0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và sức khỏe tâm thần

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NIỀM TIN TÔN GIÁO VÀ SỰ CHẤP NHẬN TRONG VIỆC GIÚP VỊ THÀNH NIÊN GIẢI TỎA CĂNG THẲNG TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY (Trang 33 -33 )

TS. Kenneth I. Pargament, một chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về tâm lý tôn giáo và tâm linh trong một bài viết của mình đã dẫn ra rất nhiều dẫn chứng rằng niềm tin tôn giáo có tương quan đến sự khỏe mạnh về xã hội và tâm lý. Một số dẫn chứng quan trọng trong bài báo của TS Kenneth bao gồm vào năm 2004, các nhà nghiên cứu tại Đại học California, ở Los Angeles, chứng tỏ rằng các học sinh có liên quan các hoạt động tôn giáo có thể có sức khỏe tâm thần và tình cảm tốt hơn những người khác. Trong khi đó, năm 2006, các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas thấy rằng càng thường xuyên đi nhà thờ thì càng có tuổi đời cao. Kết quả tương tự đã được tường trình trên

báo American Journal of Public Health, các tác giả đã nghiên cứu 2.000 người dân ở bang California trong vòng 5 năm. Kết quả là những người đi nhà thờ ít tử vong hơn 36% trong 50 năm so với những người không đi nhà thờ. Năm 2008, GS Andrew Clark thuộc Trường Kinh tế và TS Lelkes thuộc Trung tâm Âu châu về Chính sách và Nghiên cứu Phúc lợi Xã hội (European Centre for Social Welfare Policy and Research) đã nghiên cứu nhiều về dân Âu châu. Họ thấy rằng những người có niềm tin tôn giáo – so với những người không có niềm tin tôn giáo – ít bị stress, có thể xử lý tốt vấn đề mất việc và ly hôn, ít tự tử, tự tin hơn, có “mục đích sống” (life purpose) và sống hạnh phúc hơn.

Tại sao tôn giáo lại có nhiều lợi ích đối với sức khỏe tâm thần con người như vậy. GS Chaeyoon Lim và GS Robert Putnam thuộc ĐH Harvard (năm 2010) nghiên cứu và cho rằng những người có niềm tin tôn giáo hạnh phúc hơn những người không có niềm tin tôn giáo nếu họ thường xuyên đi nhà thờ, chùa... Tác giả đưa ra giả thuyết, vì có thể đến nhà thờ, đền đài hoặc chùa chiền tạo cho bạn một mạng lưới xã hội rộng và có người hỗ trợ, điều này giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống và được nâng đỡ khi bạn cần. Cũng vì mạng lưới xã hội hỗ trợ giúp họ dễ dàng chấp nhận những điều khó chịu và có xu hướng xem nhẹ chúng.

Bên cạnh cách giải thích trên, các nhà tâm lý học chức năng thì xem tôn giáo như một cách ứng phó của con người trong những giai đoạn khủng hoảng (thường gặp hơn) và cả những tình huống bình thường (ít gặp hơn). Cách đây gần 80 năm S. Freud đã chỉ ra rằng các cuộc khủng hoảng này không chỉ xuất phát từ thiên nhiên, mà còn từ chính những xung năng - bản năng phá hoại (còn gọi là bản năng chết thanatos) - trong mỗi con người. Nếu không được kiểm soát, các xung năng này đe dọa sự sống còn của văn minh. Ông nói “đối với cá nhân và xã hội nói chung, sự chịu đựng cuộc sống là rất khó khăn khi gặp tình huống bất lực và không thể tự bảo vệ được”. Và tôn giáo “sinh ra từ nhu cầu làm sao cho sự bất lực của con người có thể chịu đựng được”. Tương tự, nhà nhân chủng học khá nổi tiếng của Clifford Geertz

(dẫn lại theo Pargament, 1997) cũng cho rằng “Tôn giáo làm cho các đau đớn về thể chất, những mất mát cá nhân, thất bại trong cuộc sống… thành một cái gì đó có thể chịu đựng được”. Hay nói một cách khác, tôn giáo dạy cho con người ta một chiến lược chấp nhận để tiếp tục sống sót trước những khó khăn của cuộc sống.

Tóm lại, trong phần này, các bằng chứng nghiên cứu đi trước đã chỉ ra rằng niềm tin tôn giáo mạnh và tham gia các hoạt động thờ phụng là yếu tố bảo vệ tổn thương sức khỏe tâm thần. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính niềm tin tôn giáo và các nghi lễ tôn giáo đã dạy cho con người biết chấp nhận hơn và bằng cách đó giúp họ vượt qua những khó khăn, khắc nghiệt của cuộc sống.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NIỀM TIN TÔN GIÁO VÀ SỰ CHẤP NHẬN TRONG VIỆC GIÚP VỊ THÀNH NIÊN GIẢI TỎA CĂNG THẲNG TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY (Trang 33 -33 )

×