Hình thức sở hữu Nhà nước

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 41)

2. Phân loại chứng khoán

3.1.2.3 Hình thức sở hữu Nhà nước

Thực chất mô hình này là Chính phủ hoặc một cơ quan của Chính phủ đứng ra thành lập, quản lý và sở hữu một phần hay toàn bộ vốn của SGDCK. Hình thức sở hữu này có ưu điểm là không chạy theo mục tiêu lợi nhuận, nên bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư. Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết, nhà nước có thể can thiệp kịp thời để giữ cho thị trường được hoạt động ổn định, lành mạnh. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế nhất định là thiếu tính độc lập, cứng nhắc, chi phí lớn và kém hiệu quả.

Trong các mô hình trên, hình thức sở hữu thành viên là phổ biến nhất. Hình thức này cho phép sở giao dịch chứng khoán có quyền tự quản ở mức độ nhất định, nâng cao được tính hiệu quả và sự nhanh nhạy trong vấn đề quản lý so với hình thức sở hữu của Chính phủ. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, việc Chính phủ nắm quyền sở hữu và quản lý Sở giao dịch chứng khoán sẽ cho phép ngăn ngừa sự lộn xộn, không công bằng khi hình thức sở hữu thành viên chưa được bảo vệ bằng hệ thống pháp lý đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ: ở Hàn Quốc, Sở giao dịch chứng khoán được thành lập từ năm 1956 nhưng đến năm 1963 bị đổ vỡ, phải đóng cửa 57 ngày do các thành viên sở hữu Sở giao dịch chứng khoán gây lộn xộn trong thị trường, sau đó Chính phủ phải đứng ra nắm quyền sở hữu Sở giao dịch chứng khoán trong thời gian khá dài từ năm 1963 đến năm 1988 trước khi chuyển sang hình thức sở hữu thành viên, có một phần sở hữu Nhà nước.

3.1.3 Chức năng

Chức năng của SGDCK là phải thiết lập và duy trì thường xuyên một thị trường giao dịch: liên tục, công bằng về giá, công khai.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w