Thời gian dành cho môn tin học

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến kết quả thi học sinh giỏi môn Tin học cấp thành phố của học sinh tiểu học (Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Nẵng (Trang 32)

Thời gian là một đại lượng biến thiên và là thành phần của một hệ thống đo lường được dùng để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, để so sánh độ dài của các sự kiện, và khoảng cách giữa chúng, để lượng hóa chuyển động của các đối tượng. Thời gian từng là một chủ đề quan trọng của tôn

giáo, triết học, và khoa học, nhưng định nghĩa thời gian theo một phương cách không gây tranh cãi và áp dụng được cho tất cả các ngành nghiên cứu là một công việc mà các học giả lớn vẫn chưa thực hiện được.

Theo tác giả Nguyễn Thanh Hương (2005) cho rằng: chính chúng ta là người quyết định sử dụng thời gian trong ngày như thế nào? Vì vậy, mỗi người cần có một thời gian biểu ghi rõ những việc phải làm hàng ngày. Chúng ta phải tự tạo ra các khoảng thời gian cho học tập, biết việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau. Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước. Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học, xem qua các tài liệu hoặc thực hành lại bài tập ngay sau giờ học. Nếu trong 24 tiếng mà không xem qua thì ta dễ quên bài nhất. Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng như bài viết phải nộp, các kì thi trước mắt và lâu dài.

Khi tham gia kỳ thi Tin học cấp thành phố, để có kết quả thi như mong muốn, các em cần biết cách sử dụng thời gian cho môn Tin học ngoài các môn học cơ bản ở trường cho hợp lý. Đối với môn Tin học cần tham gia đầy đủ các giờ học ở trường, sau khi học lý thuyết thì cần phải dành thời gian để thực hành ngay các bài tập và về nhà thì dành thời gian rảnh rỗi thực hành lại các bài tập đã học cũng như đọc thêm sách tham khảo và cuối tuần nếu nhà trường có tổ chức bồi dưỡng Tin học thì cần tham gia để nâng cao kiến thức tham dự kỳ thi tốt hơn.

Giả thuyết H4: có mối tương quan thuận giữa thời gian dành cho môn Tin học với mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi HSG Tin học của HS tiểu học.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến kết quả thi học sinh giỏi môn Tin học cấp thành phố của học sinh tiểu học (Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Nẵng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)