LONG THÀNH 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần cơ điện Long Thành (Trang 39)

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 3.1.1. Những kết quả đã đạt được

Thông qua sự phân tích thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ điện Long Thành có thể nhận thấy quản trị vốn lưu động ở công ty có một số thành công sau:

Về tình hình sử dụng vốn lưu động chung

Các báo cáo về tình hình vốn lưu động được gửi lên ban giám đốc công ty hàng tháng, quý, năm điều này giúp công ty nắm được tình hình tăng giảm vốn lưu động trong kỳ, tình hình khả năng thanh toán, làm cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, xác định các biện pháp để điều chỉnh xử lý vấn đề phát sinh. Hàng năm, công ty đã đề ra được kế hoạch về vốn lưu động trong kỳ và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để huy động vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của công ty. Vốn lưu động của công ty được chia thành 4 bộ phận chính đó là tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, vốn lưu động khác. Cơ cấu của 4 khoản mục này được lên kế hoạch theo từng năm dựa trên tình hình sản xuất thực tế sao cho đạt hiệu quả cao cho từng bộ phận nhưng vẫn đảm bảo đạt mục tiêu chung.

Dựa trên thực trạng phân tích trên, vốn lưu động giảm dần qua các năm, cơ cấu vốn lưu động thay đổi, khoản mục các khoản phải thu không phải là khoản mục chiếm phần lớn trong vốn lưu động nữa mà nó đã giảm dần, trở về mức cân bằng hợp lý so với các khoản mục khác. Điều này được đánh giá là tốt, phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty.

Về khả năng thanh toán

Công ty cổ phần cơ điện Long Thành là một doanh nghiệp nhỏ, vốn điều lệ ít, do đó mục tiêu của những nhà quản lý doanh nghiệp là hướng tới tăng vốn hoạt động nhờ khoản tiền vay ngân hàng. Đề làm được điều đó, sổ sách kế toán phải

chứng minh được là “đẹp”, trong đó khả năng thanh toán hiện hành phải đảm bảo. Điều đó có nghĩa vốn lưu động phải cao và nợ phải trả thấp. Mặc dù điều này là trái với lý thuyết quản lý vốn lưu động nhưng bù lại công ty có lợi nhiều hơn từ khoản vốn vay để tiếp tục kinh doanh.

Về quản lý hàng tồn kho

Trong suốt thời gian hoạt động, công ty cổ phần cơ điện Long Thành đã khá thành công trong việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, khiến họ rất hài lòng. Đó là nhờ khâu quản lý sản xuất cũng như áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại để tạo nên sản phẩm đảm bảo chất lượng. Chính sự quản lý tốt này đã tạo nên lượng khách hàng lớn, và tạo nên mối quan hệ khăng khít, tốt đẹp với khách hàng.

Hàng tồn kho nhất là nguyên vật liệu luôn ở mức cao để có thể đáp ứng những đơn đặt hàng gấp rút nhất, đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Vì hàng tồn kho chủ yếu của công ty là những kim loại như sắt, đồng, nhồm... và một số máy móc có vỏ bọc bằng kim loại nên rất dễ bị hỏng hóc do quá trình ôxy hóa, vì thế mà công ty đã áp dụng nhiều biện pháp trong quản lý kho hàng để giảm bớt mức độ thiệt hại.

Về quản lý các khoản phải thu

Các khoản phải thu phần lớn là phải thu từ khách hàng. Khoản phải thu phản ánh số vốn bị doanh nghiệp khác chiếm dụng. Theo kết quả phân tích thực trạng, các khoản phải thu giảm đáng kể qua từng năm, chứng tỏ công tác thu hồi công nợ đã tỏ ra hiệu quả hơn, vốn được giải phóng tiếp tục tham gia vào sản xuất kinh doanh.

Ngoài sự thể hiện bằng tiền, công tác quản lý các khoản phải thu cũng đã đạt hiệu quả trong duy trì mối quan hệ khách hàng. Công tác thu hồi công nợ khá khéo léo, nhẹ nhàng, giải quyết những tranh chấp hợp lý. Tình hình thu hồi công nợ được thống kê và báo cáo kịp thời với ban giám đốc và những người có liên quan.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần cơ điện Long Thành (Trang 39)