Đánh giá chung

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty tnhh tấn thành trên thị trường tin học (Trang 55)

1. Thuận lợi

- Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động được hơn 12 năm nên cũng đã có uy tín và có số lượng khách hàng thường xuyên của mình. Vì vậy việc huy động nguồn vốn không gặp khó khăn nhiều. Và bên cạnh đó người quản lý có kinh nghiệm lâu năm sẽ có thể duy trì được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp lâu dài.

- Trong quá trình thời gian phát triển doanh nghiệp là một thể đoàn kết vì vậy nên đã tạo rất nhiều thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.

- Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, vì vậy nên có nhiều cơ hội về đầu tư và kinh doanh. Đây không chỉ là thuận lợi cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa mà là cơ hội, bước ngoặt mới cho cả đất nước. - Thuận lợi nữa là doanh nghiệp chọn địa điểm khá hợp lý, tại khu trung tâm thành phố nên khách hàng không khó khăn trong việc tìm kiếm.

- Kinh doanh, buôn bán và dịch vụ cho khách hàng cẩn thận nên công ty được nhiều khách hàng tin dùng sản phẩm và sử dụng dịch vụ.

- Ngành công nghệ tin học đang là ngành phát triển của Việt Nam, vì vậy với việc công ty thường xuyên cập nhật những công nghệ, sản phẩm mới và hay luôn thu hút được bạn hàng và nhu cầu thử sản phẩm công nghệ mới của khách hàng.

- Doanh nghiệp đặt vị trí ở nơi thuận lợi, dễ dàng cho khách hàng tìm kiếm và mua hàng.

2. Khó khăn và nguyên nhân.

- Cả thế giới đang đứng trước khủng hoảng toàn cầu, vì vậy tất nhiên việc Việt Nam cũng có bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi khi giá xăng dầu, vận chuyện, … tăng lên dẫn đến lạm phát. Vì vậy các doanh nghiệp của Việt Nam và trên thế giới cũng bị xáo động theo, giá cả không được ổn định. Chịu tác động của khó khăn kinh tế, nên sản xuất sút kém. Lạm phát đang làm các công ty không kiểm soát được chi phí, mất thị trường và không đủ vốn để duy trì sản xuất. 20% còn lại là các công ty chịu ít ảnh hưởng và vẫn trụ vững do trước nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và được các lãnh đạo có kinh nghiệm dẫn dắt. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó chống đỡ hơn các công ty khác bởi hạn chế về tiềm lực tài chính, năng lực quản lý, kinh nghiệm thương trường, cũng như ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực.

- Về mặt khách quan: Xuất phát từ những khó khăn chung của nền kinh tế: 9 tháng đầu năm lạm phát và nhập siêu cao, sang tháng 10 giảm phát. Diễn

doanh nghiệp khó khăn, làm ăn thua lỗ diễn ra khá phổ biến. Kinh tế có dấu hiệu suy giảm, sức cầu yếu. Sản xuất lưu thông hàng hoá có biểu hiện trì trệ. Đây là những yếu tố gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại còn chưa rộng rãi, ý thức tuân thủ pháp luật của nhiều khách hàng còn chưa tốt.

- Hiện nay trên thị trường Việt Nam có trôi nổi hàng giả hàng nhái kém chất lượng gây náo loạn thị trường, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Tuy nhiên nhiều người vẫn ham rẻ dùng hàng giả hàng nhái nên cũng gây ít nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh chính đáng.

- Chính sách thuế của nhà nước thay đổi thường xuyên và không ổn định, vì vậy gây khó khăn khi doanh nghiệp phải điều chỉnh nhiều.

- Vẫn còn nhiều thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước lằng nhằng, không đơn giản gọn nhẹ nên đôi lúc làm mất thời gian, việc không lưu thông.

- Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ thông tin về thị trường, ra quyết định theo kinh nghiệm và theo cảm tính là chủ yếu.

- Chưa đẩy mạnh ứng dụng chiến lược marketing tổng thể hoặc marketing đa dạng sản phẩm và đa thương hiệu.

- Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu (xét về tổng thể thì 90% các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ). Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị

trường đã dẫn đến tình trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm sút. Tình trạng các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết, đặc biệt là với các mặt hàng xuất khẩu đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Tiềm lực về tài chính (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) hầu như rất hạn chế, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, đầu tư vào đổi mới các thiết bị, công nghệ kinh doanh.

- Văn hóa doanh nghiệp, văn minh thương mại, hệ thống dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu.

- Việc tạo lập thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn bị xem nhẹ, chưa thực sự coi thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng còn ít.

- Khả năng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, điều đó phần nào làm giảm bớt sức mạnh của cả cộng đồng doanh nghiệp.

- Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chưa thực sự chú trọng việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%).

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty tnhh tấn thành trên thị trường tin học (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)