Những hạn chế trong hiệu qủa sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Việt Nga (Trang 45 - 46)

- Nâng cao lợi nhuận của CT

5. Hệ số sinh lờ

3.1.2. Những hạn chế trong hiệu qủa sử dụng vốn

Qua phận tích tháng qua các bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty so với tiềm năng hiện có còn ở mức thấp, còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

- Thứ nhất: Với việc đầu tư của mình mức doanh thu tuy qua các năm đang tăng dần nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của công ty. Hệ số doanh lợi sau thuế còn thấp so với các công ty khác. Trong thị trường, mặc dù công ty đã đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại nhưng như vậy còn quá ít, hơn nữa việc sửa chữa bảo hành có lúc còn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng bên cạnh đó còn tồn tại một số cán bộ trì trệ dựa dẫm vào sự quen biết mà thiếu tinh thần trách nhiệm, không là đúng năng lực của mình. Dù chiến lược quảng cáo làm tăng uy tín của công ty trên thị trường nhưng công ty vẫn còn phải đẩy nhanh hơn nữa việc quảng cáo này.

- Thứ hai: Trong phần trên chúng ta đã phân tích, vẫn tồn tại sự chênh lệch khá lớn trong tỷ trọng vốn của công ty giữa TSNH và TSDH, công ty sản xuất sắt thép và cung cấp cho các công trình lớn, đại lý cung cấp lớn, cho nên công ty cần phải có máy móc hiện đại để có được sự cân đối giữa TSDH và TSNH.

- Thứ ba: Khả năng thanh toán tức thời của công ty tương đối thấp, nó chỉ giao động trong mức 10% và ngày càng có xu hướng giảm. Trong khi tỷ suất thanh toán tức thời nằm trong khoảng từ 10 đến 50% thì tình hình thanh toán tương đối khả quan. Vì vậy

ảnh hưởng tới hoạt động của công ty đặc biệt là các chủ nợ nó sẽ gây một ấn tượng không tốt, lượng tiền mặt dùng để thanh toán tức thời là ít trong khi nợ ngắn hạn ngày càng tăng lên.

- Thứ tư: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa thực sự cao với tầm vóc và sự đầu tư của công ty. Vòng quay vốn lưu động đã có cải thiện rõ rệt, còn nhiều biến động và chưa ổn định. Như trong năm 2010 vòng quay vốn lưu động chỉ quay được 1,89 vòng trong một năm. Bước sang năm 2011, 2012 mặc dù tốc độ số vòng quay vốn lưu động của công ty có tăng lên mức dao động lớn, cho thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của các nhân tố bên ngoài vào công ty. Hơn nữa trong cơ cấu nguồn vốn của mình vốn của công ty đa phần là VCSH chứng tỏ công ty đi chiếm dụng vốn thấp.

- Thứ năm: Mặc dù nhà máy có lên kế hoạch về dự trữ sản phẩm, hàng hoá và tiền mặt nhưng kế hoạch chưa được thực hiện như: Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong tài sản lưu động và lượng tiền dùng cho thanh toán tức thời của công ty là thấp. Hơn nữa về công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá của công ty còn thiếu sót, một số hàng gửi bán bị trả lại, chất lượng hàng hoá trong một số công trình thi công bị khách hàng phản hồi chưa tốt

- Thứ sáu: Mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định còn tương đối cao, nhưng cũng như chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động, còn nhiều bất ổn và chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Như trong năm 2010 trung bình một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0,973 đồng lợi nhuận. Bước sang năm 2011, 2012 chỉ tiêu này tăng lên lần lượt là 0,665 và 0,268 nhìn chung là biến động giảm, không ổn định.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Việt Nga (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w