ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM (Trang 35)

Như vậy, thị trường trái phiếu nước ta còn non trẻ, quy mô thị trường còn khiêm tốn, chủ thể phát hành không đa dạng, chưa có hệ thống các nhà tạo lập thị trường và hệ thống giao dịch, thanh toán còn nhiều hạn chế mà đặc biệt là giúp cho chính quyền địa phương và doanh nghiệp huy động vốn hầu như chưa tồn tại.

- Thị trường còn khá sơ khai với quy mô quá nhỏ so với GDP, chỉ chiếm khoảng 16% GDP. Các doanh nghiệp phát hành thường là lần đầu, chưa tạo ra một thị trường nhất định và chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhà nước... nhờ dựa vào uy tín. Hiện tại, trái phiếu Chính phủ đang "thống lĩnh" thị trường, trong khi trái phiếu của các công ty phát hành còn hạn chế.

- An toàn nhưng lợi nhuận thấp, quy mô quá nhỏ, tính thanh khoản của các loại trái phiếu còn thấp. Thị trường trái phiếu Chính phủ thiếu một cơ chế giao dịch có khả năng cung cấp thanh khoản cho các trái phiếu Chính phủ như các nhà tạo lập thị trường, hợp đồng mua lại. Nhu cầu giao dịch phát sinh là các giao dịch lớn và ít mang tính tương thích thời điểm, hạn chế tính thanh khoản của trái phiếu.

- Thị trường trái phiếu vẫn chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Trái phiếu Chính phủ phát hành với khối lượng và giá trị niêm yết lớn nên những người nắm giữ trái phiếu Chính phủ trên thị trường sơ cấp chủ yếu là các nhà đầu tư có tổ chức (trừ các đợt phát hành riêng lẻ qua hệ thống Kho bạc).

- Tính cạnh tranh thấp: Trái phiếu Chính phủ chưa cạnh tranh được với sự thuận tiện của hình thức gửi tiết kiệm, đầu tư kỳ phiếu ở các ngân hàng thương mại cùng với tính thanh khoản kém hơn nên chưa thu hút được tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và cá nhân.

- Từ phía các công ty, chưa quen với kênh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu: Thị trường trái phiếu công ty kém phát triển do các công ty chưa quen với việc huy động vốn vay trực tiếp qua phát hành trái phiếu mà vẫn dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng, đặc biệt là các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp nhà nước do có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng, vay ưu đãi. Các đơn vị này cũng thiếu tổ chức định mức tín nhiệm giúp cho việc xác định tín nhiệm và

làm tăng tính minh bạch cho các trái phiếu phát hành; chưa xây dựng được đường cong lợi suất phi rủi ro cho trái phiếu Chính phủ phát hành làm tiêu chuẩn cho việc định lãi suất phát hành các công cụ nợ khác như trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị...

- Thông tin thị trường: Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, nguyên nhân quan trọng khiến thị trường trái phiếu của Việt Nam kém hấp dẫn chính là việc thiếu một hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ. Thể hiện rõ nhất là cho đến nay vẫn chưa có những công ty định mức tín nhiệm. Hiện nay, trên thị trường đang có 3 loại trái phiếu và được phát hành bởi Chính phủ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, quy mô phát triển của thị trường này còn nhỏ bé. Bên cạnh những vướng mắc xuất phát từ hệ thống văn bản chính sách khiến tính thanh khoản của trái phiếu không được cao, lượng doanh nghiệp có uy tín tham gia phát hành... thì việc thiếu thông tin cũng khiến cho các nhà đầu tư "dè dặt" hơn trong việc đầu tư vào loại hình này. Sau khi Nghị định 52/CP của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp với yêu cầu bắt buộc minh bạch thông tin, nhiều doanh nghiệp vừa muốn phát hành trái phiếu nhưng lại e ngại chuyện... minh bạch

- Phí giao dịch cao : Theo quy định, việc giao dịch trái phiếu Chính phủ phải thông qua các công ty chứng khoán - là tổ chức trung gian thu phí cả người mua lẫn người bán. Để một giao dịch trái phiếu Chính phủ 100 tỉ đồng được hoàn tất thì nhà đầu tư phải mất đến cả 100 triệu đồng tiền phí, mà thông thường những giao dịch mua bán trái phiếu Chính phủ là những giao dịch lớn, ít nhất có giá trị từ 100- 300 tỉ đồng. Chính điều này làm cho thị trường trái phiếu Chính phủ của Việt Nam không thu hút được nhiều nhà đầu tư giao dịch, nhất là các ngân hàng nước ngoài. - Không có tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp là rào cản lớn đối với doanh

nghiệp nhỏ khi phát hành trái phiếu. Theo thông lệ, tại các thị trường chứng khoán phát triển, chỉ các doanh nghiệp được các tổ chức uy tín như Fitch, Standard & Poor's, Moody’s… xếp hạng tín dụng tốt mới tìm được người mua trái phiếu. Trái lại, tại Việt Nam, trái phiếu doanh nghiệp đang nổi lên như một kênh huy động

vốn ưa thích, nhưng chưa có xếp hạng tương tự. Vì vậy tồn tại nhiều rủi ro. Trong các đợt phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải công khai sức khỏe tài chính để người mua đánh giá đúng. doanh nghiệp ngấp nghé bờ vực phá sản vẫn có thể phát hành trái phiếu thành công theo nguyên tắc rủi ro cao đi kèm lợi nhuận lớn.

- Khả năng chuyển đổi của trái phiếu hiện nay còn thấp. Cho nên chỉ có những nhà đầu tư lớn, tập đoàn công ty, các tổ chức tín dụng… mới thực hiện mua trái phiếu, chứ các nhà đầu tư nhỏ lẻ ít quan tâm tới trái phiếu.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w