Thúc đẩy công tác thu hồi công nợ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Việt Nga (Trang 53 - 54)

- Nâng cao lợi nhuận của CT

5. Hệ số sinh lờ

3.2.2.5. Thúc đẩy công tác thu hồi công nợ

Nhìn vào bảng phân tích của công ty các năm qua chúng ta thấy việc thu hồi công nợ của công ty chiếm tỷ trọng lớn, chỉ đứng sau hàng tồn kho, các khoản phải thu nhất là khoản phải thu của khách hàng. Các khoản phải thu khách hàng của công ty hiện nay là lớn, doanh thu bán chịu nhiều. Việc công ty bán chịu sẽ làm cho vốn bị chiếm dụng, gây thiếu vốn giả tạo, tác động xấu đến các hoạt động sản xuất của công ty. Ngoài ra các khoản phải thu quá lớn làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của mình. Muốn vậy công ty cần thực hiện các biện pháp như:

- Tăng cường công tác thẩm định, tăng khả năng trả nợ của khách hàng trước khi tiến hành bán chịu cho họ. Vì vậy công tác marketing là rất quan trọng. Công ty phải đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua kết quả kinh doanh, dựán đầu tư... - Các hợp đồng mà công ty ký kết với khách hàng phải ghi rõ ràng, ghi rõ thời gian,

phương thức thanh toán. Trong trường hợp khách hàng do tình hình làm ăn thua lỗ hoặc bất kỳ trường hợp nào dẫn đến việc trả nợ cho công ty bị kéo dài thì cần phải trả lãi suất cho công ty trong thời gian kể từ khi đáo hạn trả nợ.

- Bên cạnh đó công ty cần phải xem xét kỹ lưỡng tình hình ngân quỹ của khách hàng để có được quyết định về thời hạn thanh toán nợ cho phù hợp, xem xét khách hàng đến khi nào có đủ khả năng trả nợ nhất. Thực ra là việc xem xét chu kỳ kinh doanh của khách hàng, theo dõi dòng tiền vào và dòng tiền ra của khách hàng, xem xét khi nào thì khách hàng cần tiền... Không chỉ có vậy việc công ty cho khách hàng nợ, chịu hay thanh toán chậm thì còn phải thường xuyên theo dõi quản lý khách hàng về số hàng hóa thành phẩm mình đã cho thanh toán chậm, xem khách hàng sử dụng có phù hợp và đúng mục đích không. Từ đó tránh được tình trạng rủi ro về đạo đức.

- Nâng cao chất lượng của sản phẩm hàng hóa thì khoản phải thu của công ty chỉđược thực hiện khi công ty đã bán được hàng. Bất kỳ một công ty nào muốn tồn tại và phát triển đều phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng. Công ty nào sản xuất được nhiều

mặt hàng chất lượng đảm bảo, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì công ty đó làm ăn có lãi cao. Còn nếu như chất lượng sản phẩm kém, hàng hóa của công ty đem gửi bán bị trả lại thỉ công ty sẽ không thu hồi được các khoản phải thu đó. Để tránh tình trạng trên công ty cần phải liên tục đổi mới các máy móc thiết bị sản xuất, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mình là phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nhằm tăng mục tiêu tối đa hóa khả năng sinh lời.

- Giá trả chậm mà công ty áp dụng cho khách hàng phải đảm bảo làđủđể bùđắp cho rủi ro về nhiều mặt (có thể tính đến đó là lạm phát, lãi suất ngân hàng) có thể kéo dài thời gian thanh toán của khách hàng. Như chúng ta biết giá trị một đồng của ngày hôm nay nhỏ hơn giá trị của đồng tiền trong tương lai. Tức là phải đủ để bù đắp rủi ro về lạm phát, vỡ nợ, thay đổi về tỷ giá trên thị trường...và các rủi ro khác. Nói chung trước khi đem bán hàng hóa của mình công ty cần xem xét thực trạng nền kinh tế trước khi đem hàng đi bán chịu. Khi một khách hàng đang mua chịu công ty về hàng hóa mà chưa thanh toán, khách hàng lại đến công ty yêu cầu bán chịu thêm một lô hàng khác thì công ty phải yêu cầu khách hàng phải thanh toán khoản nợ trước, sau đó mới cấp tiếp hàng cho họ. Có như vậy công ty mới đảm bảo được khả năng thu hồi nợ, giảm thời gian tồn đọng vốn, hạn chế được tình trạng trả chậm của khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Việt Nga (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w