Yêu cầu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Trang 34)

Chính sách đối ngoại của Đảng và các nhiệm vụ hợp tác quốc tế.

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chủ trương: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh”.

Trên cơ sở chủ trương, nhiệm vụ nêu trên, Đại hội XI đã đề ra những định hướng lớn cho công tác đối ngoại, trong đó có nội dung:

Về quan hệ song phương: Tiếp tục phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới, đồng thời nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác chủ chốt.

Về ngoại giao đa phương: Với phương châm là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ mở rộng tham gia và đóng góp ngày càng tích cực, chủ động, trách nhiệm vào các cơ chế, tổ chức, diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu, đặc biệt là Liên Hợp quốc [9].

Là thành viên ASEAN: Việt Nam sẽ chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, duy trì và củng cố vai trò quan trọng của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Những định hướng đó cũng là các yêu cầu đặt ra đối với hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế tại Việt Nam nói chung và Bộ TTTT nói riêng. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo và đường lối đối ngoại đó, các hoạt động HTQT trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ TTTT cũng được xây dựng và thực hiện nghiêm túc theo các kế hoạch, định hướng đặt ra.

34

Với các hoạt động HTQT về an toàn mạng, ngoài lợi ích đảm bảo an toàn mạng cho quốc gia và khu vực, các hoạt động trong lĩnh vực này còn giúp thắt chặt các mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước và nâng cao vị thế cho quốc gia. Hỗ trợ các đối tác nước ngoài trong đảm bảo an toàn mạng, tham gia tích cực trong các hoạt động đa phương giúp thể hiện thiện chí của Việt Nam, khả năng và trách nhiệm của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Đây cũng chính là yêu cầu về thắt chặt quan hệ hữu nghị quốc tế và nâng cao vị thế quốc gia Việt Nam mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Yêu cầu nâng cao năng lực an toàn mạng tại Việt Nam

Do điều kiện ngân sách Việt Nam còn hạn hẹp, để có thể có tổ chức một số hoạt động nhằm góp phần nâng cao năng lực an toàn mạng, Việt Nam cần kêu gọi tài trợ và hỗ trợ tài chính. Nhiều nước phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB thường có những chương trình hỗ trợ thực hiện kế hoạch phát triển ngành CNTT, đặc biệt là nâng cao năng lực an toàn mạng tại các quốc gia đang phát triển. Việt Nam rất cần khoản tài trợ này.

Một nội dung quan trọng khác cần hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực đảm bảo an toàn mạng là việc mua trang thiết bị hiện đại của nước ngoài. Các thiết bị phần cứng, phần mềm, công cụ bảo vệ hệ thống máy tính là rất cần thiết với Việt Nam hiện nay. Những sản phẩm hiện đại, tiên tiến, phần lớn chỉ có thể mua từ các công ty nước ngoài. Việt Nam mà đại diện là Bộ TTTT đang có dự án xây dựng các hệ thống giám sát an toàn mạng, chống thư rác nên cần mua sắm những thiết bị như vậy. Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức khác của Việt Nam cũng có nhu cầu sử dụng phần mềm chống virus, tường lửa (firewall), các giải pháp bảo vệ mạng từ nước ngoài.

Ngoài ra, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tại nước ngoài là một trong các hoạt động HTQT đầu tiên được Việt Nam triển khai từ rất lâu cũng góp phần to lớn vào nâng cao năng lực đội ngũ đảm bảo an toàn mạng cho Việt Nam.

35

An toàn mạng là một lĩnh vực mới nhưng lại có thứ tự ưu tiên hàng đầu so với tất cả các lĩnh vực, ngành nghề khác. Nhiều nghiệp vụ an toàn mạng đòi hỏi cán bộ kỹ thuật phải có trình độ chuyên môn cao mà chỉ có thể học ở nước ngoài. Do đó, hợp tác quốc tế trong hoạt động này vô cùng quan trọng.

Yêu cầu nâng cấp bộ máy quản lý nhà nước về an toàn mạng

Hệ thống hành chính nước ta hiện nay gồm 4 cấp: cấp trung ương và 3 cấp chính quyền địa phương tỉnh, huyện, xã. Cơ quan hành chính trung ương gồm Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, một số cơ quan thuộc Chính phủ [5].

Hình 1.4: Bộ máy quản lý nhà nước về an toàn mạng tại Việt Nam [11,tr.25]

Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn mạng mới có ở đơn vị cấp Trung ương. Quản lý lĩnh vực này ở cấp địa phương thì chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm tại các Sở Thông tin và Truyền thông của các tỉnh, thành phố.

Ba Bộ (cấp trung ương) có đơn vị chuyên trách về an toàn mạng là: Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm chính xử lý các vấn đề về an toàn mạng liên quan toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ chính trị vì mục đích an ninh

36

quốc gia. Hai đơn vị chuyên trách của Bộ Quốc phòng về các hoạt động an toàn mạng là Ban Cơ yếu chính phủ và Cục CNTT.

Bộ Công an chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan phòng và chống tội phạm mạng, phối hợp với INTERPOL và các tổ chức nước ngoài trong truy tìm tội phạm mạng. Đơn vị đầu mối về phối hợp quốc tế trong an toàn mạng tại Bộ Công an là Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động an toàn mạng dân sự tại Việt Nam. Bộ chịu trách nhiệm xây dựng các văn bản pháp luật, các chuẩn về an toàn thông tin, xây dựng các hạ tầng giám sát và cảnh báo an toàn mạng quốc gia, phối hợp quốc tế trong các hoạt động an toàn mạng. Đơn vị chuyên môn của Bộ về an ninh mạng là Cục ATTT (đang được thành lập) và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (là cơ quan chịu trách nhiệm chính về an toàn mạng khi Cục ATTT chưa ra đời).

Các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước khác, tùy theo quy mô đơn vị bắt đầu có phòng, ban, cán bộ chuyên trách về an toàn mạng và phối hợp với các cơ quan quản lý khác của nhà nước khi có yêu cầu.

Hợp tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam học tập kinh nghiệm của nước ngoài trong việc xây dựng bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn mạng phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đại.

Yêu cầu môi trường pháp lý

Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng hệ thống văn bản pháp lý về an toàn mạng: chưa có luật riêng, chưa có đủ thông tư, nghị định, văn bản pháp quy đưa ra chi tiết các chế tài xử lý liên quan an toàn mạng. Do vậy việc tham gia các quan hệ quốc tế sẽ giúp Việt Nam có điều kiện nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, mô hình pháp lý của các nước tiên tiến. Việc xây dựng một hệ thống pháp luật hài hòa với các qui định quốc tế và luật pháp các nước có ý nghĩa quan trọng trong phối hợp xử lý các tình huống vi phạm qui định trên mạng, nhằm đảm bảo an toàn mạng của khu vực và thế giới.

37

Việt Nam mới có nghị định về chống thư rác, một số điều khoản ít ỏi quy định một số nội dung liên quan ATTT tại Luật CNTT, Luật Hình sự, Luật giao dịch điện tử, một số thông tư liên ngành về bảo vệ hạ tầng thông tin, bảo vệ người dùng internet, quản lý quảng cáo điện tử, chữ ký số.

Luật ATTT đang trong quá trình soạn thảo, dự kiến trình Quốc hội năm 2014. Bộ TTTT là đơn vị chủ trì chính xây dựng Luật này. Bộ đã và đang tham khảo, học tập kinh nghiệm quốc tế. Các nước phát triển có môi trường mạng an toàn đã tiến hành xây dựng các văn bản pháp lý ra sao, những quy định được đưa ra áp dụng có phản hồi thực tế thế nào, sự thất bại và thành công trong việc triển khai các luật này thế nào? Việt Nam cần tất cả những thông tin đó để giúp cho việc xây dựng môi trường pháp lý của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yêu cầu cần phải thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam

Thứ nhất, Việt Nam cam kết thành lập đơn vị ứng cứu sự cố máy tính. Tại Hội nghị Cấp cao APEC 10 ở Lốt Ca-bốt, Mê-hi-cô năm 2002, lãnh đạo các nước thông qua Tuyên bố chống khủng bố nhằm triển khai Tuyên bố tại Hội nghị Thượng Hải (2001), trong đó có chống khủng bố mạng và đảm bảo an toàn mạng. Lãnh đạo các nước đã cam kết thành lập các trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính quốc gia tại mỗi nước. Trong khuôn khổ hợp tác Hội nghị các Bộ trưởng Viễn thông ASEAN, Việt Nam tiếp tục nhắc lại cam kết này.

Ngày 28/12/2004 Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT đã có thông báo kết luận Phiên họp thứ 8, phần III về công tác quản lý nhà nước về ATTT và chỉ đạo thành lập trung tâm phản ứng nhanh các sự cố máy tính quốc gia. Ngày 20/12/2005, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam đã được thành lập theo Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các cam kết quốc tế của Việt Nam về an toàn mạng. Đây là cơ quan nhà nước phụ trách an toàn mạng đầu tiên ở Việt Nam [11,tr.25].

Thứ hai, cam kết thành viên của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế. Tại các diễn đàn, hiệp hội về CNTT&TT, đặc biệt các phiên họp về an toàn

38

mạng, Bộ TTTT được giao trách nhiệm đại diện quốc gia tham gia các hoạt động hợp tác này. Là thành viên của tổ chức cần tuân thủ các quy định và thỏa thuận chung, chính vì vậy, phối hợp quốc tế về an toàn mạng cũng là Bộ thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên của mình trong tổ chức.

Thứ ba, thỏa thuận của Việt Nam trong hợp tác song phương. Chính phủ Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định song phương, các tuyên bố chung với các nước về hợp tác trong lĩnh vực CNTT mà an toàn mạng là một nội dung của các hoạt động đó. Bộ TTTT cũng đã ký kết nhiều Thỏa thuận hợp tác, Biên bản ghi nhớ (MOU) với các Bộ tương đương ở các nước như Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc về phát triển hợp tác trong lĩnh vực an toàn mạng.

Những ký kết đó là kết quả của quá trình trao đổi, bàn bạc, thảo luận giữa Việt Nam với các nước. Đồng thời, các văn bản đó cũng đặt ra yêu cầu cho Việt Nam cần phải triển khai các hoạt động đã ký kết này.

Cả thế giới kết nối mạng. Bảo vệ an toàn cho hệ thống kết nối đó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Do vậy, tất cả các quốc gia đều phải chung tay bảo vệ an toàn mạng. Việt Nam mà đại diện là Bộ TTTT cần hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực quốc gia, tham gia hội nhập quốc tế giúp tăng cường đoàn kết và hỗ trợ trong khu vực, nhằm mục đích bảo vệ an toàn mạng cho đất nước mình.

39

Tiểu kết Chƣơng 1

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông là tất cả những hoạt động cùng làm việc với các đối tác nước ngoài của Bộ TTTT, dưới nhiều hình thức thể hiện và với đa dạng các nội dung hợp tác, nhằm mục đích đảm bảo an toàn mạng dân sự tại Việt Nam.

Kết nối mạng phát triển với tốc độ nhanh chóng đồng nghĩa với nguy cơ mất an toàn mạng cũng ngày một tăng cao. Các mối đe dọa, các hiểm họa, các rủi ro trên mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đô la mỗi năm trên thế giới. An toàn mạng đã trở thành vấn đề toàn cầu.

Hợp tác để phát triển và bảo vệ sự an toàn chung cho hệ thống mạng mỗi quốc gia, cho khu vực và trên toàn cầu là đòi hỏi tất yếu khách quan của toàn thế giới và trong lòng chính mỗi đất nước.

Đặc biệt trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, HTQT về an toàn mạng tại Bộ TTTT còn là thực hiện nhiệm vụ triển khai chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước một cách hiệu quả, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

40

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN MẠNG CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

2.1. Chủ trƣơng hợp tác và khái quát về Bộ Thông tin và Truyền thông 2.1.1. Chủ trƣơng hợp tác quốc tế về an toàn mạng của Việt Nam

Chính phủ đã đưa ra những chủ trương lớn nhằm tăng cường đảm bảo hệ thống mạng quốc gia. Chủ trương đó được hiện thực hóa bằng những dự án, chiến lược, qui định cụ thể. Trong đó, ngoài một số các Luật, Nghị định liên quan giúp tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động này, Thủ tướng đã phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông” tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 và 2 chương trình lớn về nâng cao năng lực an toàn mạng như sau:

Thứ nhất là Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch ATTT số quốc gia”.

Hình 2.1: Định hướng phát triển ATTT quốc gia

Quy hoạch an toàn thông tin số quốc gia Tính cấp thiết Hiện trạng an toàn thông tin Định hướng chính Giải pháp

Yêu cầu cấp bách trong quản lý nhà

nước về an toàn thông tin

Đòi hỏi khách quan trong các hoạt

động kinh tế xã hội

Tầm quan trọng của định hướng

Đánh giá các tấn công, sự cố

Đánh giá việc đảm bảo an toàn và

ứng cứu sự cố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xu hướng tấn công

An toàn mạng là phần không thể tách

rời của phát triển ICT

Chính phủ chịu trách nhiệm xây

dựng môi trường mạng an toàn

Vấn đề an toàn mạng cần được xem

xét toàn diện, đồng bộ và liên tục

Xây dựng các hệ thống pháp luật,

nguồn nhân lực…

Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

41

Thứ hai là Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020”. Mục tiêu của Đề án đến năm 2020, đưa được 300 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về an toàn, an ninh thông tin ở nước ngoài, trong đó có 100 tiến sĩ; 2.000 học viên có trình độ đại học và trên đại học, đào tạo 1.500 lượt cán bộ chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin ngắn hạn tại nước ngoài; tập huấn, đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn, an ninh thông tin cho 10.000 lượt cán bộ làm về an toàn, an ninh thông tin và CNTT tại các cơ quan Nhà nước.

Ngoài ra Chỉ thị số 897/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/6/2011 về tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo ATTT số và Thông tư số 27/2001/TT-BTTTT về điều phối ứng cứu sự cố máy tính cũng

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Trang 34)