Thị trường trái phiếu công ty

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM (Trang 29)

1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

1.3 Thị trường trái phiếu công ty

Các doanh nghiệp phát hành bao gồm các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện cổ phần hoá, hay các tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn. Số trái phiếu này được phát hành thông qua kênh đấu giá, bảo lãnh và môi giới. Tuy nhiên, tính thanh khoản của loại trái phiếu này cũng không cao.

Năm 2007 mới chỉ có 10 doanh nghiệp phát hành trái phiếu, gồm có:

PetroVietnam, Tổng công ty cao su, Vinashin, Electric Vietnam Copreration (EVN), Lilama, Vietnam Steel Corperation, Vilexim, Tổng Công ty cổ phần xây dựng điện Việt nam, Tổng công ty Sông Đà và Vinaconex. Tất cả các công ty này đều là những đơn vị đầu ngành hoặc các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Thực tế, nhu cầu của họ là nguồn vốn lớn, dài hạn và ổn định để đáp ứng yêu cầu, mà những nguồn vốn này khó có thể vay được từ một ngân hàng. Thực ra uy tín của các công ty này đủ để đề nghị với ngân hàng bất kì khoản vay nào, tuy nhiên, các ngân hàng cũng có những giới hạn trong việc cho vay như khoản vay tối đa phải dưới 15% tổng vốn chủ sở hữu. Do vậy, thị trường trái phiếu là một kênh cần thiết để huy động lượng vốn lớn, dài hạn.

Hầu hết các trái phiếu được phát hành đều có kỳ hạn dài, ngắn nhất là 2 năm, dài nhất là 10 năm. Trái phiếu EVN hầu hết đều có kỳ hạn 10 năm, đầu tư vào các công trình thuỷ điện, cải tạo mạng lưới điện quốc gia. Trái phiếu Vinaconex và Lilama phát hành thường có kỳ hạn 5 năm. Để khuyến khích các nhà đầu tư, Vinanconex phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền (warrant) là quyền mua cổ phiếu của Nhà máy xi măng Cẩm Phả với mức giá ưu đãi. Trong một thị trường tài chính phát triển, trái phiếu thường có thời hạn từ trên 20 năm cho đến 30 năm. Các ngân hàng thường hạn chế trong việc cho vay các khoản vay dài hạn như thế vì rủi ro cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong điều kiện lạm phát cao, môi trường chính sách không đảm bảo và do tác động khá nhạy cảm của các biến động kinh tế quốc tế đã gây nên tâm lý thiếu tin tưởng của các nhà đầu tư khi đầu tư vào một loại trái phiếu có thời hạn quá dài.

Tất cả các trái phiếu đều trả lãi sau, với phương thức trả lãi hàng năm (coupon), lãi suất cố định. Riêng Tổng công ty Sông Đà và EVN phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi, được điều chỉnh căn cứ vào lãi suất Trái phiếu Chính Phủ hoặc lãi suất trên thị

trường tiền tệ liên ngân hàng. Về cơ bản, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp đều cao hơn lãi suất đấu thấu trái phiếu chính phủ.

Tính đến năm 2008 mới chỉ có 21 doanh nghiệp phát hành trái phiếu gồm có:

Petro VietNam, Tổng công ty cao su, Vinashin, Electric Vietnam Copreration (EVN), Lilama, Vietnam Steel Corperation, Vilexim,… Tất cả các công ty này đều là những đơn vị đầu ngành hoặc các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa. Thực tế nhu cầu vốn của họ là nguồn vốn lớn, dài hạn và ổn định để đáp ứng yêu cầu, mà những nguồn vốn này khó có thể vay được từ một ngân hàng. Thực ra uy tín của các công ty này đủ để đề nghị với ngân hàng bất kỳ khoản vay nào, tuy nhiên các ngân hàng cũng có những giới hạn trong việc cho vay như các khoản vay tối đa phải dưới 15% tổng vốn chủ sở hữu. Do vậy thị trường trái phiếu là một kênh cần thiết để huy động lượng vốn lớn, dài hạn.

Đến năm 2009, thị trường trái phiếu doanh nghiệp khá sôi động với nhiều đợt

phát hành thành công, trong đó chủ yếu là hình thức phát hành trái phiếu với lãi suất thả nổi. Do lo ngại rủi ro biến động lãi suất ở mức cao mà cả nhà phát hành lẫn đầu tư đều tập trung vào loại hình trái phiếu này. Ước tính đã có khoảng 18.000 tỉ đồng giá trị trái phiếu có lãi suất thả nổi được bán ra, chiếm 77% trong tổng giá trị trái phiếu huy động được (hơn 26.000 tỉ đồng). Điển hình là hồi cuối tháng 4/2009, ngân hàng ANZ tại Việt Nam và Công ty tài chính cổ phần Điện lực đã công bố hoàn tất việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp thời hạn 5 năm có tổng trị giá 3.500 tỷ đồng cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty phát triển đô thị Kinh Bắc cũng đã phát hành được 700 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lãi suất 11.5%/năm nhằm phục vụ cho dự án Khu công nghiệp Quế Võ mở rộng và khu đô thị mới Phúc Ninh. Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp lớn nữa đã phát hành trái phiếu thành công khi thị trường chứng khoán có dấu hiệu khởi sắc trong năm 2009 như: Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà, Công ty Tín Nghĩa…Và chỉ tính riêng ba đợt phát hành của Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai và FPT, thì lượng vốn huy động đã lên đến 4.370 tỉ đồng, chiếm hơn 15% tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2009.

Năm 2011 thị trường trái phiếu DN khá ảm đạm khi môi trường kinh tế cả trong

phải hoãn hoặc hủy kế hoạch phát hành trái phiếu như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoãn phát hành 500 triệu USD trái phiếu. Một loạt các DN trên sàn niêm yết như Địa ốc Hoàng Quân (HQC), NHTMCP Sài Gòn (SCB); Khoáng sản Na Rì (KSS) cũng ở trong tình trạng tương tự. Rủi ro tín dụng tăng cao dẫn tới nhiều trái phiếu mặc dù được chào với lãi suất rất cao từ 21-23%/năm vẫn không thể bán được, đặc biệt là trái phiếu bất động sản. Bức tranh thị trường thứ cấp cũng không sáng sủa hơn, thanh khoản rất ít và chỉ tập trung ở một số trái phiếu của doanh nghiệp lớn như EVN, Lilama, BIDV, FPT… Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), năm 2011 ước tính có khoảng 27 đợt phát hành trái phiếu với khối lượng giao dịch khoảng 7.000 tỷ đồng, chỉ bằng 12,5% so với năm 2010.

Năm 2012 có 43 doanh nghiệp đăng ký phát hành trái phiếu công ty với khối

lượng 33 nghìn tỷ đồng, thực tế khối lượng đã phát hành khoảng 17 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2012 các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất lên tới 16%/năm, thậm chí 18%/năm cho kỳ đầu tiên và biên lãi suất 4% - 4,5%/năm cho các kỳ thanh toán tiếp theo nhưng những nhà đầu tư vẫn dè dặt với kênh đầu tư này.

6 tháng đầu năm 2013 tổng lượng trái phiếu công ty phát hành khoảng 15.000 tỷ

đồng, trong khi cả năm 2012 chỉ là 17.000 tỷ đồng. Đặc biệt, trong quý III-2013 có ít nhất 13.000 tỷ đồng trái phiếu công ty được phát hành. Như vậy, với ít nhất 3 đợt chào bán trái phiếu công ty quy mô khoảng 2.000 tỷ đồng/đợt đang được thực hiện, tổng lượng trái phiếu công ty phát hành trong năm 2013 có thể lên tới 34.000 tỷ đồng (gấp đôi năm 2012). Một trong những doanh nghiệp thành công nhất trong việc phát hành trái phiếu công ty là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).

6 tháng đầu năm 2012 thị trường trái phiếu công ty vẫn còn hết sức ảm đạm khi có rất ít doanh nghiệp tổ chức phát hành trái phiếu để huy động vốn. Trong 6 tháng, chỉ có duy nhất thỏa thuận đạt được giữa CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Theo đó, Vietcombank sẽ mua toàn bộ 1.000 tỷ đồng TPDN do CII phát hành. Trên thực tế, thị trường trái phiếu công ty chỉ thật sự sôi động kể từ cuối quý II-2013, khi TP chính phủ không còn hấp dẫn do lợi suất mang lại đã giảm về mức rất thấp. Bên cạnh đó, với bối cảnh thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào trong khi các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán đều khá rủi ro đã thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển hướng nhu cầu sang đầu tư vào trái phiếu công ty với

mức lợi suất cao hơn hẳn, trung bình 12-14%/năm. Cụ thể, cuối tháng 8 vừa qua, Vinacomin đã phát hành thành công 5.000 tỷ đồng TP, gấp 1,7 lần khối lượng dự kiến là 3.000 tỷ đồng khi tập đoàn này bắt đầu thăm dò thị trường. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phát hành thành công TP 10 năm, với kết quả vượt 5% so với mục tiêu 3.000 tỷ đồng ban đầu và vượt gần 60% so với con số 2.000 tỷ đồng khi ngân hàng này thăm dò nhu cầu thị trường hồi quý II-2013. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) thu được 950 tỷ đồng từ TP bằng việc phát hàng 950 TP, mệnh giá 1 tỷ đồng/TP. Số TP được HAG phát hành lần này có kỳ hạn 3 năm và lãi suất kỳ tính lãi đầu tiên 14%/năm

* Một số điểm hạn chế của thị trường trái phiếu công ty:

- Số lượng doanh nghiệp và lượng vốn huy động từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn hạn chế. Các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chủ yếu là các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế.

- Thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn thiếu nhiều yếu tố quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng (quản trị doanh nghiệp, tổ chức định mức tín nhiệm, hệ thống thông tin giao dịch thứ cấp, hệ thống nhà đầu tư…).

- Điều kiện phát hành trái phiếu hiện nay quy định tại Nghị định 90/2011/NĐ-CP quá chặt chẽ như yêu cầu doanh nghiệp phải có lãi. Bởi có những trường hợp doanh nghiệp cần phát hành trái phiếu để cơ cấu lại tài chính, đang bị lỗ cũng có thể phát hành trái phiếu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w