Phân tích các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần cơ điện Long Thành (Trang 35)

Biểu 2.8: Phân tích hiệu quả quản lý các khoản phải thu

ĐVT. Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 So sánh

CLT Đ CLTg Đ(%)

Phải thu bình quân 1 262 474 2 048 645 -786171 -38.37 Hệ số vòng quay các khoản phải thu 1.47 0.89 0.57998 65.31

Kỳ thu tiền bình quân 245 405 -160 -39.51

Phải thu bình quân trong 2 năm đều ở mức rất cao, nhất là năm 2011 số tiền phải thu lớn hơn nhiều so với doanh thu trong năm. Năm 2011, vòng quay các khoản phải thu chỉ đạt mức 0.89 vòng, kỳ thu tiền bình quân lên tới 405 ngày. Năm 2012, phải thu bình quân giảm 786 171 nghìn đồng làm cho hệ số vòng quay tăng 65.31% tức 1.47 vòng; do đó kỳ thu tiền bình quân giảm còn 245 ngày. So với lượng vốn điều lệ của công ty là 2 800 000 nghìn đồng thì lượng phải thu bình quân là quá lớn.

Như vậy, quản lý các khoản phải thu là không tốt, do giá trị các khoản phải thu quá lớn, chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn quá nhiều. Việc chiếm dụng vốn này thoạt nhìn không mấy quan trọng, vì theo logic thông thường, khách hàng nợ rồi khách hàng cũng sẽ phải trả cho doanh nghiệp, không trả lúc này thì trả lúc khác, cuối cùng thì tiền vẫn thuộc về doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu khách hàng chiếm dụng ngày càng cao, trong khi đó do yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần tăng lượng hàng sản xuất, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng mua nguyên vật liệu, kéo theo yêu cầu phải có lượng tiền nhiều hơn, trong khi thời điểm đó lượng tiền của doanh nghiệp không đủ và đáng ra nếu khách hàng thanh toán những khoản nợ với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có đủ số tiền cần thiết để mua đủ số lượng nguyên vật liệu theo yêu cầu. Do đó, trong trường hợp này, doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng để bổ sung vào lượng tiền hiện có hoặc chỉ sản xuất với số lượng tương ứng với số lượng nguyên vật liệu được mua vào từ số tiền hiện có của doanh nghiệp, điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tình hình thu hồi công nợ thực tế tại Công ty CP cơ điện Long Thành được thể hiện qua bảng sau:

Biểu 2.9: Tổng hợp tình hình các khoản phải thu khách hàng năm 2009 -2012

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Phải thu khách hàng đầu kỳ 804 708 4 236 370 2 433 595 1 158 356 Phải thu khách hàng tăng trong kỳ 6 150 681 5 136 848 2 351 372 4 379 478 Tổng số phải thu khách hàng trong kỳ 6 955 389 9 373 218 4 784 967 5 537 834 Phải thu khách hàng giảm trong kỳ 2 719 019 6 966 623 3 626 611 4 599 032 Phải thu khách hàng cuối kỳ 4 236 370 2 433 595 1 158 356 938 802

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần cơ điện Long Thành năm 2009 -2012)

Kết quả điều tra trắc nghiệm: “Các khoản phải thu khách hàng trong năm ở mức cao, khó thu hồi công nợ, theo ông (bà) nguyên nhân chủ yếu là do đâu?”

90% chọn: Do công ty chính sách bán chịu của công ty thực hiện không hiệu quả 100% chọn: Công ty không tiến hành trích dự phòng phải thu khó đòi

100% chọn: Do kinh tế khó khăn, khách hàng không thể trả nợ

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém trong quản lý các khoản phải thu. Thực tế các hợp đồng mua bán có quy định thời hạn thanh toán nhưng chế tài phạt thanh toán thì không có, hoặc có nhưng thực tế không thi hành được, theo như ông Nguyễn Văn Phương – giám đốc công ty giải thích, lý do của hiện tượng này là “để giữ chân khách hàng”. Quả thực với một doanh nghiệp nhỏ, thị trường bán không phải là lớn, việc giữ mối quan hệ tốt với khách hàng là vô cùng cần thiết, công ty sẽ sẵn sàng đánh đổi chi phí do chậm thanh toán hơn là đánh mất mối quan hệ. Mặt khác, xét trong tình hình kinh tế hiện tại, khó khăn bao trùm khắp các doanh nghiệp, dòng tiền luân chuyển kém, khách hàng của Long Thành cũng đang bị đọng vốn tại các doanh nghiệp khác thì thật khó có thể xoay sở trả tiền cho Long Thành.

Qua sổ sách kế toán, công ty cổ phần cơ điện Long Thành có tiến hành phân loại các khoản nợ theo từng nhóm nhưng mỗi nhóm lại không có cách thức thu hồi nợ cụ thể, không có tài khoản kế toán nào phản ánh việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, điều này đã gây chậm trễ luồng thông tin, giảm hiệu quả quản lý. Tóm lại, vốn của công ty cổ phần cơ điện Long Thành bị các đơn vị khác chiếm dụng quá nhiều, gây ảnh hưởng đến luồng vốn lưu động, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần cơ điện Long Thành (Trang 35)