Huy động nguồn vốn, tài chính để phát triển kết cấu hạ tầng, công

Một phần của tài liệu Vấn đề nguồn lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Dương hiện nay (Trang 84)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.3.Huy động nguồn vốn, tài chính để phát triển kết cấu hạ tầng, công

nghiệp ở Hải Dương

Trên cơ sở chiến lược phát triển KT-XH của đất nước đến năm 2015 và định hướng trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, Hải Dương cần ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành có tác động lớn trên các phương diện như: thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao thân thiện với môi trường, tạo việc làm, gia tăng xuất khẩu, các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh, phát triển công nghiệp phụ trợ, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư vào vùng sâu vùng xa. Để triển khai thực hiện việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2010 – 2015 và một số năm về sau, đồng thời khắc phục các tồn tại trong việc thu hút và sử dụng FDI có một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, Hoàn thiện môi trường luật pháp và các chính sách: Tính hấp dẫn của một quốc gia, một địa phương trước hết phải được thể hiện ở luật pháp và các chính sách thu hút đầu tư. Luật đầu tư nước ngoài là một bằng chứng cụ thể của sự mở cửa và là cái mà nhà đầu tư đều quan tâm tại mọi quốc gia. Tỉnh cần kết hợp với các tỉnh khác trong cả nước cùng: Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong năm 2006 có liên quan đến đầu tư, kinh doanh; Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp bảo đảm quyền lợi của các nhà đầu tư liên quan. Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư; Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hóa, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành; Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và mỗi nước thành viên EU, Hoa Kỳ; Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật. Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Hai là, Tiếp tục công cuộc cải cách bộ máy hành chính: Có nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài ở Hải Dương, trong đó cải cách thủ tục hành chính là giải pháp mang tính đột phá. Tuy nhiên, thủ tục mới nhưng con người cũ, tư tưởng cũ sẽ là một vật cản lớn trong cải cách hành chính. Trên thực tế, có những vấn đề đã quy định cụ thể, thủ tục thông thoáng nhưng do nhận thức, thói quen nuối tiếc với cơ chế “xin – cho” của một bộ phận cán bộ, công chức hành chính nên sự việc tuy dễ hóa khó khăn. Thủ tục hành chính dù hay đến mấy nhưng chỉ nằm trên giấy tờ văn bản, muốn đi vào cuộc sống phải thông qua con người áp

dụng. Do đó, sự công tâm của cán bộ, công chức hành chính cùng với một cơ chế trách nhiệm pháp lý minh bạch, công khai sẽ là những yếu tố quan trọng để Hải Dương cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án đầu tư nước ngoài, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư. Tăng cường cơ chế phối hợp đầu tư nước ngoài Trung ương, địa phương và các bộ ngành liên quan. Tập trung thực hiện đề án 30 năm về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nhằm đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư vào địa phương. Đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, thủ tục tại các địa phương đồng thời phù hợp với các điều kiện cụ thể. Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Ba là, Đẩy mạnh công tác về quy hoạch, xúc tiến đầu tư: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế. Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư. Các ban ngành và UBND tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Hoàn thành quy hoạch chi tiết xây dựng khu CN Phúc Điền mở rộng; điều chỉnh quy hoạch khu CN Phúc Điền, Tân Trường. Phấn đấu năm 2010 hoàn thành toàn bộ hạ tầng các khu CN: Đại An mở rộng, Phúc Điền (khu vực Cờ Đỏ), Tân Trường, Lai Cách, Phú Thái. Hoàn thành khối lượng hạ tầng chính các khu công nghiệp: Cẩm Điền – Lương Điền, Tân Trường mở rộng, Cộng Hoà. Hoàn chỉnh Quy hoạch vùng tỉnh Hải Dương. Tập trung lập quy hoạch một số

dự án trọng điểm như: khu vực phía Bắc sông Thái Bình, phía Nam sông Sặt, Thành phố Hải Dương, quy hoạch phát triển các khu vực tập trung cao về công nghiệp (khu vực Kinh Môn, Kim Thành, Cẩm Giàng,…). Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại địa bàn tỉnh. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch tại các địa phương trọng điểm trong tỉnh, các tỉnh khác, các cấp, bao gồm cả trong nước lẫn đại diện ở nước ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao hiệu quả giữa các hoạt động này. Tổ chức hiệu quả các cuộc hội thảo ở trong nước và nước ngoài. Nâng cấp trang thông tin điện tử về đầu tư nước ngoài cập nhật và chất lượng tài liệu xúc tiến đầu tư bằng một số ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu của số đông nhà đầu tư (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nga). Tăng cường các đoàn vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm (Nhật Bản, Mỹ và EU) để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Hải Dương.

Bốn là, Cải thiện, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng: Cơ sơ hạ tầng là điều kiện tiên quyết đối với thu hút FDI. Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng đã hạn chế nhiều thu hút nguồn vốn FDI vào Hải Dương. Vì vậy, trong thời gian trước mắt phải tập trung thích đáng cho công việc này. Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hút đầu tư vào các công trình giao thông, năng lượng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ nối liền Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh..Tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản xuất. Tăng cường nghiên cứu xây dựng chính sách và giải pháp khuyến khích sản xuất và sử dụng điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió, nhiệt năng từ mặt trời. Thúc đẩy tiến độ giải

ngân của các dự án đang đầu tư xây dựng và hỗ trợ một số dự án lớn triển khai hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư mới như: Dự án nhiệt điện than công suất 12000MW (vốn đầu tư 1,6 tỷ USD); Dự án khai thác than Cổ Kênh (vốn đầu tư 70 triệu USD)... Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong đó có các công trình giao thông, cảng biển. Cần điều chỉnh chính sách để tạo hấp dẫn cao với đối với các nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào kết cấu hạ tầng nông lâm ngư nghiệp, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh. Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng. Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực (văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải,) đã cam kết khi gia nhập WTO. Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu.

Năm là, Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng: UBND tỉnh Hải Dương cần chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án FDI không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn. Đồng thời, trong phạm vi thẩm quyền của mình, chủ động tổ chức việc đền bù giải tỏa và giao đất cho chủ đầu tư theo đúng cam kết, đặc biệt là các dự án quy mô lớn mà chủ đầu tư sẵn sàng giải ngân thực hiện dự án. Đối với khu CN còn vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng đề nghị các cấp chính quyền trong tỉnh cần sớm chỉ đạo để bàn giao mặt bằng cho một số nhà đầu tư hạ tầng tiếp tục triển khai dự án.

Sáu là, Đẩy mạnh liên kết kinh tế Hải Dương với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng: Hải Dương là một trong các tỉnh của vùng đồng bằng sông Hồng (gồm 10 tỉnh thành Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) là cửa ngõ thông thương đường biển và hàng không của các tỉnh miền Bắc. Là vùng đất có tài nguyên phong phú với địa hình núi non, đồng bằng, biển đảo… với bề dày văn hóa nổi bật đặc trưng của nền

văn minh lúa nước. Tuy nhiên cần phải thừa nhận kết quả của những sự liên kết, hợp tác giữa Hải Dương và các tỉnh trong vùng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Nguyên nhân là do nhận thức xã hội, tính liên kết trong phát triển giữa Hải Dương và các địa phương còn rất thấp, chưa có chiến lược quy hoạch tổng thể chung đối với phát triển của vùng, năng lực quản lý còn hạn chế. Do vậy, giải pháp liên kết vùng để cùng phát triển được xem là có hiệu quả nhất. Một địa phương riêng lẻ có thể không đủ tài nguyên hay điều kiện để xây dựng nên các tuyến giao thông phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhưng nếu biết kết hợp tốt với nhau, hợp tác với nhau thì có thể tận dụng được cáclợi thế trong vùng, đẩy mạnh thu hút đầu tư. Tỉnh Hải Dương cần đề nghị việc phân cấp, tự chịu trách nhiệm cao hơn nhiều so với hiện nay để có thể chuẩn bị tốt hơn cho việc đón bắt các cơ hội sắp tới. Không thể thụ động, cần năng động, chủ động đề xuất, thuyết phục để có được mức độ tự chịu trách nhiệm cao hơn các tỉnh khác. Đồng thời, tỉnh cũng phải rất chủ động truyền bá hình ảnh và vai trò mới mẻ của mình, thuyết phục về những lợi ích to lớn mà Hải Dương có thể đem lại, cần phải có một quá trình triển khai kiên trì, lâu dài, chịu thương chịu khó. Việc đánh thức và khai thác các tiềm năng, lợi thế so sánh của Hải Dương với cả khu vực để phát triển không chỉ là trách nhiệm của chính quyền mà còn phải là trách nhiệm của cả cộng đồng DN trong vùng.

Bên cạnh những nhóm giải pháp cơ bản trên, cần phải tính đến yếu tố vùng, miền cho các định hướng ưu tiên, đặc thù.. phù hợp thực tế để dần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trong thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển KT- XH trên địa bàn tỉnh. Tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các cơ quan quản lý đầu tư các cấp chủ động vận dụng, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước về đầu tư sao cho hiệu quả, đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa nhà đầu tư, nhà quản lý, giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình phát triển KT-XH bền vững trên địa bàn và trên cả nước. Kiên quyết từ chối tiếp nhận các dự án có kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, hiệu quả KT-XH thấp, các dự án gây ô nhiễm tới môi trường. Ưu tiên thu hút các dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ những quốc gia có tiềm lực về vốn,

công nghệ, trình độ quản lý. Tăng cường kiểm tra, kiên quyết thu hồi đất đối với các chủ đầu tư đã được thuê đất nhưng không triển khai dự án theo tiến độ quy định. Tạo điều kiện thuận lợi để các dự án sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước. Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo các sở, ngành với các nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Hải Dương, tạo hiệu ứng lan tỏa tới các nhà đầu tư mới.

Một phần của tài liệu Vấn đề nguồn lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Dương hiện nay (Trang 84)