0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phân tích nhân tố EFA lần 2

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC CẤP THÀNH PHỐ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 51 -51 )

Phân tích nhân tố vẫn rất phù hợp với hệ số KMO là 0,886 > 0.5). Kết quả phân tích nhân tố rút được 5 nhân tố tại lức Eigenvalue là 1,063, nhưng phương sai trích được cao hơn so với lần 1 là 63,102%. Sau khi phân tích nhân tố lần 2, kiểm tra lại bảng Rotated Component Matrix, ta thấy biến C12 (Biết sử dụng máy vi tính) và C13 (Tham gia tất cả các giờ học trên lớp) có hệ số factor loading là 0,495 và 0,492 thấp hơn 0,5. Vì vậy, ta tiếp tục loại bỏ

giờ học trên lớp có hệ số 0,492 và bị loại bỏ. Điều này chứng tỏ yếu tố này cũng không tác động đến mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi HSG Tin học của HS. Phải chăng, đối với tất cả các em HS tham gia thi HSG Tin học cấp thành phố đều tham gia đầy đủ các giờ học tin trên lớp. Do đó, sự tác động đến mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi là như nhau. Vì vậy, ta không thấy sự mức độ tác động đến từng mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi của HS. Đây có thể là yếu tố (câu hỏi) dư thừa, chưa có tác dụng trong việc khảo sát để đánh giá sự tác động. Vì thế, đề tài loại bỏ yếu tố này và không tiếp tục đưa vào mô hình để phân tích.

Sau khi loại bỏ biến C13 thì biến C12 lại được giữ lại để tiếp tục đưa vào mô hình nghiên cứu để phân tích (hệ số factor loading = 0,599). Điều này chứng tỏ dữ liệu khảo sát thể hiện rất sát thực với đối tượng khảo sát. Đối với HS tiểu học, việc chuyển từ trường mầm non sang tiểu học, các em có sự thay đổi lớn trong tâm lý học đường. Ở bậc mầm non các em chơi nhiều hơn học, khi vào tiểu học thì ngược lại, học nhiều hơn chơi. Và cách học cũng khác xa so với mầm non, nhất là khi học môn Tin học, lần đầu được tiếp xúc MVT nên được khám phá nhiều thứ, cho nên mục tiêu đầu tiên đặt ra với các em là học Tin học để biết sử dụng MVT là yếu tố có thể tác động có thể là chưa cao đến mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi nên vẫn được giữ lại.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC CẤP THÀNH PHỐ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 51 -51 )

×