Định hướng phát triển ngành dệt may trong các năm tới

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ tại công ty cổ phần may Bắc Giang (Trang 38)

Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị Triển khai chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải

nhận định: “Đến năm 2015 và 2020, ngành công nghiệp dệt may vẫn tiếp tục là ngành công nghiệp trọng yếu trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam.”

Năm 2012 ngành dệt may Việt Nam đã về đích thành công với 17,2 tỷ USD kim ngạch (chưa kể 65 triệu USD kim ngạch xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày) đạt mức tăng trưởng 8,5% so với năm 2011, đây là lần thứ 4 liên tiếp ngành dệt may đứng đầu trong nhóm ngành hàng xuất khẩu của cả nước. Mặc dù năm 2012 là năm có nhiều biến động bất lợi nhưng về cơ bản xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang các thị trường vẫn tăng trưởng ổn định. Năm 2013 sẽ tiếp tục là năm khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam bởi tình hình thị trường chung vẫn còn bất ổn, dự kiến tổng tiêu dùng hàng dệt may của toàn thế giới sẽ ở mức 713 tỷ USD tăng 2,32 so với năm 2012. Trong đó, Mỹ được dự báo sẽ nhập khẩu khoảng 103 tỷ USD, tăng 3,01%; EU tiếp tục suy giảm nhưng chỉ ở mức khoảng 2,6% đạt 234 tỷ USD; Nhật Bản nhập khẩu 49 tỷ USD, tăng trưởng 10%; Hàn Quốc duy trì ở mức 10,5 tỷ USD và các thị trường khác tăng khoảng 5% đạt ngưỡng 315 tỷ USD… Về cơ bản tổng quan về thị trường của ngành dệt may năm 2013 sẽ không tăng mạnh.

Trong những năm tới ngành dệt mayViệt Nam đạt ra cho mình nhiều mục tiêu phát triển mới.

Trên cơ sở tất cả những dự báo trên dự kiến năm 2013 ngành dệt may phấn đấu đạt 18,8 - 19,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu (không tính xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày) đạt tốc độ tăng trưởng từ 10,4-12%. Trong đó, sẽ xuất khẩu sang thị trường Mỹ là 8,5 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2012; EU 2,4 tỷ USD; Nhật Bản 2,4 USD, tăng 18%; Hàn Quốc 1,5 tỷ USD, tăng 15%. Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục phát huy những nỗ lực vượt khó nhằm đạt kết quả tốt nhất cho năm 2013.

Bảng 4.1:Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành Dệt May

Việt Nam đến năm 2015, định hướng 2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính Mục tiêu toàn ngành

2015 2020

Doanh thu Triệu USD 22.500 31.000

Xuất khẩu Triệu USD 18.000 25.000

Xơ, sợi tổng hợp Nghìn tấn 210 300

Sợi các loại Nghìn tấn 500 650

Vải Triệu m2 1.500 2.000

Sản phẩm may Triệu sản phẩm 2.850 4.000

( Trích quyết định số: 36/2008 QĐ – TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 )

Liên tục trong những năm gần đây, dù phải chịu nhiều ảnh hưởng do suy giảm kinh tế toàn cầu, nhưng ngành dệt may nước ta vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu rất ấn tượng. Năm 2012, mặc dù được dự báo nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng ngành dệt may khẳng định sẽ vượt khó để tiếp tục duy trì vị trí quán quân trong xuất khẩu, đã về đích thành công với 17,2 tỷ USD kim ngạch đạt mức tăng trưởng 8,5% so với năm 2011, đây là lần thứ 4 liên tiếp ngành dệt may đứng đầu trong nhóm ngành hàng xuất khẩu của cả nước. Mặc dù năm 2012 là năm có nhiều biến động bất lợi nhưng về cơ bản xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang các thị trường vẫn tăng trưởng ổn định. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 7,5 tỷ USD, tăng gần 9,2% so với cùng kỳ; Nhật Bản đạt 2 tỷ USD, tăng 19,3%; Hàn Quốc đạt 1,3 tỷ USD tăng 9%; Các thị trường khác như Liên Xô cũ, Châu Phi, Trung Đông… đạt 3,7 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ. Duy chỉ có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU giảm từ 2,8 tỷ USD năm 2011 xuống 2,4 tỷ USD năm 2012.

Thị trường nội địa của ngành trong năm vừa qua không đạt được mức tăng trưởng như những năm trước do sức tiêu dùng thấp. Tuy nhiên, năm 2012 cũng ghi dấu sự cố gắng của các doanh nghiệp trong việc mở rộng hệ thống phân phối nội địa, tăng khả năng thiết kế, “độ phủ”của thương hiệu…

Đánh giá về kết quả đạt được của ngành trong năm vừa qua: Năm 2012 là năm đầy thách thức với ngành dệt may Việt Nam khi mà tổng cầu sản phẩm dệt may của thế giới giảm 1%, từ 704 tỷ USD năm 2011 xuống còn 696,9 tỷ USD năm 2012. Bản thân các thị trường lớn của ngành dệt may Việt Nam cũng không “nở” ra mà thậm chí còn giảm đi như: Mỹ giảm 0,5%, EU giảm 9%, Hàn Quốc giảm 7%, chỉ có thị trường Nhật Bản là tăng 8%. Tuy nhiên, với những kết quả đạt được ngành dệt may đã chứng tỏ được sự vững vàng về thị phần ở những thị trường truyền thống và sức bật tương đối mạnh ở những thị trường mới. Điều đó cũng chứng tỏ uy tín của ngành dệt may Việt Nam trên bản đồ dệt may thế giới được nâng lên một bậc. Năm

2013 sẽ tiếp tục là năm khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam bởi tình hình thị trường chung vẫn còn bất ổn, dự kiến tổng tiêu dùng hàng dệt may của toàn thế giới sẽ ở mức 713 tỷ USD tăng 2,32 so với năm 2012. Trong đó, Mỹ được dự báo sẽ nhập khẩu khoảng 103 tỷ USD, tăng 3,01%; EU tiếp tục suy giảm nhưng chỉ ở mức khoảng 2,6% đạt 234 tỷ USD; Nhật Bảnnhập khẩu49 tỷ USD, tăng trưởng 10%; Hàn Quốc duy trì ở mức 10,5 tỷ USD và các thị trường khác tăng khoảng 5% đạt ngưỡng 315 tỷ USD… Về cơ bản tổng quan về thị trường của ngành dệt may năm 2013 sẽ không tăng mạnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ tại công ty cổ phần may Bắc Giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w