Phân tích đánh giá kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Trang 63)

Hợp tác quốc tế về an toàn mạng tại Bộ TTTT đã mang đến những thay đổi lớn một cách toàn diện trong hoạt động đảm bảo an toàn mạng tại Bộ, giúp mở rộng, tăng cường các quan hệ với nước ngoài về an toàn mạng. Nhận thức và trình độ của người làm CNTT đã tăng lên rõ rệt, chất lượng công tác của Bộ TTTT được nâng cao, Việt Nam đã có vị trí bình đẳng với các nước trong khu vực tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này.

Hai biểu đồ dưới đây thể hiện số lượng đoàn ra, đoàn vào về an toàn mạng trong thời gian qua tại Bộ TTTT.

Biểu đồ 2.3: Đoàn ra an toàn mạng Bộ TTTT ( 2008- 2013) [2].

Biểu đồ trên cho thấy mức độ tăng dần của các đoàn ra về an toàn mạng những năm qua tại Bộ TTTT. So sánh số lượng đoàn ra năm 2008 và năm 2009 cũng thấy sự thay đổi nhanh chóng trong hoạt động HTQT này. Bắt đầu từ năm 2009, mặc dù, thực hiện chủ trương của Chính phủ về cắt giảm ngân sách đi nước ngoài hàng năm, tổng số các đoàn ra của Bộ trong năm 2013 đã giảm, nhưng riêng trong lĩnh vực an toàn mạng, con số này vẫn tiếp tục tăng. Điều đó cho thấy tầm quan trọng cũng như nhận thức của Bộ về vai trò của an toàn mạng. Tương tự như vậy, số lượng các đoàn vào cũng tăng dần như mô tả trong biểu đồ dưới đây.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Thống kê số đoàn ra về an toàn mạng của Bộ TTTT

63

Biểu đồ 2.4: Đoàn vào về an toàn mạng từ năm 2008 đến 2013[2].

Biểu đồ trên cũng cho thấy mức độ tăng dần của các đoàn chuyên gia nước ngoài đến làm việc với Bộ TTTT về ATM thời gian qua. Trong 5 năm số lượng các cuộc tiếp xúc, trao đổi về ATM đã tăng gấp 3 lần. Điều này cho thấy vị trí, vai trò của hoạt động ATM Việt Nam đối với khu vực và thế giới.

Tạo ra kết quả đó chính là nhờ vào đội ngũ cán bộ của Bộ đã chủ động, tích cực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Kết quả khảo sát các ý kiến nhận xét về hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn mạng tại Bộ cũng đã thể hiện điều này.

Bảng 2.6. Thái độ tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn mạng của cán bộ Bộ Thông tin và Truyền thông

Nội dung Đầy đủ/tích cực/thƣờng xuyên Chƣa đẩy đủ/ không thƣờng xuyên Không thực hiện

Tham gia đầy đủ 95% 4% 1%

Tích cực đóng góp ý kiến 80% 15% 5%

Liên lạc, chia sẻ thông tin thường xuyên 46% 23% 31% Sẵn sàng hỗ trợ đối tác nước ngoài 70% 28% 12%

(Nguồn: Kết quả khảo sát.)

0 5 10 15 20 25 30 35 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số đoàn nước ngoài đến làm việc với Bộ TTTT về an toàn mạng

64

Sự thay đổi về lượng trong các hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn mạng đó đã được thể hiện bằng các con số cụ thể. Sự thay đổi này cũng đã dẫn đến những thay đổi về chất quan trọng đối với mỗi cá nhân tham gia, đối với Bộ TTTT, với Việt Nam và các các bạn bè quốc tế. Sự thay đổi đó bao gồm những nội dung như phân tích trong các phần tiếp theo.

2.3.1. Hợp tác quốc tế giúp nâng cao năng lực đội ngũ

Về thu thập kiến thức: Hàng trăm lượt cán bộ Bộ TTTT đã được đào tạo và đã nhận được chứng chỉ hoàn thành khóa học do nước ngoài cấp về ATM. Các cán bộ Việt Nam cũng đã được học đa dạng các chương trình về quản lý an toàn thông tin, quy trình thành lập tổ chức ứng cứu sự cố, các kiến thức kỹ thuật về bảo vệ hệ thống, thiết bị, các nghiệp vụ chuyên sâu về phân tích mã độc, giám sát ATM. Sau các khóa học, các học viên của Bộ đã mang về cơ quan, tổ chức mình các bộ tài liệu đạt chuẩn nước ngoài là nguồn tư liệu quí giá cho đào tạo và phổi biến kiến thức ở quy mô rộng tại Việt Nam.

Về rèn luyện kỹ năng: Cán bộ của Bộ TTTT được thực hành cụ thể trên các thiết bị hiện đại của nước ngoài, được trải nghiệm thực tế trong công việc tại trụ sở của đối tác nước bạn, được tham gia vào các cuộc diễn tập ứng cứu sự cố máy tính liên quốc gia. Các kỹ năng đó đã giúp cho đội ngũ làm ATM tại Bộ TTTT nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động bảo vệ hệ thống kỹ thuật của đơn vị và của Bộ.

Đội ngũ cán bộ chuyên viên chuyên trách các hoạt động HTQT cùng với các cấp lãnh đạo tại Bộ đã thu được nhiều kinh nghiệm trong thỏa thuận, đàm phàn, ký kết, nâng cao nghiệp vụ hội nhập quốc tế. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, ngoại ngữ, tham gia đóng góp ý kiến, trình bày tham luận tại các cuộc họp quốc tế lớn vừa khẳng định vị thế của Việt Nam vừa giúp cán bộ thực hành và cọ xát khả năng giao tiếp, khả năng tương tác với các đối tác nước ngoài.

65

Về mở rộng tầm nhìn: Hợp tác quốc tế là vượt ra khỏi biên giới Việt Nam không chỉ về mặt địa lý mà còn là sự mở rộng hiểu biết về các nước xung quanh, về con người trên toàn thế giới trong mọi mặt đời sống xã hội.

Việc so sánh trình độ phát triển của đơn vị, quốc gia mình với đối tác các nước đã giúp Bộ TTTT nhận thức được đúng đắn về vị trí của chính mình trong bối cảnh chung của thế giới, xác định được những việc cần làm để giúp bảo vệ ATM quốc gia nhằm xây dựng đất nước.

Mỗi quốc gia có chính sách, hạ tầng, quan điểm riêng và chung về ATM. Đó là những kinh nghiệm quí giá để Bộ tham khảo và qua đó rút ra những kết luận nhằm đưa ra những quyết sách phù hợp với nước mình. Quá trình hợp tác về an toàn mạng cũng thể hiện quan điểm, chiến lược, đường lối đối ngoại của các nước, từ đó Việt Nam rút ra những đánh giá thực tế về quan hệ quốc tế nhằm đưa ra những chính sách phù hợp của Việt Nam.

2.3.2. Hợp tác giúp Việt Nam có cơ hội nhận được sự giúp đỡ quốc tế

Được hỗ trợ thiết bị, máy móc: Các cam kết của Việt Nam với quốc tế là cơ sở để các đối tác nước ngoài viện trợ cho Việt Nam nhiều thiết bị về ATM. Các hệ thống phần cứng và các sản phẩm phần mềm đã được chính phủ một số nước, đặc biệt các công ty lớn như Microsoft, Kaspersky, Symantec cung cấp cho Việt Nam để hỗ trợ quá trình phát triển của Việt Nam trong bảo vệ môi trường mạng an toàn.

Được hỗ trợ kinh phí: Bộ TTTT đã nhận được những gói viện trợ, những khoản vay không hoàn lại, các khoản vay thuộc các chương trình dành cho các nước đang phát triển từ Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á để nâng cao năng lực đảm bảo ATTT trong những năm qua.

Các khoản kinh phí này được sử dụng để tổ chức hội thảo, các khóa học, các đoàn khảo sát nước ngoài về an toàn mạng. Kết quả của các hoạt động này là việc nâng cao trình độ và nhận thức rất rõ rệt về an toàn mạng cho các cán bộ tại Bộ.

66

Được tư vấn chính sách: Đây là những hỗ trợ quan trọng của quốc tế mà Việt Nam đã nhận được trong thời gian qua. Khi trình độ công nghệ về an toàn mạng trên thế giới phát triển nhanh chóng, trình độ công nghệ của Việt Nam còn lạc hậu, khoảng cách giữa hai mức trình độ này là rất lớn. Do các qui định pháp lý của Việt Nam được xây dựng để áp dụng cho thực tế công nghệ hiện có của Việt Nam nên không theo kịp được với tốc độ phát triển của công nghệ thế giới, đã gây ra sự khác biệt các các hệ thống pháp lý của Việt Nam và các nước phát triển. Chính vì vậy, các nước phát triển luôn sẵn sàng tư vấn cho Việt Nam trong việc xây dựng chính sách, hệ thống văn bản pháp lý phù hợp với các yêu cầu đặt ra của công nghệ hiện đại nhằm tạo ra sự hài hòa cho các chính sách phát triển và pháp luật an toàn mạng giữa các nước.

Được cung cấp giải pháp kỹ thuật: Với mục đích hỗ trợ Việt Nam để Việt Nam có thể nâng cao năng lực an toàn mạng quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn mạng khu vực và thế giới, đồng thời cũng nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho các hoạt động kinh doanh, đối tác các nước phát triển đã chuyển giao một số các giải pháp kỹ thuật cho Bộ TTTT về an toàn mạng. Các giải pháp này được áp dụng cho một số hệ thống mạng tại Bộ giúp giám sát an toàn hệ thống mạng đồng thời tạo cơ hội quí giá cho các cán bộ Việt Nam được tiếp cận và học hỏi các công nghệ mới

2.3.3.Hợp tác giúp phát triển các mối quan hệ quốc tế

Trước năm 2009, quan hệ quốc tế của Bộ TTTT chủ yếu tập trung vào lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, phát thanh truyền hình, chưa hợp tác nhiều về ATM. Từ năm 2009, nội dung về ATM được ghi trong nhiều cam kết của Việt Nam và tại các văn bản ký kết của Bộ. Các đoàn chuyên gia ATM quốc tế đến làm việc với Bộ gia tăng. Trước đây, Bộ chưa có kết nối với các đơn vị ATM nước ngoài thì đến nay Bộ đã tiếp xúc với hầu hết các đơn vị ATM lớn trên thế giới, hợp tác với các đơn vị ATM trong khu vực.

67

Các quan hệ song phương được thắt chặt hơn, các quan hệ đa phương ngày càng mở rộng. Cán bộ Bộ TTTT đã có các mối quan hệ thân thiện và tin cậy với đồng nghiệp về ATM tại các diễn đàn, tổ chức trên thế giới. Các mối quan hệ giúp mở rộng các mối quan hệ. Từ hợp tác với các đối tác Anh và Pháp, Bộ TTTT đã tiếp cận đối tác các nước khác trong Liên minh Châu Âu về ATM. Nhật Bản và Hoa Kỳ là hai nước có nền công nghiệp ATTT lớn mạnh luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này cũng như kết nối Việt Nam hợp tác với các nước khác trên thế giới.

Từ đó Việt Nam cũng nhận được sự đồng thuận cao của quốc tế. Tham gia là thành viên chính thức của các tổ chức, Bộ TTTT đại diện cho Việt Nam được hưởng các quy chế thành viên của tổ chức. Trong các diễn đàn về ATM, đề xuất của Việt Nam được nhất trí cao. Sự nỗ lực của Việt Nam trong mọi hoạt động đảm bảo ATM được các đối tác quốc tế ghi nhận, đánh giá tốt và đồng tình ủng hộ. Từ thiện cảm trong hợp tác đã thực hiện, bạn bè quốc tế đã cởi mở và mong muốn hợp tác hơn nữa với Bộ.

Trong các quan hệ hợp tác này, Bộ TTTT, đại diện cho Việt Nam, đã có những đóng góp tích cực cho các đối tác quốc tế. Một trong các mục đích, nhiệm vụ đối ngoại trong Chính sách đối ngoại của Đảng là nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. HTQT trong lĩnh vực ATM của Bộ TTTT đã góp phần vào đạt được các mục đích đó.

Bộ luôn thể hiện sự tích cực trong các hợp tác đa phương bằng việc tham gia báo cáo tham luận, đóng góp ý kiến, chia sẻ quan điểm, đưa ra các sáng kiến hợp tác. Nhiều sáng kiến trong số đó đã được quốc tế hưởng ứng và triển khai không chỉ tại Việt Nam mà cả tại các nước khác.

Việt Nam hỗ trợ dự án nghiên cứu của Hàn Quốc, Nhật Bản; hỗ trợ bóc gỡ các thông tin khách hàng công khai bất hợp pháp tại các trang web ở Việt Nam cho Hàn Quốc, Pháp; hỗ trợ ngăn chặn các tấn công từ Việt Nam vào các nước; hỗ trợ đào tạo cán bộ cho Lào, là thể hiện trách nhiệm với quốc tế,

68

thể hiện vai trò quan trọng của mình trong đảm bảo môi trường mạng khu vực, thể hiện tầm ảnh hưởng của mình trong cộng đồng nghề nghiệp chung.

Những đóng góp đó đã được quốc tế ghi nhận, góp phần xây đắp tình hữu nghị, đoàn kết của Việt Nam với các nước, nâng cao vị thế, tầm ảnh hưởng của Bộ nói riêng, của Việt Nam nói chung trên thế giới.

Hình 2.3: Lợi ích thu được từ HTQT về an toàn mạng

Lợi ích của hợp tác quốc tế về an toàn mạng của Bộ Thông tin và Truyền thông thu được thời gian qua rất cụ thể. Trả lời phỏng vấn cho nghiên cứu của Luận văn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã có ý kiến:

Các lực lượng bên ngoài tấn công, ảnh hưởng an ninh mạng của ta rất nhiều và chúng ta đã có cảnh báo. Dù chúng ta sử dụng mạng internet, máy tính nhiều nhưng không biết sử dụng nên rất dễ bị ăn cắp thông tin, biến máy ta thành máy của họ. Rồi việc tải các dịch vụ trên mạng bị kèm theo mã độc nên nhiều máy tính có nguy cơ nhiễm, phá hủy máy của chúng ta. Mã độc có thể phá hủy một lò phản ứng hạt nhân của một nước. Chúng rất nguy hại, ảnh hưởng đến an ninh thế giới và chúng ta. Mới đây 3 tờ báo mạng của ta đã bị tấn công liên tiếp.

69

Bộ Thông tin và Truyền thông đã quy định điều phối ứng cứu khẩn cấp, liên thông hợp tác với các tổ chức quốc tế thường xuyên ứng cứu khẩn cấp cho chúng ta, mới đây nhất là ứng cứu thành công 3 tờ báo mạng trong nước. Hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn mạng đã giúp chúng ta hoàn thành được nhiệm vụ này”.

Nguồn: Phỏng vấn sâu các cán bộ cao cấp, tiến sĩ, số 1.

2.3.4. Những hạn chế trong hoạt động hợp tác quốc tế tại Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tất cả những kết quả đạt được nêu trên là thành tích lớn trong hoạt động đảm bảo an toàn mạng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các kết quả này còn có một số hạn chế.

Thứ nhất là nội dung hợp tác quốc tế về an toàn mạng tại Bộ TTTT chưa sâu. Trong tư vấn chính sách, các nghiên cứu phối hợp giữa Bộ TTTT với đối tác các nước mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu hiện trạng chung về an toàn mạng, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về từng nội dung của hoạt động như về nguồn nhân lực, về hạ tầng trọng yếu, về công nghệ…

Các hợp tác kỹ thuật đã được thực hiện nhưng chưa được nhiều, phần lớn mang tính thử nghiệm. Còn nhiều nội dung kỹ thuật khác Việt Nam chưa có kinh nghiệm rất cần học hỏi từ bạn bè quốc tế.

Số lượng cán bộ đã được đào tạo tại nước ngoài, nhận được chứng chỉ chuẩn quốc tế vẫn là con số ít ỏi đối với chức năng và nhiệm vụ của Bộ TTTT. Các hoạt động HTQT về đào tạo nhân lực an toàn mạng trong những năm vừa qua chủ yếu dựa vào các học bổng do nước ngoài cấp. Ngoài một số khóa do Việt Nam chủ động gửi đi học về kỹ thuật phân tích mã độc chuyên sâu bằng nguồn tại trợ của Ngân hàng Thế giới, các khóa học còn lại mới cung cấp các nội dung cơ bản về an toàn mạng.

Thứ hai là các quan hệ hợp tác được thực hiện còn rời rạc. Sau hợp tác thực hiện dựa án với Viện Phát triển Xã hội thông tin Hàn Quốc năm 2009,

70

đến nay Bộ TTTT chưa hợp tác thêm dự án nào khác với phía chính phủ Hàn Quốc, mặc dù hai bên đã ký kết MOU về phát triển các quan hệ hợp tác này. Giữa Bộ và NISC, Nhật Bản đã có trao đổi đoàn, hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ thông tin rất thường xuyên trong năm 2011, 2012. Tuy nhiên, trong năm 2013, hoạt động hợp tác giữa hai bên chủ yếu là hợp tác đa phương trong khối ASEAN-

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)