Hệ thống thông tin và chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (VN index)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 91)

3. Vai trò của công ty chứng khoán

6.4 Hệ thống thông tin và chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (VN index)

Ở Việt Nam, thông tin thị trường chứng khoán được quy định trong quyết định 47/2000/QĐ-UBCK ngày 19/6/2001 của Chủ tịch UBCKNN bao gồm các thông tin chủ yếu sau:

- Thông tin về giao dịch chứng khoán. - Thông tin về chỉ số giá chứng khoán. - Thông tin về quản lý thị trường. - Thông tin về tình hình thị trường. - Thông tin về các nhà đầu tư.

- Thông tin về quản lý hoạt động phát hành chứng khoán.

- Thông tin về công tác quản lý các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán. - Thông tin về công tác thanh tra, giám sát hoạt động thị trường chứng khoán và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Thông tin về công tác đào tạo, bồi dỡng nghiệp vụ chứng khoán. - Thông tin về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

- Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động quản lý Nhà nước của các Bộ, ngành liên quan tác động tới hoạt động chứng khoán.

- Thông tin về hoạt động của thị trường chứng khoán ở các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Các thông tin khác liên quan đến thị trường chứng khoán.

Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam Vn-Index là chỉ số phản ánh mức giá trên thị trường chứng khoán trong một ngày cụ thể so với mức giá cả tại thời điểm gốc. Chỉ số được cấu thành bởi 2 yếu tố: loại chứng khoán trọng số và giá của từng chứng khoán cấu thành.

Chỉ số Vn-Index được tính theo phương pháp trọng số giá trị thị trường. Công thức tính Vn-index như sau:

VN.Index = Trong đó:

P1i x Q1i: tổng giá trị thị trường tại thời điểm tính toán. P0i x Q0i: tổng giá trị thị trường tại thời điểm gốc.

P1i: giá cả giao dịch thực tế của cổ phiếu công ty tại thời điểm tính toán i. P0i: giá cả giao dịch thực tế của cổ phiếu công ty tại thời điểm gốc.

Q1i, Q0i: số lượng cổ phần của công ty tại thời điểm tính toán và thời điểm gốc. Trong quá trình tính toán chỉ số, bên cạnh sự biến động về giá cổ phiếu làm thay đổi giá trị chỉ số còn có một số nhân tố khác làm thay đổi cơ cấu số lượng cổ phiếu niêm yết như: thêm, bớt, tách, gộp cổ phiếu. Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến tính không liên tục của chỉ số, nghĩa là chỉ số ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó. Do đó cần phải thêm vào sự điều chỉnh này bằng hệ số chia của công thức trên.

Ví dụ:

Tại phiên thứ nhất, ngày 28-7-2000, ta có kết quả giao dịch tại thời điểm gốc như sau:

(Đơn vị : đồng)

Tên công ty Ký hiệu Giá thực hiện Số lượng cổ phần Giá trị thị trường

Cơ điện lạnh REE 16.000 15.000 240.000.000

Cáp VLXD SAM 17.000 12.000 204.000.000

Cộng 444.000.000

Phiên thứ 2, ngày 31 -7-2000: Giá cổ phiếu REE là 16.300 đồng, giá cổ phiếu SAM là 17.200 đồng. Kết quả giao dịch như sau:

(Đơn vị : đồng)

Tên công ty Ký hiệu Giá thực hiện Số lượng cổ phần Giá trị thị trường

Cơ điện lạnh REE 16.300 15.000 244.500.000

Cáp VLXD SAM 17.200 12.000 206.400.000

Cộng 450.900.000

Phiên thứ 3, ngày 2-8-200, giá cổ phiếu REE là 16.600 đồng, giá cổ phiếu SAM là 17.500 đồng và có thêm cổ phiếu HAP và TMS nhưng 2 cổ phiếu này chưa tham gia vào chỉ số giá vì chưa có giao dịch.

Phiên thứ 4, ngày 4-8-2000, có thêm 2 cổ phiếu nữa là HAP và TMS tham gia giao dịch .

(Đơn vị: đồng)

Tên công ty Ký hiệu Giá thực hiện Số lượng cổ phần Giá trị thị trường

Cơ điện lạnh REE 16.900 15.000 253.500.000

Cáp VLXD SAM 17.800 12.000 213.600.000

HAP 16.000 1.008 16.128.000

TMS 14.000 2.200 30.800.000

Cộng 514.028.000

Như vậy, phiên giao dịch ngày 04/08/2000, VNindex đã tăng 1.82 điểm (105,5 – 103,38 ) hay so với phiên trước.

Tóm tắt chương

Hệ thống thông tin trên thị trường chứng khoán là hệ thống chỉ tiêu, tư liệu liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán, phản ánh tình hình thị trường chứng khoán, nền kinh tế, chính trị tại những thời điểm hoặc thời kỳ khác nhau của từng quốc gia, từng ngành, nhóm ngành theo phạm vi bao quát của từng loại thông tin.

Phổ biến thông tin thị trường: Là một hoạt động phân phối dữ liệu thông tin nguồn và tái sản xuất thông tin thị trường cho những người cần thông tin.

Các nguồn thông tin trên thị trường chứng khoán: - Thông tin từ tổ chức niêm yết:

+ Yêu cầu:

• Tính chính xác của thông tin.

• Tính cập nhật, mau lẹ của thông tin. • Tiếp cận thông tin dễ dàng.

• Tính công bằng của thông tin.

+ Nội dung công khai thông tin về công ty • Bản cáo bạch.

• Thông tin định kỳ. • Thông tin tức thời. • Thông tin theo yêu cầu.

- Thông tin từ SGDCK:

+ Thông tin từ nhà quản lý thị trường. + Thông tin về tình hình thị trường. + Thông tin về diễn biến thị trường.

+ Thông tin về tình hình của các tổ chức niêm yết.

+ Thông tin về các nhà đầu tư: giao dịch lô lớn, giao dịch thâu tóm công ty, giao dịch đấu thầu mua cổ phiếu.

+ Thông tin hoạt động của công ty chứng khoán thành viên. - Thông tin từ các tổ chức kinh doanh chứng khoán

- Một số thông tin do Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thông báo: mã CK, số lượng chứng khoán niêm yết, cổ tức, EPS, P/E, …

Chỉ số giá chứng khoán

- Chỉ số giá cổ phiếu: là thông tin thể hiện giá chứng khoán bình quân hiện tại so với giá bình quân thời kỳ gốc đã chọn.

+ Chỉ số giá bình quân giản đơn :

Trong đó: I: chỉ số giá bình quân giản đơn.

: giá thời kỳ của các hóa đơn tham gia báo cáo. : giá thời kỳ gốc chọn trước.

+ Chỉ số giá bình quân gia quyền :

Trong đó: I: chỉ số giá bình quân gia quyền. : giá thời kỳ báo cáo.

: giá thời kỳ gốc.

qt: khối lượng (quyền số), có thể th eo thời kỳ gốc hoặc thời kỳ báo cáo, cũng có thể là cơ cấu của khối lượng.

+ Chỉ số giá bình quân Laspeyres

Trong đó: I: chỉ số giá bình quân Laspeyres. : giá thời kỳ báo cáo.

: giá thời kỳ gốc.

lượng thời kỳ gốc. + Chỉ số giá bình quân Paascher

Trong đó: I: chỉ số giá bình quân Paascher. : giá thời kỳ báo cáo.

: giá thời kỳ gốc.

q: khối lượng (quyền số) thời kỳ tính hoặc cơ cấu của khối lượng thời kỳ báo cáo.

+ Chỉ số giá bình quân Fisher: Trong đó:

: chỉ số bình quân Fisher. : chỉ số giá bình quân Paascher. : chỉ số giá bình quân Laspeyres

- Chỉ số giá trái phiếu: là chỉ số so sánh mức giá trái phiếu tại thời điểm so sánh với mức giá tại thời điểm gốc đã chọn.

Hệ thống thông tin và chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (VNindex)

- Công thức tính Vn-index như sau: Trong đó:

P1i x Q1i: tổng giá trị thị trường tại thời điểm tính toán.

P0i x Q0i: tổng giá trị thị trường tại thời điểm gốc.

P1i: giá cả giao dịch thực tế của cổ phiếu công ty tại thời điểm tính toán i.

P0i: giá cả giao dịch thực tế của cổ phiếu công ty tại thời điểm gốc.

Q1i, Q0i: số lượng cổ phần của công ty tại thời điểm tính toán và thời điểm gốc.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày các nguồn thông tin trên thị trường chứng khoán? Theo anh (chị), nguồn thông tin nào là quan trọng nhất?

2. Trình bày các phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán. Cách tính chỉ số giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay?

3. Phân tích vai trò của thông tin đối với các nhà đầu tư trong kinh doanh chứng khoán.

CHƯƠNG 7 ĐĂNG KÝ, LƯU KÝ, BÙ TRỪ & THANH TOÁN CÁC GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Hệ thống đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán cung cấp dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán trên các thị trường chứng khoán (TTCK) bao gồm cả các thị trường chính thức và thị trường phi tập trung.

Khi khái niệm thị trường chứng khoán bắt đầu hình thành tại các nước phát triển hàng trăm năm về trước, các giao dịch ban đầu là các giao dịch tự phát, chủ yếu là trực tiếp giữa một bên mua với một bên bán, tính an toàn trong giao dịch thấp, luôn tiềm ẩn nguy cơ không thực hiện nghĩa vụ giao dịch của hoặc bên mua, hoặc bên bán, đặc biệt là khi giá cả thị trường có nhiều biến động.

Ở một trình độ phát triển hơn, thị trường tồn tại các giao dịch chứng khoán tại các sở giao dịch chứng khoán (thị trường tập trung), thị trường giao dịch điện tử (thị trường phi tập trung), thị trường các công cụ phái sinh… đều là hình thức giao dịch có tổ chức giữa nhiều bên mua bán với nhau. Để luôn đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cũng như sự an toàn cho tất cả các bên tham gia mua bán, giảm thiểu chi phí giao dịch, hình thức giao dịch có tổ chức, đòi hỏi việc thanh toán tiền và chuyển giao chứng khoán cũng phải được thực hiện một cách có tổ chức. Khi giao dịch chứng khoán đã được xác nhận thực hiện, việc chuyển giao chứng khoán và thanh toán tiền sẽ được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản trên các tài khoản chứng khoán và tiền thông qua các bút toán ghi sổ, thay vì chuyển giao vật chất trực tiếp như trong hình thức giao dịch tự phát.

Hệ thống đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán ra đời đóng vai trò lưu giữ tập trung và bất động hóa chứng khoán niêm yết hay đăng ký giao dịch trên TTCK tại một nơi. Các dịch vụ của hệ thống bao gồm đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán được triển khai để hỗ trợ cho việc thực hiện và hoàn tất các giao dịch chứng khoán trên các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức. Hệ thống được phát triển và hoàn thiện với sự tham gia của các tổ chức cung ứng các dịch vụ đó và hệ thống văn bản pháp quy để quản lý các tổ chức cung ứng dịch vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán.

Các tổ chức cung ứng dịch vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán thường là các ngân hàng lưu ký (ngân hàng thương mại được phép hoạt động lưu ký chứng khoán), các công ty chứng khoán, được gọi chung là các tổ chức lưu ký. Các tổ chức thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán là các ngân hàng thanh toán. Hoạt động của thị trường giao dịch có tổ chức cần một nơi để lưu giữ và quản lý tập trung các chứng khoán, đồng thời sự hình thành nhiều tổ chức lưu ký cũng đòi hỏi phải có một tổ chức đóng vai trò là tổ chức lưu ký trung tâm, làm trung gian kết nối các tổ chức lưu ký này với nhau, tạo cơ sở cho việc thực hiện thanh toán bằng hình thức ghi sổ. Những đòi hỏi đó đã dẫn đến sự hình thành của TTLKCK, các tổ chức lưu ký còn lại trở thành thành viên của trung tâm lưu ký, hay còn gọi là các thành viên lưu ký. Đối với các ngân hàng thanh toán cũng vậy, cần phải có một ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng thanh toán trung tâm, thực hiện thanh toán tiền cho tất cả các giao dịch chứng khoán, thường là Ngân hàng Trung ương hay Ngân hàng chỉ định thanh toán.

Hệ thống cở sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin của trung tâm lưu ký, của các thành viên lưu ký và của các ngân hàng thanh toán, NHTW cùng với hệ thống pháp lý về

lưu ký được gọi chung là hệ thống đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán, hay còn gọi tắt là hệ thống lưu ký chứng khoán. Hệ thống lưu ký chứng khoán đảm bảo việc đăng ký, lưu ký chứng khoán được hoàn tất trước khi chứng khoán được đưa vào giao dịch và sau khi giao dịch kết thúc các bên tham gia giao dịch sẽ lần lượt nhận được tiền và chứng khoán thông qua việc bù trừ và thanh toán chứng khoán và tiền do hệ thống thực hiện. Như vậy, cùng với sự hình thành của TTCK có tổ chức, hệ thống lưu ký chứng khoán đã trở thành một thành tố không thể thiếu, cấu thành nên hạ tầng của TTCK.

Dưới đây là các dịch vụ do hệ thống đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán thực hiện:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w