Dựa vào sự phân tích cơ cấu vốn lưu động trên, để xem xét mức tăng giảm cơ cấu của các khoản mục trong vốn lưu động có hợp lý với tình hình thanh toán trong doanh nghiệp không, thì cần phải đánh giá các chỉ số sau:
Các chỉ số về khả năng thanh toán:
Hệ số khả năng thanh toán chung
Năm 2011 : HC = = = 1.747 Năm 2012 : HC = = = 1.377
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Năm 2011: H = = = 1.626 Năm 2012: H = = = 1.304
Trong 2 năm 2011 và 2012 hệ số khả năng thanh toán chung và hệ số khả năng thanh toán hiện hành đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ công ty có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn trong năm.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Năm 2011: HN = = = 0.312 Năm 2012: HN = = = 0.367
Mặc dù công ty có đủ khả năng thanh toán hiện hành nhưng khi xét đến khả năng thanh toán nhanh thì công ty không thể đáp ứng, điều này thể hiện qua tính toán hệ số khả năng thanh toán nhanh trong 2 năm đều nhỏ hơn 1. Giữa 2 hệ số này có sự chênh lệch khá lớn. Nguyên nhân của sự chênh lệch này nằm ở lượng vốn bị giam trong hàng tồn kho và vốn bị chiếm dụng ở các khoản phải thu rất lớn.
Kết quả phỏng vấn ông Nguyễn Văn Phương – giám đốc công ty. Theo ông Phương, “vốn lưu động cao là do định hướng của công ty, vốn lưu động cao và nợ phải trả thấp sẽ làm tăng khả năng thanh toán, đây là một
trong các chỉ số mà ngân hàng đánh giá tài chính doanh nghiệp và làm căn cứ cho vay vốn sản xuất”
Với một công ty nhỏ, nhu cầu vốn là rất cần thiết cho kinh doanh, vì mục đích tăng vốn mà công ty sẵn sàng chấp nhận vốn lưu động ở mức cao. Để làm được điều đó, công ty cần tìm cách nâng cao giá trị hàng tồn kho và giá trị các khoản phải thu, giảm các khoản phải trả. Điều này trái ngược với lý thuyết về quản lý vốn lưu động hợp lý hiệu quả. Nếu kinh tế đang phát triển, lượng tiền mặt nhiều, đây sẽ là cơ hội để công ty tiếp cận nguồn vốn mới; ngược lại, nền kinh tế suy kém, vấn đề về tính thanh khoản sẽ trở nên khó giải quyết, và trở thành bài toán nan giải.