Những khó khăn

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Trang 76)

Thứ nhất, cơ chế chính sách, môi trường pháp lý chưa cụ thể cho hoạt động HTQT về an toàn mạng. Tất cả các hoạt động hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực an toàn mạng hiện nay đều theo định hướng của chính sách đối

76

ngoại chung cho mọi ngành nghề, lĩnh vực hợp tác của quốc gia. Các quy định, chế tài pháp lý chưa có điều khoản cụ thể cho các hoạt động này. Vì vậy, với những đặc điểm riêng biệt trong kết nối mạng, Bộ TTTT gặp một số khó khăn khi quyết định lựa chọn các phương án hợp tác với nước ngoài.

Thứ hai, nguồn nhân lực an toàn mạng, đặc biệt lực lượng tham gia HTQT của Bộ TTTT còn thiếu. Chất lượng nguồn nhân lực này còn hạn chế. Ngoài đơn vị chuyên trách về an toàn mạng với 60 cán bộ chuyên môn và một số phòng, ban tại một số đơn vị cơ sở khác, Bộ chỉ có Vụ HTQT với 20 cán bộ viên chức hỗ trợ các hoạt động chung về HTQT của toàn Bộ.

Số lượng thiếu, đội ngũ cán bộ tham gia các hoạt động HTQT đảm bảo an toàn mạng còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực này. Hầu hết các cán bộ kỹ thuật có trình độ tiếng Anh cơ bản, đủ giao tiếp thông thường, chưa đủ trình độ ngoại ngữ học thuật để nghiên cứu chuyên ngành sâu. Đội ngũ chuyên viên về HTQT lại chưa được đào tạo chuyên môn về an toàn mạng nên rất hạn chế trong trao đổi, đàm phán các nội dung hợp tác cụ thể.

Thứ ba, hạ tầng mạng còn thiếu. Kết nối mạng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và hạ tầng mạng cũng ngày càng được mở rộng, nâng cấp. Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật để bảo vệ hệ thống mạng này đến nay chưa có. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các dịch vụ ứng dụng trên mạng chủ yếu sử dụng các loại tường lửa, các phần mềm diệt virus để tự ngăn chặn tấn công. Chính phủ, cụ thể là Bộ TTTT chưa có hạ tầng giám sát, cảnh báo cũng như chưa có các trung tâm điều khiển, phân tích an toàn mạng.

Với hạ tầng như vậy, khi Việt Nam được cung cấp giải pháp phần mềm hoặc đào tạo cán bộ chuyên sâu về kỹ thuật phân tích sự cố mạng thì các sản phẩm, kiến thức này cũng chưa có cơ hội để sử dụng ngay trong thực tiễn.

Thứ tư trình độ quản lý còn lạc hậu. Không chỉ lĩnh vực an toàn mạng, tại Việt Nam hiện nay, nhiều đơn vị còn duy trì cách thức quản lý cũ, không còn phù hợp với sự thay đổi của xã hội. Bộ TTTT là đơn vị có nhiều cải cách,

77

đổi mới trong quản lý để đáp ứng được sự phát triển của công nghệ hiện đại, tuy nhiên, tại một số đơn vị trực thuộc, bộ máy quản lý còn rất trì trệ.

Lương thưởng cho cán bộ an toàn mạng thấp, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng, nên rất nhiều cán bộ kỹ thuật giỏi đã xin chuyển công tác. Thái độ, tác phong làm việc của nhiều cán bộ, viên chức Bộ chưa chuyên nghiệp, gây thiện cảm không tốt cho đối tác nước ngoài, làm giảm lỏng tin của họ đối với Việt Nam. Một số đoàn công tác của Bộ ra nước ngoài đến cùng một địa điểm với cùng một câu hỏi gây ra sự nghi ngờ cho đối tác về mục đích làm việc của các đoàn.

Tất cả những thiếu sót đó là do Bộ chưa có quy trình chuẩn về các hoạt động HTQT về an toàn mạng, chưa thống nhất các chế độ báo cáo và phổ biến kết quả thu được khi đi công tác nước ngoài giữa các đơn vị trong và ngoài Bộ. Đó cũng là hệ quả của cơ chế quản lý chưa sâu sát vào thực tế.

Một nguyên nhân nội tại nữa làm hạn chế các hoạt động HTQT về an toàn mạng chính là nguồn ngân sách của Bộ còn eo hẹo. Bộ cần cân nhắc và điều chỉnh phù hợp việc cân đối thu chi cho toàn bộ các hoạt động của Bộ. Do đó kinh phí cho các hoạt động HTQT về an toàn mạng cũng còn rất thấp.

Khó khăn khác: Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế, tuy nhiên trong lĩnh vực an toàn mạng, Việt Nam còn ở mức thấp về sự phát triển (thiếu và lạc hậu về máy móc, thiết bị, công nghệ, nhân lực). Do đó, Việt Nam còn gặp khó khăn trong tiếp cận công nghệ hiện đại.

Mặt trái của việc chia sẻ thông tin chính là nguy cơ để lộ thông tin, mất ATTT. Do đó, trong HTQT, việc phân biệt đối tượng và đối tác rất khó khăn và gây ra những do dự, bỏ lỡ cơ hội hợp tác. Tham gia dự án về giám sát an toàn mạng là chia sẻ thông tin thu thập được tại quốc gia mình cho các quốc gia khác, do vậy Bộ phải cân nhắc, xem xét và đánh giá rất kỹ trước các tình huống này. Bảo mật thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước, đặc biệt trên mạng, là yêu cầu nhất thiết phải tuân thủ trong các hoạt động HTQT về an toàn mạng.

78 •Chưa có •Lạc hậu •Năng lực hạn chế •Thiếu Chính sách, pháp lý Con người Hạ tầng kỹ thuật Cơ chế quản lý

Mô hình dưới đây khái quát các hạn chế và khó khăn trong triển khai hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn mạng tại Bộ TTTT.

Hình 2.5: Các khó khăn trong thực hiện HTQT về an toàn mạng

Như vậy, để hoạt động đảm bảo an toàn mạng hiệu quả cần nâng cấp đồng bộ những điều kiện thiết yếu cho lĩnh vực này: về chính sách, hệ thống pháp lý, về đội ngũ cán bộ, về cơ chế quản lý và hạ tầng kỹ thuật.

Khi năng lực quốc gia về an toàn mạng đã được nâng cao, với những thuận lợi đã có, nếu khắc phục những hạn chế đã phân tích ở trên, hoạt động HTQT về an toàn mạng sẽ có triển vọng phát triển vượt bậc. Thế giới hiện nay đang ngày càng đánh giá cao vai trò của phối hợp quốc tế trong đảm bảo an toàn mạng. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng cần có những quyết định hành động cụ thể.

Khảo sát ý kiến của các cán bộ chuyên môn tham gia hợp tác quốc tế về an toàn mạng cho thấy đội ngũ cán bộ Bộ Thông tin và Truyền thông đã đánh giá cao những thuận lợi trong quá trình họ thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong đó những điều kiện thuận lợi do đơn vị tạo ra chiếm tỷ lệ đánh giá cao nhất cho thấy nỗ lực của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc triển khai các định hướng về phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng thời gian qua.

79

Bảng 2.7: Đánh giá về điều kiện thuận lợi, khó khăn trong hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn mạng đã thực hiện

Nội dung Đầy đủ/ Có nhƣng chƣa đủ Không có

Đơn vị tạo điều kiện 87% 11% 2%

Ủng hộ của quốc tế 54% 28% 18%

Môi trường pháp lý, kỹ thuật 22% 51% 27%

Bất đồng ngôn ngữ, khác biệt văn hóa

70% 30%

(Nguồn: Kết quả khảo sát.)

Những khó khăn và thuận lợi về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng đã phân tích ở trên cho thấy triển vọng có thể thực hiện trong phát triển và nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác này. Khắc phục những hạn chế còn tồn tại, phát huy các lợi thế vốn có của quốc gia, tận dụng những cơ hội thuận lợi của thế giới được thực hiện đồng bộ sẽ là giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh các hoạt động hợp tác này. Căn cứ vào những phân tích, đánh giá đó, tác giả luận văn xin đề xuất một số giải pháp thực hiện trong phần dưới đây.

80

Tiểu kết Chƣơng 2

Thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt Qui hoạch an toàn thông tin số quốc gia và Dự án đào tạo nhân lực an toàn thông tin đến năm 2020.

Triển khai các chủ trương đó, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ TTTT đã phát triển mạnh mẽ từ năm 2009 đến nay với đa dạng hình thức hoạt động

Trong hợp tác song phương, các đối tác nổi bật có nhiều hoạt động trao đổi đoàn, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, cùng phối hợp thử nghiệm các giải pháp và phối hợp tổ chức đào tạo nghiệp vụ an toàn mạng là các tổ chức chính phủ, các công ty tư nhân từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Hoa Kỳ và các nước ASEAN

Trong hợp tác đa phương, Bộ TTTT là đơn vị đại diện cho Việt Nam tại APCERT, ANSAC, APECTEL và tham gia làm việc về an toàn mạng tại ITU, ARF, APT. Bộ luôn tích cực trong các hoạt động tại các tổ chức này góp phần làm thay đổi cả về lượng và chất trong hiệu quả đạt được từ hợp tác quốc tế về an toàn mạng.

Hội nhập quốc tế được đẩy mạnh tại Bộ đã mang lại những kết quả rõ rệt trong nâng cao năng lực đội ngũ, mở rộng tầm ảnh hưởng, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, các kết quả này vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là các hợp tác đã thực hiện chưa có nội dung hợp tác sâu, các quan hệ hợp tác còn rời rạc, hiệu quả hợp tác chưa cao như khả năng hợp tác có thể mang lại, qui mô hợp tác chưa phát triển đủ lớn so với yêu cầu đặt ra của lĩnh vực an toàn mạng.

Nguyên nhân dẫn đến các kết quả đó gồm rất nhiều thuận lợi và khó khăn về con người, môi trường pháp lý, kỹ thuật, các định hướng của Chính phủ cũng như các xu hướng quan hệ quốc tế hiện nay tạo ra.

82

Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN

MẠNG CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)