Cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh bộ máy hoạt động của các cơ quan quản lý góp phần quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Hoàn thiện cơ chế xuất nhập khẩu.
- Nâng cao chính sách đối ngoại
Trong thời gian tới, Chính phủ cần phải kiên trì đàm phán để tăng hạn ngạch giúp doanh nghiệp dệt may tiếp cận thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài.
- Biện pháp hỗ trợ đầu tư.
Nhà nước cần đầu tư một số khu công nghiệp liên hoàn về ngành dệt may để hỗ trợ cho nhau và đạt hiệu quả kinh tế tối ưu, bao gồm: nhà máy kéo sợi, nhà máy dệt nhuộm, nhà máy sản xuất phụ liệu...
- Các biện pháp thúc đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh
Để thúc đẩy mạnh canh tranh lành mạnh, ngành dệt may cần tăng cường khả năng phối hợp đầy đủ và đồng bộ giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Dệt may Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cùng phát triển và đổi mới các quy chế để hấp dẫn đẩu tư nước ngoài, tạo nên môi trường cạnh tranh phong phú và đa dạng. Nhờ đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất, quản lý, cũng như thực hiện chuyển giao công nghệ với đối tác nước ngoài.
KẾT LUẬN
Ngành dệt may luôn là một trong những ngành xuất khẩu trọng tâm được Nhà nước chú trọng quan tâm hàng đầu bởi ngoài việc thu được nguồn ngoại tệ về cho đất nước, đây còn là ngành tạo ra một lượng việc làm lớn cho đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Nhà nước và nỗ lực của chính mình, các doanh nghiệp dệt may nói chung và công ty cổ phần May Bắc Giang nói riêng đang dần dần phát triển, tiến ra thị trường thế giới. Các sản phẩm may mặc gia công xuất khẩu của công ty đang ngày càng được khách hàng ưa chuộng bởi chất lượng cao, đồng đều.
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ tại công ty cổ phần may Bắc Giang” đã trình bày một số nội dung về quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu, phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu vào thị trường Mỹ tại công ty cổ phần May Bắc Giang, từ đó đề ra các giải pháp có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty, nâng cao chất lượng các sản phẩm may mặc gia công. Tuy gia công hàng may mặc không phải là chiến lược phát triển lâu dài của công ty nhưng bằng phương pháp này, công ty có thể từng bước xâm nhập thị trường nước ngoài, tạo tiền đề cho xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Mỹ và vươn xa ra thị trường quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Doãn Kế Bôn – 2010 – Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế - Nhà xuất bản chính trị - hành chính.
2. Tô Xuân Dân, Đỗ Thu Hương, Đỗ Đức Bình, Mai Thế Cường, Bùi Huy Nhượng – 1998 – Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế - Nhà xuất bản Thống Kê.
3. TS. Đào Thị Bích Ngà, PGS. TS Doãn Kế Bôn, PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, TS Nguyễn Thị Mão – 2006 – Kỹ thuật thương mại quốc tế - Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Nguyễn Thị Nguyên (2011), Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU tại công ty cổ phần may Bắc Giang, luận văn tốt nghiệp, khoa Thương Mại Quốc Tế, đại học Thương Mại.
5. Hà Minh Phương (2009), giải pháp đẩy mạnh hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường Mỹ của công ty may Bắc Giang, Luận văn tốt nghiệp, khoa Kinh Tế Quốc Tế, Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
6. Trần Phương Thúy (2008), Hoàn thiện quy trình gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường mỹ tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, luận văn tốt nghiệp, khoa Thương Mại Quốc Tế, đại học Thương Mại.
7. PGS.TS Vũ Hữu Tửu – 2007 – Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Nhà xuất bản giáo dục
8. http://bagarco.vn - website công ty cổ phần may Bắc Giang 9. http://www.mofa.gov.vn – website Bộ Ngoại Thương Việt Nam 10. ``http://www.tinkinhte.com – website tin tức kinh tế toàn cầu
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...