Phát huy nguồn nhân lực từ góc độ văn hóa – xã hội

Một phần của tài liệu Vấn đề nguồn lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Dương hiện nay (Trang 102)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.3.Phát huy nguồn nhân lực từ góc độ văn hóa – xã hội

Với truyền thống cách mạng và tinh thần đoàn kết, Đảng bộ và nhân dân Hải Dương đã cùng nhân dân cả nước đứng lên chống giặc ngoại xâm và giành độc lập dân tộc cho Tổ quốc. Chính khát vọng độc lập tự do đã tạo nên sức mạnh kỳ diệu để nhân dân Hải Dương làm nên những chiến công oanh liệt trước đây thì ngày nay, bằng ý chí và quyết tâm thoát khỏi đói nghèo, xây dựng quê hương Hải Dương giàu đẹp, văn minh, sớm trở thành tỉnh có nền CN phát triển theo hướng hiệu quả bền vững, nhân dân Hải Dương đoàn kết một lòng, chung tay chung sức tiến hành công cuộc đổi mới. Trong những năm qua, phát huy sức mạnh, truyền thống quê hương, Hải Dương đã đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 4%. Có thể nói, khi khơi dậy được sức mạnh tinh thần, tập hợp được đông đảo ý chí và nguyện vọng của nhân dân thì sẽ tạo ra nhân tố quan trọng cho sự thành công của quá trình CNH, HĐH. Cùng với việc khơi dạy truyền thống cách mạng quê hương, phải chú trọng tới yếu tố văn hóa. Động lực chủ yếu phát triển kinh tế giờ đây không chỉ còn là sức lao động và tư bản nữa mà bao gồm cả tri thức, khoa học, kỹ thuật công nghệ...Những tri thức đó mang sức mạnh của nguồn lực trí tuệ, gắn liền với con người, với năng lực và trình độ của chủ thể người, chủ thể sáng tạo văn hóa. Vấn đề văn hóa trong phát triển ngày càng được quan tâm nhận thức và vận dụng vào thực tiễn đổi mới ở nước ta. Muốn có được yếu tố văn hóa trong sản phẩm lao động thì phải xây dựng văn hóa của người lao động.

Một nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng văn minh và hiện đại không thể không chú trọng đến yếu tố văn hóa trong sản xuất kinh doanh. Các doanh nhân,

chủ doanh nghiệp đã thấy sự cần thiết phải xây dựng triết lý kinh doanh, coi đó là tinh thần chủ đạo trong hoạt động quản lý, là định hướng mục tiêu để phát triển doanh nghiệp. Xã hội ngày nay với vai trò ngày càng tăng của trình độ học vấn, tri thức, của tiến bộ khoa học công nghệ, tất yếu phải chú trọng nhu cầu học tập của người lao động, của công nhân viên chức, của học sinh. Học vấn, chuyên môn, sự thành thạo, tinh thông nghiệp vụ, nói rộng ra là văn hóa không chỉ làm tăng chất lượng nguồn nhân lực mà còn nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa, tăng năng suất lao động xã hội, từ đó làm tăng lợi nhuận trong kinh doanh và tăng trưởng kinh tế nói chung. Do vậy, phải nâng cao tri thức văn hóa và văn hóa trong sản xuất kinh doanh của người lao động hiện nay.

Trong quá trình CNH, HĐH, trong nền kinh tế thị trường, một bộ phận không nhỏ trong xã hội có tư tưởng đề cao kinh tế, xem nhẹ yếu tố văn hóa trong cuộc sống, kinh doanh. Đây là những vấn đề nổi lên trong xây dựng và phát triển văn hóa. Để khắc phục tình trạng trên, các cấp, các ngành cần tuyên truyền giáo dục để mọi người dân thấy rõ vai trò và động lực to lớn của văn hóa trong phát triển KT-XH. Đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng các “khu dân cư văn hóa”, các làng văn hóa, xây dựng “nếp sống văn minh, gia đình văn hóa” làm cho văn hóa thấm sâu vào từng con người, kế thừa và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng, khu dân cư văn hóa, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa đã được Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân Hải Dương thực hiện một cách có hiệu quả tạo niềm vui tươi, phấn khởi trong lĩnh vực tinh thần của người dân. Hải Dương là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với nhiều di tích lịch sử được Nhà nước công nhận, là nơi để con người Hải Dương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên hiện nay vẫn có những nhân tố kìm hãm sự phát triển KT-XH cần phải loại bỏ như: hoạt động mê tín dị đoan, tư tưởng bảo thủ trì trệ, chậm đổi mới... Những yếu tố này cần phải loại trừ vì không thích ứng với quá trình đổi mới. Vì vậy, cùng với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải từng bước phải khắc phục các phong tục tập quán lạc hậu của địa phương.

Trong bối cảnh chung của du lịch cả nước, Du lịch Hải Dương cũng bắt đầu có những bước chuyển biến nhưng vẫn chưa thực sự phát triển với tiềm năng sẵn có của mình. Là một tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Hải Dương không có những tài nguyên, di sản Văn hoá ở tầm quốc tế như nhiều tỉnh khác. Ngành du lịch chưa thực sự có những đóng góp đáng kể vào thu nhập của người dân, nhưng như vậy không có nghĩa là Du lịch Hải Dương không thể phát triển. Hải Dương cần có sự quy hoạch lãnh thổ trên địa bàn tỉnh từ đó hoàn chỉnh quy hoạch phát triển du lịch trong những năm tiếp theo. Tuyên truyền hình ảnh và du lịch Hải Dương với cộng đồng du lịch trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng; phát hành sách, tờ gấp, tờ rơi để giới thiệu về văn hóa Hải Dương, các lễ hội truyền thống, các khu danh thắng, điểm du lịch cũng như tiềm năng du lịch của tỉnh với khách du lịch và các nhà đầu tư trong nước, quốc tế. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh. Những năm qua, chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh còn quá thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Bởi vậy, lượng du khách đến với tỉnh còn ít, số ngày lưu chân ngắn và chủ yếu đi về trong ngày. Trong giai đoạn 2015 – 2020, du lịch Hải Dương cần ưu tiên đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo và xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm của tỉnh là Chí Linh – Kinh Môn và thành phố Hải Dương với các khu vực phụ cận; tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn vốn của Trung ương và sử dụng một phần vốn Ngân sách Nhà nước của tỉnh để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch trọng điểm, đồng thời xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư của mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch tại các điểm du lịch tập trung. Định hướng cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề theo vùng núi và vùng đồng bằng. Khu vực đồng bằng sẽ xây dựng điểm du lịch sinh thái miệt vườn vải thiều Thanh Hà, với dự án phát triển du lịch sông Hương – Thanh hà; điểm du lịch sinh thái Làng Cò – Chi Lăng Nam. Tại vùng núi của tỉnh sẽ hình thành và xây dựng điểm du lịch núi Phượng Hoàng – Côn Sơn – Kiếp Bạc; điểm An Phụ và vùng hang động Dương Nham tại Kinh Môn. Ngoài ra trên địa bàn còn tổ chức du lịch làng nghề ở một số vùng có các nghề

truyền thống, nổi tiếng trong và ngoài nước. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển các khu vui chơi, giải trí lớn như: công viên vui chơi giải trí tại hồ Bạch Đằng và khu du lịch sinh thái Hải Hà, thành phố Hải Dương; khu du lịch sinh thái Trái Bầu, khu du lịch sinh thái Thạch Khôi, Gia Lộc… Cùng với các giải pháp trên, Hải Dương còn cần phải kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch áp dụng riêng trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch nhất là các dự án đầu tư vào khu du lịch trọng điểm. Xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, hình thành các Tour du lịch trong tỉnh kết nối với du lịch trong khu vực và cả nước để làm tiền đề cho phát triển du lịch lâu dài, bền vững đảm bảo khai thác tốt và bảo tồn tài nguyên du lịch.

Như vậy, để phát huy nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Hải Dương hiện nay, chúng ta cần phải coi trọng các yếu tố từ cả 3 góc độ: người lao động, từ phía Nhà nước và từ góc độ văn hóa – xã hội nhằm mục tiêu từng bước nâng cao dân trí, giữ vững ổn định chính trị xã hội, đưa khoa học công nghệ vào đời sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, khắc phục những cái lỗi thời, bổ sung những giá trị văn hóa mới mang tính thời đại. Từ đó hình thành chiến lược xây dựng con người mới - nguồn nhân lực chủ yếu thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT- XH ở Hải Dương.

Mỗi giải pháp đề cập đến một phương diện khác nhau song các giải pháp có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một hệ thống các giải pháp nhằm phát huy mọi nguồn lực trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Hải Dương. Trong quá trình thực hiện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, không xem nhẹ giải pháp nào. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn, từng hoàn cảnh mà tỉnh nhấn mạnh giải pháp cần thiết nhằm đưa Hải Dương tiến gần nhất tới mục tiêu CNH, HĐH đã đặt ra.

KẾT LUẬN

CNH, HĐH được coi là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này đòi hỏi phải có sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều điều kiện, nhiều nguồn lực, từ cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn nhân lực... Trong đó, nguồn lực có tính chất quyết định đối với sự thành công của CNH, HĐH là nguồn nhân lực con người, hơn bất kỳ nguồn lực nào khác, nguồn lực con người đóng góp vai trò quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển KT-XH ở nước ta. Khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực con người là góp phần thực hiện thành công CNH, HĐH đất nước.

Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về các nguồn lực bao gồm nguồn phi nhân lực và nguồn nhân lực: Khái niệm, vị trí và vai trò của các yếu tố trong các nguồn lực đối với sự phát triển KT-XH nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các nguồn nhân lực từ các góc độ người lao động, góc độ từ phía Nhà nước và từ góc độ văn hóa – xã hội. Từ những lý luận đó luận văn đã đánh giá thực trạng các nguồn lực phát triển KT-XH ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay: về thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn phi nhân lực (vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực vốn… ) và nguồn nhân lực trong tỉnh qua các số liệu và phân tích. Qua đó có sự so sánh đánh giá nhất định giữa các nguồn lực của Hải Dương với các tỉnh ĐBSH lân cận trên các khía cạnh nhằm có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn trong việc đưa ra phương hướng và mục tiêu CNH, HĐH của tỉnh.

Hải Dương là một trong các tỉnh thành đã và đang có những đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới của đất nước. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Hải Dương cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khai thác tốt mọi tiềm năng, thế mạnh và huy động tốt mọi nguồn lực cho phát triển KT-XH, những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cần phải quyết liệt thực hiện. Việc nâng cao chất lượng các nguồn lực phục vụ CNH, HĐH không chỉ là việc làm của toàn tỉnh nói chung mà còn là sự nỗ lực phấn đấu

của từng người dân Hải Dương nhằm mục tiêu phát triển KT-XH tỉnh Hải Dương nói riêng và mục tiêu phát triển đất nước nói chung.

Phát huy các nguồn lực nói chung và trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Hải Dương hiện nay nói riêng là đề tài cần phải tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và cập

nhật. Đây là đề tài không mới nhưng không bao giờ cũ. Với Luận văn:“Vấn đề nguồn

lực trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Dương trong giai đoạn hiện nay” của mình, học viên hi vọng những kết quả đạt được đóng góp phần nào vào mục tiêu phát triển của Hải Dương trong thời gian tới. Tuy nhiên, do hạn chế của bản thân, chắc chắn Luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của các nhà khoa học và độc giả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu học tập các văn kiện Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

2. Ban chỉ đạo điều tra lao động - việc làm tỉnh Hải Dương (2008), Thực trạng

lao động - việc làm tỉnh Hải Dương 2008, Hải Dương.

3. Ban chỉ đạo điều tra lao động-việc làm tỉnh Hải Dương (2009), Thực trạng lao

động-việc làm tỉnh Hải Dương 2009, Hải Dương.

4. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Vũ Minh Chi (2004), “Nghiên cứu giáo dục, con người và nguồn nhân lực Việt

Nam trên con đường phát triển và hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Con người,

số (5).

6. Chương trình hành động của chính phủ (2012), Chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội giai đoạn 2011 – 2020và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015.

7. Nguyễn Trọng Chuẩn (1994), “Nguồn nhân lực trong Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Triết học, số (2). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2010), Kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm

(2006-2010), Nxb Thống kê, Hà Nội.

9. Cục thống kê Hải Dương (2009), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương

năm 2009.

10. Cục thống kê Hải Dương (2011), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương

năm 2010.

11. Cục thống kê Hải Dương (2012), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương

năm 2011.

12. Cục thống kê Hải Dương (2013), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương

13. Nguyễn Quang Du (1994), “Tài liệu con người trong quá trình Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”, Thông tin lý luận, số (11).

14. Nguyễn Hữu Dũng (1994), “Đổi mới chính sách tuyển dụng và sử dụng khoa học học kỹ thuật trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí thông tin lý luận, số (11).

15. Nguyễn Hữu Dũng (2002), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”,

Tạp chíLý luận chính trị.

16. Nguyễn Tấn Dũng (2008), Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng

vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội. 17. Dự báo thế kỷ XXI (2002), Nxb Thống kê, Hà Nội.

18. Trương Minh Dực (1996), “Phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Miền Trung”, Tạp chí thông tin lý luận, số (4).

19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2010),

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV, Hải Dương.

20. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển KT-XH đến

năm 2000, NXB Sự thật, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

Một phần của tài liệu Vấn đề nguồn lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Dương hiện nay (Trang 102)