Một số biện pháp khác đối với kinh tế Việt Nam nói chung

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty tnhh tấn thành trên thị trường tin học (Trang 72)

II- Chiến lược của doanh nghiệp

4. Một số biện pháp khác đối với kinh tế Việt Nam nói chung

Nguyên nhân khách quan mang tính bao trùm của tình hình là do Việt Nam hiện nay vẫn chưa ra khỏi giai đoạn khởi động của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nhưng chủ yếu vẫn là do nguyên nhân chủ quan bắt nguồn trực tiếp từ những khiếm khuyết trong hoạt động quản lý nhà nước: Môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế chưa đủ sức hấp dẫn, do chưa đủ quyết tâm chuyển mạnh và đồng bộ sang thể chế kinh tế thị trường. Khung pháp lý hiện có chưa đáp ứng kịp nhu cầu hình thành và phát triển của các thị trường thiết yếu, bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa đủ sức kiểm soát và ngăn chặn được các "thị trường ngầm" gây nhiều tiêu cực. Trong việc thiết kế và áp dụng các công cụ điều tiết vĩ mô, nhiều cơ quan nhà nước vẫn thiên về lợi ích cục bộ của chính mình, chưa thực sự coi trọng lợi ích và nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp và nhân dân. Tình trạng phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế vẫn còn khá phổ biến. Những hình thái biến tướng của bao cấp, bảo hộ và độc quyền kinh doanh đang kìm hãm khả năng phát triển của đất nước, nhưng chưa có biện pháp đủ mạnh để khắc phục. Trong một số lĩnh vực, sự độc quyền của Nhà nước bị các tổng công ty lợi dụng để biến thành đặc quyền riêng, biểu hiện ở giá cả của hầu hết sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mang tính độc quyền đều cao hơn giá quốc tế, dẫn đến làm tăng chi

được khuôn khổ pháp lý bảo đảm cho sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Áp lực của hội nhập kinh tế và cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh, nhưng nhiều địa phương và doanh nghiệp vẫn "đủng đỉnh" để trông đợi vào sự đầu tư và bảo hộ của Nhà nước. Nguồn vốn ngân sách đang khan hiếm và tín dụng ưu đãi bị sử dụng dàn trải, thậm chí vẫn bao cấp tràn lan kéo dài cho nhiều doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn không có hiệu quả. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp nhìn chung vẫn can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi lại bỏ qua hoặc thực hiện không tốt những chức năng đích thực của mình. Biểu hiện cụ thể là: quy hoạch vừa kém chất lượng vừa thiếu hiệu lực, chưa xây dựng được hệ thống thể chế mang tính đồng bộ và thống nhất phù hợp với yêu cầu khách quan của cơ chế cạnh tranh thị trường trong điều kiện toàn cầu hóa, quản lý và sử dụng tài chính cũng như tài sản công còn rất lãng phí - nhất là đối với đất đai, đầu tư công cộng và mua sắm bằng tiền ngân sách,...

Những thiếu sót nêu trên cùng với sự yếu kém về kết cấu hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng rất tiêu cực đến khả năng tham dự toàn cầu hóa kinh tế và cạnh tranh quốc tế của Việt Nam.

Để tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa đang ngày càng tác động mạnh mẽ cần phối hợp trí tuệ của nhiều nhà khoa học và quản lý ở nhiều cấp, nhiều ngành. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu một số vấn đề chủ yếu.

Trước hết, cần thống nhất nhận thức ưu thế lớn nhất của nền kinh tế thị trường chính là ở tính cạnh tranh. Nói cách khác, cạnh tranh là linh hồn của

nền kinh tế thị trường. Vì thế, thủ tiêu hay hạn chế cạnh tranh tức là triệt phá sức sống của nó. Muốn có kinh tế thị trường theo nghĩa đích thực phải bảo vệ và duy trì cạnh tranh bằng các thể chế cần thiết, đặc biệt là bằng các quy định pháp luật minh bạch, dễ hiểu, dễ làm.

Hai là, nhanh chóng xác lập những điều kiện tiền đề cho chính sách cạnh tranh. Theo đó cần xác định rõ chủ thể thị trường, vạch rõ ranh giới giữa thị trường và Nhà nước; đồng thời, hình thành được hệ thống thị trường đồng bộ và hoàn thiện.

Ba là, có "công nghệ" xây dựng chính sách cạnh tranh theo chuẩn mực hiện đại, phù hợp với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế. Theo đó, kết hợp hợp lý và có hiệu quả các biện pháp pháp chế, với kinh tế và biện pháp hành chính cần thiết. Về các biện pháp pháp chế, xác định rõ chủ thể thị trường và đưa ra những quy định thật khách quan và chặt chẽ để bảo đảm các chủ thể đó luôn được đối xử bình đẳng - đó là điều kiện quan trọng hàng đầu để duy trì cạnh tranh một cách công bằng; đồng thời phải chú trọng tăng cường hiệu lực của pháp luật đối với trật tự thị trường, thúc đẩy việc thực hiện Luật Phá sản, sớm xây dựng và ban hành Luật Cạnh tranh và chống độc quyền - làm cho luật này của Việt Nam ăn khớp với các quy tắc thống nhất của khu vực và thế giới. Về các biện pháp kinh tế, cần bảo đảm nguyên tắc không mâu thuẫn với các biện pháp pháp chế, trên cơ sở đó xây dựng những nguyên tắc khách quan trong việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế như thuế, giá cả, tín dụng... để thúc đẩy cạnh tranh; đồng thời, tất cả các chính sách khác có liên quan đều phải có tác dụng bảo

sách tài chính, chính sách đầu tư, chính sách thương mại, chính sách việc làm và tiền lương,... Về các biện pháp hành chính, cần chú ý đến mối quan hệ giữa nó với các biện pháp pháp chế và các biện pháp kinh tế; trên cơ sở đó, xác định rõ chức năng và quyền hạn của các cơ quan chuyên trách và các chủ thể khác khi họ trực tiếp dùng quyền lực hành chính để can thiệp, giám sát và quản lý các hành vi thị trường của các doanh nghiệp. Các chức năng và quyền hạn đó đều phải được quy định rõ ràng trong luật hành chính và có những điều khoản tương ứng trong Luật Cạnh tranh.

Bốn là, đẩy mạnh nghiên cứu và thực hiện việc quốc tế hóa chính sách cạnh tranh. Việt Nam sớm có các tổ chức chuyên trách xây dựng luật và chính sách cạnh tranh. Trong quá trình này, cần chú trọng tính quốc tế hóa của luật và chính sách cạnh tranh của Việt Nam (chú trọng các đối tác quan trọng như ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc... và các tổ chức quốc tế lớn như WTO, OECD, UNDP, UNCTAD...); đồng thời, đặc biệt lưu ý đến mối quan hệ giữa chính sách và Luật Cạnh tranh của Việt Nam với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO,...

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty tnhh tấn thành trên thị trường tin học (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)