Sức khỏe tâm thần (mental health) đã được Tổ chức y tế Thế giới đưa vào khái niệm nổi tiếng về sức khỏe: “… là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là tình trạng không bệnh tật hay đau yếu.” định nghĩa này thể hiện rất rõ ràng rằng: sức khỏe tâm thần là một phần không thể tách rời của sức khỏe nói chung; sức khỏe tâm thần là một khái niệm rộng chứ không phải chỉ là không có bệnh tâm thần (mental illnesses); và sức khỏe tâm thần có mối liên quan mật thiết với sức khỏe thể chất và hành vi. Đưa ra định nghĩa về sức khỏe tâm thần là rất quan trọng mặc dù không dễ dàng để có được sự thống nhất do những khác biệt về giá trị và văn hóa giữa các quốc gia. Năm 2003, Tổ chức y tế Thế giới đã đưa ra khái niệm sức khỏe tâm thần: “là trạng thái khỏe mạnh của mỗi cá nhân để họ nhận biết được các khả năng của bản thân, có thể đương đầu với những căng thẳng thông thường trong cuộc sống, có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả và có thể tham gia, góp phần vào các hoạt động của cộng đồng.” Định nghĩa này đã thể hiện ý nghĩa tích cực của sức khỏe tâm thần, đó là nền tảng của sự khỏe mạnh và thực hiện chức năng một cách hiệu quả của mỗi cá nhân và
cộng đồng. Dựa trên định nghĩa này, sức khỏe tâm thần bao gồm cả những biểu hiện tình cảm mang tính tích cực như cảm giác hạnh phúc, lạc quan, lòng tự trọng chứ không chỉ chủ yếu hướng vào bệnh tâm thần như trước đó.
Các chuyên gia tâm thần học của Việt nam cung có những khái quát tương tự về khái niệm sức khỏe tâm thần. Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn về tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái. Muốn có trạng thái tâm thần nhu vậy thì cần được nuôi duỡng tốt, có duợc sự cân bằng và hòa hợp giữa cá nhân và môi truờng tự nhiên – xã hội xung quanh. Dựa vào các tiêu chí chính về sức khỏe tâm thần mà Who dã nêu ra, tác giả Nguyễn Viết Thiêm (2002) cũng đã nhấn mạnh sức khỏe tâm thần ở cộng đồng đạt được hay không khi thỏa mãn các tiêu chí sau:
Có cuộc sống thật sự thoải mái.
Có được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của nguời khác.
Có khả năng cân bằng cảm xúc, hành vi hợp lí trước mọi tình huống.
Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thỏa đáng các mối quan hệ.
Có khả năng tự hàn gắn dể duy trì cân bằng khi có stress hay các sự cố gây căng thẳng.
Các tiêu chí nêu trên thể hiện tính toàn diện của sức khỏe tâm thần và nêu bật ý nghĩa của khái niệm này, đồng thời cũng gợi mở việc lựa chọn và sử dụng các chỉ số về sức khỏe tâm thầntrong điều tra cộng đồng và các chương trình can thiệp nâng cao sức khỏe tâm thần.