- Nâng cao lợi nhuận của CT
5. Hệ số sinh lờ
2.3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Nga
Chúng ta thấy VLĐ là tài sản rất quan trọng nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản trong 3 năm qua VLĐ luôn chiếm trên 60% tổng tài sản. Việc công ty sử dụng VLĐ có hiệu quả hay không có quyết định tới việc thành bài của công ty. Chúng ta phải nghiên cứu kỹ cơ cấu tài sản lưu động của công ty.
Bảng 2.5: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Việt Nga
(Đơn vị: nghìn đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
trọng % trọng % trọng % A, TÀI SẢN NGẮN HẠN 60,183,548 100 93,309,178 100 33,125,630 72,79 2,524 100 (20,516,654) Tiền và các khoản
tương đương tiền 3,964,256 6.59 4,442,695 4.76 478,439 2,268,945 3.11 (2,173,750) Các khoản phải thu
ngắn hạn 19,562,934 32.51 23,716,915 25.42 4,153,981 18,240,827 25.06 (5,476,088) Hàng tồn kho 35,811,419 59.50 65,123,884 69.79 29,312,465 51,164,361 70.29 (13,959,523) Tài sản ngắn hạn
khác 844,939 1.40 25,684 0.03 (819,255) 1,118,389 1.54 1,092,705
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Việt Nga năm 2010-2012)
Vốn bằng tiền tại quỹ của Công ty trong 3 năm tương đối ổn đinh, ở mức trung bình, mặc dù số tiền này có tăng ở năm 2011 nhưng không đáng kể, năm 2012 thì lại bị sụt giảm khá lớn (mức giảm hơn 2 tỷ đồng). Lượng tiền mặt ít kéo theo chi phí cơ hội thấp. Qua đó nó ảnh hưởng đến tình hình thanh toán tức thời của công ty kém, nếu trong trường hợp cùng một lúc nếu có nhiều chủ nợ đến đòi tiền cùng một lúc thì công ty sẽ khó có khả năng thanh toán cho khách hàng được.
TSNH khác chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số TSNH: khoản này có mức tăng giảm thất thường trong 3 năm qua, giảm đột ngột trong năm 2011 và tăng lại mạnh trong năm 2012. Nhưng vẫn chỉ ở mức thấp một phần do công ty tăng các khoản thế chấp và tạm ứng.
Ngoài ra, ta còn xem xét đến hàng tồn kho của công ty cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu tài sản. Trong hàng tồn kho, nguyên vật liệu, thành phẩm và hàng gửi bán chiếm tỷ trọng lớn. Nguyên nhân hàng tồn kho lớn là do công ty bị cạnh tranh bởi nhiều công ty, chất lượng một số sản phẩm cao. Công ty chưa xây dựng được kế hoạch dự trữ tồn kho trước từ đầu năm… chính vì vậy nó ảnh hưởng đến hệ số này qua vốn chậm, rủi ro tài chính cao. Tuy nhiên việc dự trữ nguyên vật liệu nhiều là do cuối năm phải nhập khẩu khối lượng lớn để phục vụ cho chu kỳ sản xuất tiếp theo, hơn nữa, là công ty sản xuất và tái chế sắt thép thì đúng theo đặc thù, vẫn phải luôn có một lượng hàng nhất định trong kho để đảm bảo quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục, nhất là khi có khách hàng đến mua, tuy ở mức khá cao, nhưng có thể chấp nhận được. Hơn nữa quy mô kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng nên cần phải tăng năng suất
lao động, cần nhiều nguyên vật liệu. Như vậy tồn kho nguyên vật liệu là dự trữ cần thiết cho quá trình sản xuất có thể diễn ra liên tục.
Các khoản phải thu của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao năm 2010 chiếm 32,51% trong tổng TSNH. Thì sang năm 2011 tỷ trọng này giảm xuống còn 25,42% trong tổng số tài sản, tuy giảm về tỷ trọng nhưng về giá trị lại tăng lên ngưỡng 23.716 triệu đồng. Năm 2012 giá trị tiếp tục giảm xuống còn 25,06% về cả mặt giá trị và tỷ trọng vì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn qua các năm nên nó có liên quan chặt chẽ tới chính sách tín dụng, khách hàng của công ty. Lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu là xây dựng thì việc khách hàng chiếm dụng vốn của công ty là điều kiện để khuyến khích bán được hàng. Trong con mắt khách hàng thì công ty có một ấn tượng lớn. Tuy nhiên, việc xuất hiện các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và gay gắt nên các khoản phải thu đã giảm xuống (chiếm 25,06%). Chứng tỏ công ty đã thu nợ được phần nào vốn của mình. Để vừa đạt kết quả cao trong việc thu hút khách hàng vừa thu hồi được công nợ, đòi hỏi công ty phải có chính sách phù hợp để cân đối được hai phía khách hàng và công ty.