Tuổi vị thành niên và những căng thẳng hàng ngày

Một phần của tài liệu Vai trò của niềm tin tôn giáo và sự chấp nhận trong việc giúp vị thành niên giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày (Trang 26)

Có rất nhiều các công trình nghiên cứu đã khẳng định về mối quan hệ nhân quả giữa những sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và tổn thương sức khỏe tâm thần ở con người. Trong lịch sử, các nghiên cứu đầu tiên thường tập trung vào mối quan hệ giữa những sự kiện gây sang chấn lớn trong sự phát sinh phát triển của một cá nhân như (một người thân mất đi, bị hãm hiếp, bị mất việc bất ngờ, thiên tai, thảm họa…) và tổn thương sức khỏe tâm thần của con người. Kết luận từ nhiều thập kỷ nghiên cứu đã khẳng định rằng tần xuất và cường độ của những căng thẳng này quyết định mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của cá nhân.

Trong một nghiên cứu tiến hành năm 2009 ở học sinh lớp 12 trường THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận người ta thấy có 38% học sinh có biểu hiện stress. Khi tìm hiểu kỹ hơn, nhà nghiên cứu nhận thấy stress ở các em học sinh này có liên quan đến một hay nhiều vấn đề sau đây: (a) ở góc

đô ̣ gia đình , người ta thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress với sức khỏe người thân và với những áp lực, kỳ vọng học tập từ gia đình. Đó là, có 5% trong tổng số học sinh thường hay bị stress về kinh tế gia đình, 45% trong tổng số học sinh thường hay bị stress về sức khỏe thành viên trong gia đình mình, 33% trong tổng số học sinh thường hay bị stress về áp lực, kỳ vọng học tập từ gia đình và 78% trong tổng số học sinh thường hay bị stress về xung đột trong quan hệ gia đình . (b) Đứng từ góc độ nhà trường , có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress với những áp lực học tập và áp lực thi cử, đó là có 29% học sinh thường hay bị stress vì áp lực thi cử từ giáo viên và 33% học sinh thường hay có stress vì áp lực học tập ở trường do giáo viên gây áp lực. Nghiên cứu cũng cho thấy, 70% trong tổng số học sinh thường hay bị stress vì học môn học không thích, 48% trong tổng số học sinh bị stress vì không hợp thầy cô, 25% trong tổng số học sinh thường hay có stress về an ninh của trường và các băng nhóm ngoài trường. (c) Đứng từ góc đô ̣ bản thân học sinh, có stress với những cạnh tranh trong học tập, với ngoại hình bản thân, với những bệnh lý liên quan đến học tập như bệnh cận thị và có liên quan cả với việc không đều đặn tập thể dục thể thao. (d) Cuối cùng, ở góc đô ̣ xã hội, nghiên cứu còn thấy có stress liên quan với việc thiếu bạn bè thân và về an ninh nơi ở.

Sự căng thẳng hàng ngày đặc trưng bởi các cảm giác khó chịu, bồn chồn, đau buồn là hệ quả trực tiếp của việc cá nhân tác động với những tác động từ môi trường như kẹt xe, tắc đường, bụi bẩn, mâu thuẫn với đồng nghiệp, những quy định không hợp lý ở nơi làm việc và áp lực về thời gian.

Đặc biệt trẻ vị thành niên (VNT) thường gặp rất nhiều căng thẳng trong cuộc sống hiện tại như mất tự tin, áp lực để thành công, tài chính không ổn định, mất định hướng trong cuộc sống và một số những sợ hãi khi trưởng thành. Với một số em, sự chia tay của cha mẹ, sự sát nhập vào gia đình mới với anh chị em không cùng huyết thống, hoặc sự di chuyển đi một nơi khác cũng làm cho các em xuất hiện sư giận dữ và mất tự tin vào cuộc sống. Đối

với những em yếu đuối về tinh thần, thiếu sự yêu thương của bố mẹ việc tự sát là phương pháp giải quyết nhanh nhất và toàn vẹn nhất.

Ở việt Nam, nam cũng như nữ, dưới 18 tuổi các em đã gặp căng thẳng với trường học mà không biết tìm đâu ra sự chia sẽ, vì bố mẹ lo làm việc miệt mài ngày đêm nên không có thời gian dành cho các em nên các em dễ bị khủng hoảng. Trẻ vị thành niên (VTN) là lứa tuổi dễ có nguy cơ phát triển những trạng thái bệnh lý nhất, tuy không lớn nhưng nghiêm trọng và đáng lo ngại. Những biến đổi quan trọng đối với trẻ ở lứa tuổi VTN là biến đổi thể chất và tinh thần ở thời điểm này là một giai đoạn khó ai có thể thay đổi và VTN phải chống chọi với nhiều áp lực căng thẳng trong cuộc sống như trên.

Một phần của tài liệu Vai trò của niềm tin tôn giáo và sự chấp nhận trong việc giúp vị thành niên giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày (Trang 26)