Thực trạng hợp tác quốc tế về an toàn mạng từ năm 2009 đến nay

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Trang 46)

Để có thể thấy được sự phát triển và kết quả đạt được trong những hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn mạng của Bộ Thông tin và Truyền thông từ năm 2009 đến nay, Luận văn cũng đã nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động này trong các năm trước đó. Luận văn xin trình bày khái quát các kết quả đạt được của hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn mạng trong thời gian trước năm 2009 trước khi thực hiện phần trình bày các nghiên cứu chính về hoạt động này từ năm 2009 đến nay.

2.2.1. Khái quát hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn mạng trước năm 2009

Do an toàn mạng là lĩnh vực mới, đồng thời trước năm 2005, Bộ TTTT chưa có đơn vị chuyên trách đảm nhiệm các hoạt động kỹ thuật về nội dung này, nên các hoạt động HTQT của Bộ về an toàn mạng mới chỉ là một số trao đổi trên bàn đối thoại, mang tính ngoại giao, chưa có hợp tác nào cụ thể.

Từ cuối năm 2005 đến năm 2009 là giai đoạn VNCERT - đơn vị chuyên trách về các hoạt động an toàn mạng tại Bộ - mới được thành lập, xây dựng và dần ổn định tổ chức. Các hoạt động HTQT về an toàn mạng tại Bộ đã có đơn vị chuyên môn thực hiện nên bắt đầu phát triển.

Trong giai đoạn này, Bộ TTTT đã triển khai được các hoạt động:

Chia sẻ thông tin: Thiết lập kênh thông tin quốc tế với các CERT trong khối ASEAN và APCERT về an toàn mạng. Trao đổi đoàn song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc về an toàn mạng.

Tổ chức sự kiện: Phối hợp với ITU tổ chức thành công hội thảo khu vực về an toàn mạng; Phối hợp với một số công ty như Symantec, Microsoft tổ chức hội thảo chuyên đề cho cán bộ kỹ thuật về an toàn mạng.

Đào tạo: Cử 20 lượt cán bộ dự các lớp đào tạo ngắn hạn về ATTT trong và ngoài nước. Phối hợp với JPCERT/CC tổ chức 01 khóa học cho cán bộ Việt Nam về việc xây dựng các đội ứng cứu sự cố mạng CSIRT tại Hà Nội.

46

Bộ đã tham gia các tổ chức đa phương, các diễn đàn quốc tế về thông tin và truyền thông nhưng chưa tham gia chính thức vào tổ chức an toàn mạng quốc tế nào. HTQT về an toàn mạng tại Bộ TTTT chưa tạo ra kết quả lớn do tất cả các quan hệ hợp tác đều chưa rộng và sâu. Ngoài lý do chủ quan của Việt Nam, thời gian này các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á cũng chưa triển khai mạnh các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, kết quả hợp tác thời gian này đã tạo tiền đề cho việc xây dựng các mối quan hệ và triển khai các hoạt động hợp tác trong giai đoạn tiếp theo.

2.2.2. Hợp tác quốc tế về an toàn mạng từ năm 2009 đến nay

2.2.2.1. Hợp tác song phương

Để biết rõ hiện trạng hợp tác nhưng như đánh giá được chất lượng, qui mô, vai trò, ý nghĩa của các hoạt động hợp tác song phương về an toàn mạng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Luận văn đã nghiên cứu toàn bộ các đặc điểm, nội dung, qui trình thực hiện của các hoạt động này. Trong đó, việc tìm hiểu mức độ phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy trong lĩnh vực chuyên ngành an toàn mạng của các quốc gia đối tác nước ngoài của Bộ TTTT cũng được Luận văn xem xét nhằm đánh giá được qui mô, tầm cỡ, tính chất các quan hệ hợp tác mà Bộ TTTT đã thực hiện.

Luận văn trình bày về các kết quả nghiên cứu hợp tác song phương theo thứ tự sắp xếp lần lượt các quan hệ hợp tác lớn, hiệu quả hơn trình bày trước và các quan hệ hợp tác ít hơn trình bày sau.

Hợp tác với Nhật Bản. Bộ TTTT đã có quan hệ hợp tác với các cơ quan cùng cấp của Nhật Bản có chức năng chỉ đạo điều hành nhà nước về an toàn mạng là Hội đồng Chính sách ATTT và cơ quan thường trực của Hội đồng này là Trung tâm ATTT Quốc gia – NISC. Bộ cũng đã hợp tác với các Bộ có chức năng hoạt động về an toàn mạng của Nhật là Bộ Nội vụ và Truyền thông (MIC), Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), Bộ Quốc phòng, Cảnh sát Quốc gia và một số Bộ khác. Trung tâm VNCERT, đại

47

diện cho Việt Nam và JPCERT/CC (Trung tâm Điều phối Ứng cứu khẩn cấp máy tính Nhật Bản -JPCERT/CC) đại diện cho Nhật Bản là đối tác thường xuyên của nhau từ năm 2009 đến nay. Bảng dưới đây tổng hợp các kết quả hợp tác cụ thể từ năm 2009 đến nay giữa Bộ TTTT và các đối tác Nhật Bản.

Bảng 2.2: Hợp tác về an toàn mạng với các đối tác Nhật Bản

Stt Nội dung Số lượng Đơn vị Kết quả 1 Gặp gỡ cấp Bộ trưởng 15 Cuộc gặp

Ký 3 MOU về hợp tác TTTT (nội dung bao hàm an toàn mạng)

2 Gặp gỡ lãnh

đạo Vụ, Cục 10

Cuộc gặp

Ký 2 MOU lần đầu năm 2009, gia hạn 2012, nội dung về an toàn mạng

3 Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm 10 Buổi làm việc

Bộ tài liệu tham khảo và báo cáo kết quả công tác: tài liệu pháp lý, tài liệu giới thiệu tổ chức, giới thiệu sản phẩm, báo cáo tham quan, khảo sát của các đoàn ra, đoàn vào, biên bản cuộc họp, báo cáo các nội dung thảo luận, hội thảo

4 Tư vấn 2 Báo cáo Báo cáo tư vấn

5 Hỗ trợ kỹ

thuật 5

Chương trình

Thiết bị phần cứng và phần mềm; tài liệu hướng dẫn sử dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Đào tạo 12 Khóa

học

60 lượt cán bộ Bộ TTTT được đào tạo và cấp chứng chỉ

7 Nâng cao

nhận thức 5

Hội thảo

Video clip, poster thuộc chương trình ASEAN- Nhật Bản

8 Ứng cứu sự

cố máy tính 50

Vụ việc Ngăn chặn tấn công, gỡ bỏ thông tin phi pháp 9 Diễn tập ứng cứu sự cố 12

Đợt 220 lượt cán bộ tham gia diễn tập, thực

hành và trải nghiệm thực tế trong phối hợp nước ngoài thuộc chương trình hợp tác đa phương APCERT và ASEAN-Nhật Bản

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của VNCERT, [11,tr.25])

Đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản là đối tác lớn nhất về an toàn mạng với Việt Nam. Các quan hệ hợp tác này được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của an toàn mạng. Hợp tác song phương giữa Bộ TTTT với các đối tác

48

Nhật gồm: hợp tác của riêng hai nước và hợp tác nằm trong chương trình hoạt động đa phương của các hiệp hội, liên minh khu vực và thế giới. Đặc biệt, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong quan hệ hợp tác đa phương ASEAN- Nhật Bản về lĩnh vực an toàn mạng là hợp tác thường xuyên nhất thời gian qua.

Các nội dung hợp tác đã thực hiện gồm chia sẻ kinh nghiệm xây dựng văn bản pháp quy về ATTT, trao đổi đoàn, Các cơ quan chính phủ Nhật Bản cấp học bổng cho cán bộ Bộ TTTT, nhận cán bộ Bộ TTTT sang học tập, thực hành tại đội hình tác nghiệp của Nhật Bản, phía Nhật tài trợ tổ chức các hội nghị, hội thảo, các khóa học, các chương trình, tài liệu tuyên truyền về nâng cao nhận thức ATTT cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Các hoạt động này đóng góp vai trò lớn trong nâng cao năng lực an toàn thông tin cho cán bộ Bộ TTTT trong những năm vừa qua.

Thống kê kết quả trên cho thấy, quan hệ hợp tác với Nhật Bản về an toàn mạng được thực hiện với đa dạng nội dung và chủ thể tham gia, từ các cấp lãnh đạo đến lực lượng kỹ thuật viên tại Bộ. Kết quả này thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết, tương trợ giữa hai quốc gia, đồng thời cũng cho thấy quan điểm định hướng hợp tác quốc tế, liên kết khu vực của mỗi nước. Xét từ lợi ích của cả hai nước, quan hệ hợp tác này giúp Nhật Bản mở rộng tầm ảnh hưởng đối với Việt Nam, giúp Việt Nam nâng cao năng lực đội ngũ; đồng thời quan hệ hợp tác này giúp nâng cao khả năng bảo vệ an toàn mạng chung. Bộ TTTT cũng đã tham gia một số dự án của Nhật như trong bảng dưới đây. Đây là các dự án do Nhật Bản chủ trì thực hiện nhằm tăng cường phối hợp quốc tế trong khu vực. Việt Nam tham gia sẽ được tiếp cận các công nghệ hiện đại của Nhật Bản, được đào tạo các kiến thức giám sát an toàn mạng liên quan và được sử dụng cơ sở dữ liệu thu thập được từ dự án. Do đặc điểm toàn cầu của an toàn mạng, các dự án như vậy đang được xây dựng và triển khai ở nhiều nước trên thế giới.

49

Bảng 2.3: Hợp tác triển khai dự án với các đối tác Nhật Bản.

Tên dự án ISMS-BenchMark PRACTICE TSUBAME

Chủ đầu tư IPA, Nhật Bản MIC, Nhật Bản JPCERT/CC, Nhật

Mục đích Đánh giá quản lý ATTT cho Việt Nam

Nghiên cứu giám sát an toàn mạng khu vực Nghiên cứu sự cố mạng Chủ thể tham gia

Song phương: Việt Nam, Nhật Bản

Đa phương: Các nước Châu Á Thái

Bình Dương Đa phương: Các nước thành viên APCERT Hoạt động tham gia của Bộ TTTT

Chuyển giao kỹ thuật; Cài đặt trong hệ thống mạng Bộ TTTT; Chia sẻ thông tin thu thập

với IPA

Lắp đặt hệ thống máy chủ; Thu thập thông tin; Truy cập hệ thống dữ liệu chung Cài đặt bộ cảm ứng trong hệ thống mạng Việt Nam; Thu thập, phân tích thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của VNCERT, [11,tr.25]) Kết quả các hợp tác này đã thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa Bộ TTTT Việt Nam và các đối tác Nhật Bản, tạo cơ sở cho các hợp tác tiếp theo.

Hợp tác với Hàn Quốc. Cũng giống như hợp tác với Nhật Bản, Bộ TTTT Việt Nam có quan hệ hợp tác với tất cả các bộ, ngành tương đương của Hàn Quốc về an toàn mạng.

Hệ thống mạng tại Hàn Quốc được chia làm 3 khu vực: khu vực công, khu vực tư nhân và khu quân sự. Mỗi khu vực có một cơ quan tương ứng chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn mạng. Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC) đảm bảo an toàn mạng cho các hoạt động dân sự gồm toàn bộ hệ thống mạng của người dân và các tổ chức tư nhân và là đối tác Hàn Quốc lớn nhất của Bộ TTTT Việt Nam [37].

Hai đơn vị chuyên trách về an toàn mạng đại diện cho hai bên là VNCERT, Việt Nam và Cục ATTT Hàn Quốc (KISA) đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai nước. Nội dung hợp tác

50

giữa Bộ TTTT với các cơ quan chính phủ Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào hoạt động tư vấn, đào tạo và ứng cứu sự cố máy tính.

Kết quả hợp tác giữa Bộ TTTT và các đối tác Hàn Quốc được tổng hợp trong bảng dưới đây.

Bảng 2.4: Các hợp tác an toàn mạng với Hàn Quốc

Stt Nội dung Số lượng Đơn vị Kết quả 1 Họp cấp Bộ trưởng 5 Cuộc gặp

Ký 2 MOU về hợp tác thông tin, truyền thông (nội dung bao hàm an toàn mạng)

2 Làm việc

Vụ, Cục

14 Cuộc

gặp

Ký 2 MOU lần đầu năm 2010, gia hạn 2013, nội dung về an toàn mạng

3 Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm 12 Buổi làm việc

Các tài liệu, báo cáo công tác,tài liệu giới thiệu tổ chức, sản phẩm, các báo cáo tham

quan, khảo sát của các đoàn ra, đoàn vào, biên bản các cuộc họp, báo cáo các nội

dung thảo luận, hội thảo

4 Tư vấn 2 Báo cáo Báo cáo tư vấn

5 Hỗ trợ kỹ

thuật

7 Chương

trình

Thiết bị phần cứng và phần mềm; tài liệu hướng dẫn sử dụng

6 Đào tạo 6 Khóa

học

20 lượt cán bộ Bộ TTTT được đào tạo và cấp chứng chỉ

7 Nâng cao

nhận thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8

Hội thảo

5 hội thảo Thuộc chương trình hợp tác đa phương ASEAN- Hàn Quốc; 3 hội thảo do

Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tổ chức

8 Ứng cứu

sự cố

100

Vụ việc Ngăn chặn tấn công, gỡ bỏ thông tin phi

pháp 9 Diễn tập ứng cứu sự cố 12 Đợt

145 lượt cán bộ tham gia diễn tập thực tế trong phối hợp nước ngoài thuộc chương

trình hợp tác APCERT

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của VNCERT, [11,tr.25]) Năm 2009, Viện Phát triển Xã hội Thông tin Hàn Quốc (KISDI) đã đề nghị Bộ TTTT hỗ trợ và tham gia dự án Tư vấn Xây dựng chính sách ATTT cho Việt Nam do KCC Hàn Quốc tài trợ, KISDI chủ trì. Kết quả thu được của dự án hợp tác này là Báo cáo tư vấn dài 89 trang được gửi tới các cơ

51

quan liên quan của cả hai nước vào cuối tháng 12/2009. Đây là tài liệu tham khảo quan trọng cho việc hoạch định chính sách an toàn mạng tại Bộ TTTT. Kết quả nghiên cứu của dự án này là một căn cứ để Bộ TTTT đưa ra các kiến nghị, đề xuất thành lập Cục ATTT và xây dưng Luật ATTT.

Ngoài hợp tác với các cơ quan chính phủ, Bộ TTTT cũng đẩy mạnh hoạt động hợp tác với doanh nghiệp Hàn Quốc. Đó là hợp tác trong việc thử nghiệm sản phẩm phần mềm giám sát an toàn mạng của Công ty Igloo Security Ltd.; Hợp tác trong tư vấn, tổ chức sự kiện với Công ty Hantech.

Như vậy, trên cơ sở Biên bản ghi nhớ đã ký giữa Bộ TTTT và các đối tác Hàn Quốc, trong những năm vừa qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước về an toàn mạng đã đạt được những kết quả rõ rệt. Những kết quả đó là các con số cụ thể về các sản phẩm phần cứng, phần mềm, về số lượng chứng chỉ cán bộ Bộ TTTT đã đạt được. Những kết quả đó góp phần đẩy mạnh hoạt động ứng cứu và khắc phục sự cố trong những năm vừa qua tại Việt Nam.

Hợp tác với Lào. Quan hệ Việt Nam- Lào có tính chất đặc biệt quan trọng trong lịch sử và trong chiến lược an ninh của hai nước. Việt Nam, Lào ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày 18-7-1977. Từ đó đến nay hai nước đã ký Hiệp định hợp tác hàng năm với các kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn. Việt Nam là nhà đầu tư lớn thứ hai tại Lào với 459 dự án tổng số vốn trên 5,5 tỷ USD. Chiến lược hợp tác giữa hai nước giai đoạn 2011-2020 nêu rõ: “Phát huy truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào - Việt Nam trở thành động lực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập của mỗi nước” [15].

Hoạt động hợp tác nổi bật về an toàn mạng thời gian qua: Bộ TTTT hỗ trợ nhiều máy móc, thiết bị cho Bộ Bưu chính và Viễn thông Lào phục vụ các

52

hoạt động an toàn mạng; Bộ TTTT tư vấn thành lập Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Lào (LaoCERT), đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực cho LaoCERT bằng kinh phí của Việt Nam; Bộ TTTT cử cán bộ sang Viên-chăn giúp Lào đảm bảo an toàn mạng SEAGAME 25 và ASEM 9 tại Lào.

Bảng dưới đây thể hiện các kết quả hợp tác cụ thể thời gian qua.

Bảng 2.5: Hợp tác an toàn mạng với Lào.

Năm Nội dung Số lượng đoàn ra/ đoàn vào Địa điểm

2009

Ký MOU 01 đoàn Bộ TTTT Lào

Tham quan thực tế 01 đoàn MPT Lào Hà Nội

Khảo sát hỗ trợ tư vấn xây dựng LaoCERT 01 đoàn Bộ TTTT Việt Nam Viên Chăn Hỗ trợ đảm bảo an toàn mạng SEAGAME 25 02 cán bộ kỹ thuật VNCERT Viên Chăn 2010

Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng

CERT quốc gia 01 đoàn DTI Lào Hà Nội

Chia sẻ quan điểm, định hướng phát triển an toàn mạng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

01 đoàn Bộ TTTT Việt Nam

Viên Chăn Ký MoM giữa VNCERT và DTI về hợp

tác cụ thể tiếp theo 01 đoàn DTI Lào Hà Nội

2011

Chia sẻ kinh nghiệm ứng cứu sự cố máy

tính 01 đoàn MPT Lào Hà Nội

Thăm và làm việc bàn thảo các hoạt

động hợp tác cụ thể 01 đoàn Bộ TTTT Việt Nam

Viên Chăn

2012

Ký MOU 01 đoàn Bộ TTTT Việt Nam Chăn Viên

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Trang 46)