Gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Những chủ đề nghiên cứu về gia đình luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới. Trong thực tiễn, khái niệm về gia đình vẫn chưa được xác định một cách thống nhất và rõ ràng.
Tuỳ thuộc vào quan điểm và các phương pháp tiếp cận, người ta có thể đưa ra những khái niệm khác nhau về gia đình. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đồng thuận một cách hiểu chung nhất: "Gia đình là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mỗi thành
Gia đình Nhà trường
Người học
viên, nhất là trẻ em". (Lê Thị Thu, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, Tuyên bố của Liên hợp quốc về tiến bộ xã hội trong phát triển).
Ở Việt Nam, một định nghĩa về gia đình được nhiều nhà xã hội học thừa nhận: "Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm)". (Nghiên cứu xã hội học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1996, trang 190).
Khái niệm về gia đình mang tính pháp lý ở Việt Nam được ghi trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 8. Giải thích từ ngữ ): "Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui định của Luật này"
Gia đình được lịch sử sắp đặt ở vào vị trí trung tâm của mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng xã hội. Trước khi trở thành con người của xã hội thì con người cá nhân trước hết phải là sản phẩm của gia đình, được gia đình tác thành và nuôi dưỡng. Để trở thành con người hoàn chỉnh, cá nhân phải trải qua quá trình giáo dục, rèn luyện của gia đình và xã hội, trong đó môi trường giáo dục đầu tiên, quan trọng nhất và kéo dài suốt cả cuộc đời, đó là "giáo dục gia đình". Nói như vậy có nghĩa là cá nhân chỉ trở thành con người xã hội thực sự khi bước qua ngưỡng cửa gia đình. Trong cái xã hội nhỏ bé và ấm cúng của cuộc sống gia đình, con người được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục ngay từ thuở mới lọt lòng để đến khi trưởng thành, con người cá nhân được chuẩn bị những hành trang cần thiết cho cuộc sống tự lập.
Gia đình là một thiết chế hạ tầng của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức cuộc sống của con người.
Con người sống gắn bó với gia đình, vì thế phẩm chất và giá trị của mỗi thành viên phụ thuộc rất nhiều vào cuộc sống gia đình, đặc biệt là phụ thuộc vào "giáo dục gia đình".
Giáo dục gia đình cần được hiểu theo nghĩa rộng, đó là việc truyền thụ (truyền dạy và tiếp thụ), chuyển giao giữa các thế hệ về kiến thức cuộc sống, những kinh nghiệm sản xuất, những giá trị văn hoá truyền thống được đúc kết, trải nghiệm trở thành những di sản quí báu của gia đình, cộng đồng, dân tộc.
Thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình là điều kiện tiên quyết trong việc hình thành nhân cách cho các thế hệ tiếp nối. Có thể gọi đây là quá trình xã hội hoá cá nhân để con người gia đình trở thành con người của xã hội.
Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người. Những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác động qua lại đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ. Trong gia đình, các em nhận được những kinh nghiệm và kỹ năng sống đầu tiên. Vì vậy, các yếu tố thuộc về gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập nói chung của HS là: gia đình tạo điều kiện mua nhiều sách tham khảo Tin học cho các em nghiên cứu, trực tiếp hướng dẫn các em học môn Tin học tại nhà, dành thời gian đưa các em tham gia các lớp bồi dưỡng Tin học ở trường...