Trái phiếu quốc tế

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM (Trang 32)

1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

1.4 Trái phiếu quốc tế

Năm 2005, lần đầu tiên Việt Nam phát hành thành công 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế. Đây là một đợt phát hành rất thành công và đã được thị trường tài chính quốc tế bình chọn là một sự kiện lớn trên thị trường tài chính quốc tế. Toàn bộ số tiền vay qua trái phiếu quốc tế đã được cho Vinashin vay lại để đầu tư phát triển ngành công nghiệp đóng tàu.

Đợt phát hành trái phiếu ngày 26/01/2010, Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính Phủ thời hạn 10 năm trên thị trường quốc tế với lợi tức 6,95%. Số tiền thu được từ đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế này được tập trung vào các mục tiêu:

+ Hoàn trả vốn ngân sách Nhà Nước

+ Giao Bộ Kế hoạch&Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp (dự kiến cho các Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đầu tư bổ sung các dự án lọc hóa dầu Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện Xê Ca Mản 3, nhà máy thủy điện Hủa Na và mua tàu vận tải biển).

Phát hành trái phiếu quốc tế có thể giúp doanh nghiệp huy động được lượng vốn lớn với kỳ hạn dài để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, nhất là trong bối cảnh lãi suất ngân hàng cao như hiện nay. Đây là những động lực chính khiến nhiều “ông lớn” lên kế hoạch phát hành trái phiếu trong năm nay. Nhiều DN lớn của Nhà nước và tư nhân đều có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế do nhu cầu vốn lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện đang triển khai xây dựng 15 dự án điện, với tổng công suất 10.581 MW. Tổng vốn đầu tư cho 15 dự án là 9 tỷ USD. Ngoài ra, EVN còn có 11 dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, với tổng công suất 7.285 MW và đang thực hiện các thủ tục đầu tư 5 dự án nguồn điện khác, dự kiến khởi công trong giai đoạn 2011 - 2015 gồm 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1&2 (hơn 4.000 MW) và 3 dự án thuỷ điện tích năng (Bắc Ái, Hàm Thuận Bắc, Mộc Châu, tổng công suất 3.600 MW).

Với những dự án lớn như vậy, khó có thể chỉ trông chờ vào vốn nội địa. Để đảm bảo nguồn vốn cho các dự án điện, EVN có kế hoạch phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu trong nước và 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế năm 2011. Bên cạnh đó, kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) dự kiến phát hành từ năm 2009, nhưng gần 2 năm trôi qua, kế hoạch này vẫn chưa được thực hiện. Năm 2011 này, PVN đã có kế hoạch đầu tư khoảng 5-6 tỷ USD cho nhiều dự án của mình và mục tiêu hướng tới là không vay ưu đãi mà sẽ phát hành trái phiếu quốc tế để giải quyết nhu cầu về vốn. Đối với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng vừa trình lên Chính phủ xin phép được tái phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế. Thời điểm phát hành trái phiếu quốc tế thuận lợi nhất là vào khoảng giữa năm 2011 khi các báo cáo quyết toán đã hoàn thiện, nguồn tài chính trên thế giới dồi dào. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dự kiến sẽ làm việc với các cơ quan Nhà nước để

phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế, nhằm tăng vốn cấp 2 khi điều kiện thị trường cho phép.

Không chỉ các tập đoàn Nhà nước cần đến dòng vốn quốc tế, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã tổ chức đại hội cổ đông bất thường nhằm thông qua kế hoạch phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế. Trái phiếu sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore.

Trong năm 2012, có 4 doanh nghiệp Việt Nam xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế. Cụ thể, tập đoàn Masan đã phát hành thành công 100 triệu USD trái phiểu chuyển đổi, kỳ hạn 4 năm, lãi suất 5%/năm (tăng 1% sau mỗi năm). Tập đoàn Vingroup đã phát hành thành công 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 5%/năm. Ngân hàng Vietinbank dự kiến phát hành 500 triệu USD trái phiếu và đã phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu, kỳ hạn 4 năm, lãi suất 8%/năm. Riêng ngân hàng BIDV dự kiến phát hành 500 triệu USD trái phiếu nhưng chưa thành công do tình hình kinh tế trong và ngoài nước không thuận lợi.

Rõ ràng, chủ động trong huy động vốn đầu tư qua kênh phát hành trái phiếu quốc tế thay vì phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư công hoặc dựa vào các khoản vay của Chính phủ sẽ là xu hướng của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã đi theo cách này từ rất lâu. Thậm chí, tại các nước phát triển, chính quyền các thành phố hay Chính phủ có thể chủ động đứng ra bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế cho các doanh nghiệp.Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, trái phiếu quốc tế Việt Nam huy động, có thể thấy, giá vốn chúng ta huy động cao hơn khá nhiều so với các nước có hệ số tín nhiệm cao. Cụ thể: giá vốn huy động cao hơn các nước trong khu vực như Indonesia, Philippin, trong khi kinh tế của họ chưa hẳn tốt hơn Việt Nam, chất lượng tăng trưởng ở mức tương tự… Như vậy, các nhà đầu tư quốc tế sẽ nhìn thấy những yếu tố rủi ro tại Việt Nam lớn hơn. Ngoài ra, một đợt phát hành trái phiếu thành công phụ thuộc vào các yếu tố khách quan (như điều kiện thị trường tại thời điểm phát hành) cũng như các điều kiện chủ quan như: tính hấp dẫn của trái phiếu, sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư quốc tế.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w