1.2.1. Căng thẳng/stress và ảnh hưởng của nó tới vấn đề sức khỏe tâm thần.
Trên thế giới, các nghiên cứu về stress rất đa dạng, tập trung vào nhiều khía cạnh và lĩnh vực từ thống kê mô tả các biểu hiện của stress, tìm hiểu nguyên nhân, tìm hiểu phương cách ứng phó, cho đến những liên quan của stress ảnh hưởng của nó đến mặt tâm lý, sức khỏe tâm thần thông qua các sự kiện cuộc sống.
Con người luôn luôn phải đối mặt với các hoàn cảnh gây stress. Nếu những yếu tố gây stress ở một giới hạn nào đó và cá thể có thể vượt qua bằng cách huy động các nguồn lực của mình. Trong trường hợp, stress mang tính tích cực thì nó có tác dụng như một thách thức tạo một động cơ để cá thể phấn đấu vượt qua và qua quá trình thích nghi tự hoàn thiện mình để tiếp tục tồn tại và phát triển. Trong một số trường hợp ngượi lại yếu tố gây stress quá mạnh hoặc trường diễn cơ thể dù huy động hết khả năng nhưng không thể vượt qua và không thể thích nghi được với hoàn cảnh mới thì cơ thể sẽ dẫn đến cạn kiệt các nguồn lực và lúc đó khi mà sức đề kháng của cơ thể không còn, trầm cảm và hàng loạt các bệnh cơ hội xuất hiện. Đó chính là hậu quả tai hại của stress ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Điều này chúng ta cần nhận thấy và cần có những biện pháp thích hợp để hạn chế những tác hại của stress.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 12 triệu người trưởng thành gặp bác sĩ của họ với các vấn đề sức khỏe tâm thần mỗi năm. Hầu hết các bị lo âu và trầm cảm và nhiều trong số này là căng thẳng liên quan. Người ta ước tính có khoảng 10,4 triệu người bị mất việc làm mỗi năm là do lo lắng và căng thẳng liên quan đến ngành công nghiệp trị giá hơn 3 tỷ bảng Anh (Market, 2001)
Các nghiên cứu của các tác giả trong nước về rối nhiễu tâm lý ở trẻ VTN tại Việt Nam như Đinh Văn Hòe và Nguyễn Viết Thêm (2000) qua nghiên cứu 21.960 thanh thiếu niên tại Hà Nội đã phát hiện 3,7% có rối loạn hành vi thỏa mãn các tiêu chuẩn của ICD – 10.
Stefanello (2001) giải thích “stress là phản ứng của cơ thể, được hệ thống thần kinh giao cảm điều phối, đối với bất kỳ kích thích gây khó chịu nào” (p.294). Hiện tượng này xảy đến khi người ta không có khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Nhu cầu giải quyết với các tác nhân gây stress có thể đào sâu cả hai thành phần tâm lý và thể lý. Những khó khăn trong các mối quan hệ, sự xung đột, bất phục tùng, lo lắng, khóc lóc quá mức, nói lắp, học hành chật vật, ác mộng và mất ngủ là những triệu chứng gây stress có liên quan đến yếu tố tâm lý. Các triệu chứng thể lý có thể kể như đau bụng, tiêu chảy, co giật thần kinh, tăng động, và căng cơ. Stefanello cho rằng độ căng stress có thể cũng là nguyên nhân gây béo phì, hen suyễn, các rối loạn da, sâu răng và nhiều bệnh lý khác nữa.
Stress có thể gây căng thẳng khiến trẻ không chú tâm được. Orlick (2010) khẳng định, nỗi lo lắng thường xuyên xảy ra trước một trận chơi thể thao hoặc kỳ thi ở trường vốn đòi hỏi năng lực thể hiện. Mantica trích lời Chủ tịch Viện Stress Hoa Kỳ rằng, stress có thể tạo nên nhiều triệu chứng có thể tránh được như mất ngủ, rối loạn da, đau đầu, dạ dày âm ỉ, trầm cảm và các rối loạn ăn uống. Nếu không giải quyết thấu đáo, stress có thể khiến nỗi lo lắng trầm trọng thêm nên dễ dẫn đến trầm cảm.
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần và các loại căng thẳng, nghiên cứu của Kanner, Coyne, Schaefer, & Lazarus, (1981) chỉ ra rằng các căng thẳng hàng ngày đều có tương quan tới các tổn thương sức khỏe tâm thần trong đó những căng thẳng hàng ngày có tương quan mạnh hơn và là yếu tố dự báo tin cậy hơn so với các sự kiện đau buồn xảy ra trong cuộc đời cá nhân.Các nghiên cứu của Chamberlain and Zika (1990) sau này cũng khẳng định lại những nhận định trên rằng những yếu tố căng thẳng hàng ngày có nguy cơ gây tổn thương tinh thần cao hơn những sự kiện gây căng thẳng và đau buồn xảy ra trong cuộc sống của cá nhân.
Borysenko (1989) lý giải, tự thân các sự kiện gây stress không quan trọng bằng cách mọi người lựa chọn cách phản ứng với chúng như thế nào. Cách thức một ai đó phản ứng với các sự kiện stress hàng ngày sẽ tác động tới trạng thái thân- tâm an lạc hoặc gây nên những xáo trộn trong cảm xúc là tiền đề của tổn thương sức khỏe tâm thần.
Tóm lại, các nghiên cứu đi trước được chúng tôi điểm luận đều chỉ ra rằng căng thẳng là một yếu tố nguy cơ gây tổn thương sức khỏe tâm thần cho con người đặc biệt cho trẻ em và VTN. Các nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của những sự kiện căng thẳng hàng ngày có nguy cơ cao hơn và là yếu tố chỉ báo cho các vấn đề tổn thương sức khỏe tâm thần của trẻ và VTN. Các nghiên cứu về stress cũng khẳng định cách thức con người phản ứng với stress quyết định đến nguy cơ gây tổn thương sức khỏe tâm thần nhiều hay ít. Trong phần tiếp theo đây, chúng tôi tiếp tục điểm luận các công trình nghiên cứu có đề cập đến vai trò của chấp nhận như một cách ứng phó với những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.