Phát huy nguồn nhân lực từ góc độ quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Vấn đề nguồn lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Dương hiện nay (Trang 96)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Phát huy nguồn nhân lực từ góc độ quản lý Nhà nước

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực: Cần tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng nâng cao nguồn nhân lực cho cá nhân, gia đình, cơ quan các cấp và cộng đồng, để các bên có thể nhận thức sâu sắc về nhân lực phục vụ cho tương lai của mình, của gia đình mình của địa phương mình và của đất nước; Tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức theo hướng tiếp thu các tư tưởng chỉ đạo của “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020” ở các ngành, các cấp và toàn xã hội về phát triển nhân lực. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về GD-ĐT và pháp luật về phát triển nhân lực; Đẩy mạnh các

hình thức hỗ trợ trong việc nâng cao ý thức của nguồn nhân lực thông qua các chương trình hướng nghiệp, tư vấn nghề ngay từ trong nhà trường. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của nhà nước nói chung và tỉnh nói riêng về phát triển nhân lực, đặc biệt là dạy nghề cho người lao động.

Thứ hai: Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, nâng cao năng lực, hiệu quả và hiệu lực của bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý phát triển nhân lực phải được hoàn thiện, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nhân lực và tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh về phát triển nhân lực như: Sở Nội vụ, Sở Lao Động-Thương Binh và Xã Hội, Sở GD-ĐT và các bộ phận phụ trách công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từng bước áp dụng các mô hình và phương pháp quản trị nhân sự hiện đại. Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành trong việc theo dõi, dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực. Xây dựng bộ phận dự báo cung – cầu lao động của tỉnh. Về cơ chế quản lý, thay đổi theo hướng tăng thêm tính chủ động cho cấp dưới, cấp cơ sở. Mỗi cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong từng giai đoạn; xác định hệ thống vị trí việc làm và tiêu chuẩn nhân sự phù hợp; thực hiện tuyển dụng công khai, minh bạch; có kế hoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực thực và kết quả, hiệu quả công việc. Khắc phục tâm lý quá coi trọng “bằng cấp” một cách hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực. Tổ chức thi vào các chức vụ lãnh đạo từ trung cấp trở xuống. Xây dựng quy chế (tiêu chuẩn và quy trình) đánh giá nhân lực dựa trên cơ sở năng lực thực tế, kết quả, hiệu suất, năng suất lao động thực tế và đãi ngộ tương xứng với trình độ và kết quả công việc. Thường xuyên rà soát quy hoạch, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ lãnh

đạo, cán bộ quản lý theo quy định; khắc phục những bất hợp lí về chính sách, số lượng và cơ cấu của đội ngũ cán bộ hiện nay.

Thứ ba: Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa cấp, ngành về phát triển nhân lực

Các cấp, các ngành và các địa phương trên địa bàn có sự phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển nhân lực. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020, các cấp, các ngành, các địa phương tăng cường phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhân lực cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất tốt nhất cho sự phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh. Xác định rõ mối quan hệ giữa địa phương và các bộ, ngành trong công tác quản lý phát triển nhân lực từ đó phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cơ quan, đơn vị. Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động, kết nối thông tin với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo, phát triển nhân lực để tìm sự thống nhất giữa cung và cầu lao động trong thời gian đến, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trong phát triển nhân lực của cá nhân, tổ chức và xã hội. Đồng thời, tăng cường sự chủ động, sáng tạo của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phát triển nhân lực. Thường xuyên tổ chức sơ kết và tổng kết đánh giá kết quả việc thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cấp, các ngành và các cơ sở dạy nghề. Từ đó, chỉ rõ những điểm làm được và chưa làm được, đồng thời đưa ra giải pháp để thực hiện, trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp nâng cao sự phối kết hợp với các cấp, các ngành về phát triển nhân lực.

Thứ tư: Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là nhân lực lãnh đạo quản lý, hành chính công

Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo tại các cơ quan Đảng, bộ máy chính quyền nhà nước các cấp. Cập nhật các chủ trương, đường lối, pháp luật và chính sách mới nhất của đảng và nhà nước, cung cấp một cách thường xuyên những

thông tin mới nhất về chính trị, kinh tế, tiến bộ khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin..., trang bị những kiến thức, phương pháp quản lý Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tăng cường đào tạo chính quy (chủ yếu là đào tạo sau đại học) cho đội ngũ cán bộ tham mưu và chuyên gia tại các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó chú trọng đào tạo sau đại học tại nước ngoài. Các chuyên ngành cần tập trung là tài chính, đầu tư, thương mại quốc tế và pháp luật kinh tế.

Đối với nhân lực khu vực sự nghiệp: Tiếp tục phát huy chính sách thu hút nhân lực trình độ cao phục vụ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học công nghệ. Khai thác hiệu quả các đề án đào tạo nhân lực trình độ cao của Trung ương và tỉnh. Khuyến khích việc mời các chuyên gia nước ngoài, Việt kiều hợp tác làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu.

Đối với nhân lực khu vực sản xuất, kinh doanh: Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bổ sung kiến thức về tổ chức và quản lý sản xuất, quản trị cho doanh nghiệp, tiếp cận thị trường, pháp luật kinh doanh... cho các doanh nhân, cán bộ quản lý. Khuyến khích các tổ chức đào tạo kỹ năng quản trị kinh doanh được thành lập và hoạt động. Phát triển và đào tạo đội ngũ doanh nghiệp địa phương, chú trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đối với nhân lực cho các khu kinh tế, khu công nghiệp: Đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ phát triển các khu công nghiệp và các ngành trọng điểm: cơ khí, điện tử, may, da giầy, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thực phẩm và thương mại, du lịch. Hỗ trợ kinh phí cho những doanh nghiệp thực hiện đào tạo nghề hoặc thành lập cơ sở đào tạo nghề để cung cấp nhân lực cho chính doanh nghiệp.

Thứ năm: Giữ vững sự ổn định chính trị-xã hội, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc tạo môi trường thuận lợi để phát huy nguồn nhân lực trong quá trình CNH,HĐH ở tỉnh Hải Dương hiện nay

Môi trường chính trị-xã hội ổn định là một trong những điều kiện quan trọng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra thuận lợi. Trong môi trường đó,

con người thực sự yên tâm công tác, ra sức học tập và cống hiến tài năng vì sự phát triển của xã hội và vì hạnh phúc của mỗi người. Vì vậy, giữ vững sự ổn định chính trị-xã hội là điều kiện quan trọng hàng đầu đảm bảo môi trường thuận lợi cho con người phát triển toàn diện. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát huy nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH ở Hải Dương hiện nay.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương có truyền thống yêu nước, luôn nêu cao tinh thần tự lực tự cường vượt qua khó khăn thử thách. Trong hai cuộc kháng chiến đã có trên 50 tập thể và cá nhân được Nhà nước tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong 25 năm cùng sự nghiệp đổi mới đất nước, tuy có nhiều khó khăn chi phối nhưng tình hình tư tưởng chính trị của tuyệt đại đa số cán bộ đảng viên vững vàng, kiên định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của công cuộc đổi mới. Đảng bộ và chính quyền Hải Dương xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc gắn với nhiệm vụ phát triển KT-XH, chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, không để xảy ra biểu tình, gây rối, bạo loạn về chính trị, chủ động phòng ngừa, đấu tranh từng bước làm giảm các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, giải quyết kịp thời và có hiệu quả các mâu thuẫn, các tranh chấp trong nội bộ nhân dân, không để kẻ địch và phần tử xấu lợi dụng, kích động thành vấn đề chính trị phức tạp.

Nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền trong việc tổ chức, thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, đặc biệt là chính sách đất đai, đổi mới phương thức hoạt động trong công tác vận động quần chúng nhân dân, xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân... Với các cách thức đó, Đảng bộ và chính quyền Hải Dương đã tạo được thế trận an ninh nhân dân, an ninh chính trị ổn định và vững chắc trên địa bàn toàn tỉnh, là điều kiện thuận lợi để Hải Dương phát huy nguồn nhân lực cho công cuộc đô thị hóa của mình.

Thứ sáu: Đổi mới hệ thống chính trị, dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội là một trong những động lực quan trọng trong việc phát huy nguồn nhân lực ở Hải Dương hiện nay

Cùng với việc giữ vững sự ổn định an ninh chính trị là đổi mới hệ thống chính trị, dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội là một trong những động lực quan trọng để khơi dậy và phát huy nguồn nhân lực ở Hải Dương. Hệ thống chính trị của nước ta nói chung và Hải Dương nói riêng đã đạt được những bước tiến quan trọng. Song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định. Đó là năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ, của các cấp chính quyền còn chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Trình độ, năng lực của cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ mới. Đó là những hạn chế làm kìm hãm tính tích cực, tự giác của người lao động. Chính vì vậy, đổi mới hệ thống chính trị là yêu cầu cơ bản bảo đảm cho việc phát huy đầy đủ tính tích cực của người lao động. Đổi mới hệ thống chính trị trước hết là phải nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nhất là tổ chức Đảng ở cơ sở. Đồng thời phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất, năng lực và sức chiến đấu cao, từ đó mới phát huy đầy đủ quyền làm chủ của mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, phải tập trung kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp, đảm bảo tính đồng bộ giữa việc đề ra chủ trương lãnh đạo của cấp ủy với việc tổ chức điều hành quản lý chính quyền các cấp. Giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề bức xúc phát sinh trong sản xuất và trong cuộc sống ngay từ cơ sở. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền các cấp.

Trong quá trình CNH, HĐH, nguồn nhân lực của tỉnh Hải Dương có bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng. Điều đó tạo cho Hải Dương một nguồn nội lực mới, sức mạnh mới ngày càng đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, từ thực trạng nguồn nhân lực và phát huy nguồn nhân lực trong quá trình đô thị hóa ở Hải Dương hiện nay cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực và những vấn

đề bất cập liên quan đến phát huy nguồn nhân lực cần phải được giải quyết và khắc phục. Đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực và xác định được những nhân tố cơ bản tác động đến phát huy nguồn nhân lực là cơ sở để từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Hải Dương hiện nay.

Một phần của tài liệu Vấn đề nguồn lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Dương hiện nay (Trang 96)