
30. Malta, L. S., Wyka, K. E., Giosan, C, Jayasinghe, N., &Difede, j. (2009). Numbing symptoms as predictors of unremitting posttraumatic stress disorder. Journal of Anxiety Disorders, 23(2), 223-229.
31. Kabat-Zinn (2003). Mindfulness-based interventions in context: Past, present, and future. Clinical Psychology: Science and Practice, 10(2), 144-156. Kabat-Zinn, J. (1994). Wherever You Go, There You Are: Mindfulness Meditation in Everyday Life (1st ed., p. 278). New York: Hyperion.
32. Baer, R. A. (2003). Mindfulness training as a clinical intervention: A conceptual and empirical review. Clinical Psychology: Science and Practice, 10(2), 125-143.
33. Hayes, S. C. (2004). Acceptance and Commitment Therapy, Relational Frame Theory, and the Third Wave of Behavioral and Cognitive Therapies. Behavior Therapy, 35(4), 639-665.
34. Hayes, S. C, Wilson, K. G., Gifford, E. V., Bissett, R., Piasecki, M., Batten, S. V., et al. (2004). A Preliminary Trial of Twelve-Step Facilitation and Acceptance and Commitment Therapy
WithPolysubstance-Abusing Methadone-Maintained Opiate Addicts. Behavior Therapy, 35(4), 667-688.
35. Dryden, W., & Still, A. (2006). Historical aspects of mindfulness and self-acceptance in psychotherapy. Journal of Rational-Emotive & Cognitive Behavior Therapy, 24(1), 3-28.
36. Gifford, E. V., Kohlenberg, B. S., Hayes, S. C, Antonuccio, D. O., Piasecki, M. M., Rasmussen-Hall, M. L., et al. (2004). Acceptance-
Based Treatment for Smoking Cessation. Behavior Therapy, 35(4), 689-705.
37. Malta, L. S., Wyka, K. E., Giosan, C, Jayasinghe, N., &Difede, j. (2009). Numbing symptoms as predictors of unremitting posttraumatic stress disorder. Journal of Anxiety Disorders, 23(2), 223-229.
38. Roemer, L., Litz, B. T., Orsillo, S. M., & Wagner, A. W. (2001). A preliminary investigation of the role of strategic withholding of emotions in PTSD. Journal of Traumatic Stress, 14(1), 149-156.
39. Roemer, L., &Orsillo, S. M. (2003). Mindfulness: A promising intervention strategy in need of further study. Clinical Psychology: Science and Practice, 10(2), 172178.
PHỤ LỤC A
BẢNG HỎI THÔNG TIN CÁ NHÂN
Xin chào bạn!
Tôi tên Nguyễn Thị Kim Dung, đến từ Đại Học Giáo Dục – ĐHQG Hà Nội và đang thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về cách ứng phó của các bạn vị thành niên trước những áp lực cuộc sống cũng như niềm tin về tôn giáo của các bạn.
Chúng tôi muốn mời bạn tham gia nghiên cứu này bằng cách trử lời các bảng hỏi sau về sự khỏe khoắn về mặt tinh thần, mức độ chấp nhận, những căng thẳng hàng ngày. Bạn vui lòng đọc hướng dẫn và đánh dấu vào câu trả lời (có sẵn) mà bạn cho là đúng với mình nhất hiện nay.
Những thông tin bạn cung cấp sẽ là những gợi ý giúp chúng tôi hiểu thêm